Nếu nặng và nhiễm trùng kế phát đầu mặt sưng vù lên, đôi khi kéo theo bệnh viêm phổi và viêm ruột kế phát.

Một phần của tài liệu Kĩ thuật chăn nuôi dê (Trang 31 - 34)

điều trị.

- Khi phát hiện ra dê bị bệnh cần cách ly và điều trị kịp thời nhất là đối với dê con. Tổng vệ sinh sát trùng chuồng trại bằng Formol 5%, Virkon,

Longlyte, Prophyl hoặc vôi bột…

- Vì bệnh do vi rút gây ra, nên kháng sinh không có hiệu lực.

- Nhưng các loại kháng sinh để điều trị các trường hợp bị nhiễm khuẩn thứ phát xuất hiện: Ampiciline với liều 30 mg/kg P, kết hợp với Kanamycin với liều 20 mg/kg P.

- Một số dung dịch sát trùng được dùng điều trị các vết loét môi, mồm …

của những con mắc bệnh như:

+ Cậy bỏ lớp vỏ ngoài, có thể dùng chanh, khế chua chà sát cho bong vẩy. Sau đó dùng dung dịch thuốc để điều trị. Dung dịch thuốc gồm:

Cồn Iod: 50 ml; Tetracycline: 20 gr ; Mật ong: 1 lít.

Hòa đều, bôi liên tục vào vết loét 2 – 3 lần/ngày cho đến khi khỏi hẳn.

Bệnh tụ huyết trùng dê.

1. Đặc điểm chung.

- Do vi khuẩn gây ra (vi khuẩn Pasteurella multocida).

- Vi khuẩn gây bệnh thường sống tiềm sinh ở phần trên đường hô hấp của dê khỏe. Bệnh này sẽ phát ra khi sức đề kháng của cơ thể giảm. - Bệnh xảy ra sau khi nhiễm vi rút hoặc độc tố vi khuẩn và các nhân tố kích thích (stress) như:

- Điều kiện môi trường ngột ngạt. - Nhốt gia súc chật chội.

- Thay đổi thức ăn đột ngột.

- Vận chuyển, sức đề kháng giảm. - Có thể lây lan khắp đàn.

2. Triệu chứng:

Một phần của tài liệu Kĩ thuật chăn nuôi dê (Trang 31 - 34)