- Chọn đài trạm Chọn cấu hình BS.
b. Mô hinh IMT
4.2.3 Thị trường 3G các nước trong khu vực a.Trung Quốc
a.Trung Quốc
Trung Quốc, quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai cùng lúc 3 chuẩn công nghệ 3G, với 3 nhà khai thác là China Mobile (chuẩn TD-SCDMA, đã triển khai tại 284 thành phố ở Trung Quốc), China Telecom (chuẩn EV-DO, triển khai trên toàn quốc) và China Unicom (chuẩn WCDMA, triển khai tại 238 thành phố).
“Nếu như trong năm 2008 đầu tiên triển khai 3G, Trung Quốc mới có 28 triệu thuê bao so với tổng số 591 triệu thuê bao GSM, thì đến năm 2013, dự báo tỷ lệ này tương ứng sẽ là 279 triệu thuê bao và 783 triệu thuê bao. Tức là trong 5 năm tới, 3G tại Trung Quốc sẽ đạt tốc độ tăng trưởng tới… 901%”, ông Jing Wang, Phó chủ tịch điều hành Qualcomm tại thị trường Châu Á – Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Phi cho biết.
Giới thiệu về TD-SCDMA ở Trung Quốc
TD-SCDMA là chuẩn 3G của Trung Quốc. Mục đích ra đời của nó là để người Trung Quốc không chịu phụ thuộc vào các chuẩn của phương Tây như WCDMA hay CDMA2000, mà vốn dĩ tiền mua bản quyền là rất lớn. Có vẻ đấy là lý do vì sao họ lại đi tìm một giải pháp, và đó chính là công nghệ TD- SCDMA. TD-SCDMA sử dụng TDMA/TDD cùng với adaptive CDMA.
China Mobile nhà khai thác di động lớn nhất lớn nhất thế giới với khoảng 493,1 triệu thuê bao vào thời điểm cuối tháng 6/2009 đã phát triển mạng di động 3G của họ theo công nghệ TD-SCDMA – đây là một trong ba công nghệ thông tin di động 3G trên thế giới do Trung Quốc phát triển.
Trung Quốc đã cấp 3 giấy phép 3G cho 3 nhà khai thác viễn thông bao gồm China Mobile, China Telecom và China Unicom vào tháng 1 năm 2009. Tuy nhiên, ba nhà khai thác viễn thông này đều sử dụng 3 chuẩn công nghệ khác nhau, theo đó China Mobile sử dụng chuẩn công nghệ TD-SCDMA do Trung Quốc phát triển, China Telecom sử dụng chuẩn công nghệ CDMA2000 do Mỹ phát triển còn China Unicom sử dụng chuẩn công nghệ WCDMA của Châu Âu.
Bộ công nghiệp và công nghệ thông tin Trung Quốc cũng cho biết, Trung Quốc sẽ đầu tư 400 tỷ nhân dân tệ (tương đương 59 tỷ đô la) trong 3 năm tới.
Dịch vụ 3G của China Mobile được hy vọng mang công nghệ TD- SCDMA phục vụ cho 70% dân cư và phủ sóng 200 thành phố của Trung Quốc TD-SCDMA Công nghệ đa truy nhập phân chia mã đồng bộ - phân kênh thời gian (TD-SCDMA) không giống như các hệ thống tổ ong khác, nó sử dụng chỉ một kênh duy nhất cho cả nghe và nói. Việc chuyển mạch phân kênh theo thời
gian phải đủ nhanh để cho phép cuộc đàm thoại diễn ra đồng thời và kênh đó không bị lãng phí do thời gian rỗi. Phân chia theo thời gian cũng rất phù hợp cho truy cập dữ liệu đối xứng và được sử dụng rộng rải trong kiến trúc của mạng WiMAX cũng như Wi-Fi.
Chữ S trong TD-SCDMA được viết tắt của Synchronous có nghĩa là đồng bộ. Việc tạo ra đồng bộ giữa các tín hiệu đường lên làm giảm được can nhiễu giữa các người sử dụng trong cùng một khe thời gian do đó làm tăng dung lượng hệ thống. Công nghệ CDMA thực hiện công nghệ trải phổ với một sơ đồ mã hóa, ở đây mỗi máy phát được ấn định một mã, cho phép nhiều người sử dụng được ghép kênh thông qua cùng một kênh vật lý. TD-SCDMA có thể nói là sự kết hợp các thành phần của 3G WCDMA và 4G OFDMA.
Có một số ý kiến cho rằng, TD-SCDMA là một sự nỗ lực của Trung Quốc để không phải mua bản quyền của Qualcomm, trong khi đó một số khác cho rằng TD-SCDMA là sự tiếp cận thiết thực và hiệu quả về chi phí để đáp ứng các yêu cầu thông tin vô tuyến to lớn của Trung Quốc.
Tóm tắt các đặc tính kỹ thuật của công nghệ TD-SCDMA
• Băng tần số sử dụng: 2010 MHz – 2025 MHz ở Trung Quốc (Dùng cho công nghệ mạch vòng thuê bao vô tuyến (WLL): 1900 MHz – 1920 MHz).
• Độ rộng băng tần tối thiểu: 1,6 MHz.
• Tái sử dụng tần số: 1 hoặc 3
• Số khe thời gian: 7
• Dạng điều chế: QPSK hoặc 8-PSK
• Tốc độ dữ liệu thoại: 8 kbit/s
• Tốc độ các dịch vụ chuyển mạch: 12,2 kbit/s, 64 kbit/s, 144 kbit/s, 384 kbit/s, 2048 kbit/s.
• Tốc độ dữ liệu gói: 9,6 kbit/s, 64 kbit/s, 144 kbit/s, 384 kbit/s, 2048 kbit/s
Tại thị trường Nhật Bản, tính đến tháng 4-2009, đất nước mặt trời mọc này đã sở hữu 100 triệu thuê bao 3G CDMA (trong đó 94,8% là thuê bao di động). Tỷ lệ doanh thu từ dịch vụ dữ liệu (data) trên 3G của các nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu Nhật Bản như NTT Docomo, KDDI hay SoftBank cũng rất ấn tượng, chiếm tỷ lệ tương ứng là 44%, 40% và 45%.
Hay như ở Hàn Quốc, số lượng thuê bao 3G cũng đang chiếm tỷ trọng áp đảo, với 25,8 triệu thuê bao CDMA (chiếm 54,3%) và 21,3 triệu thuê bao WCDMA (chiếm 45,2%). Chuẩn băng rộng di động WiBro của riêng Hàn Quốc hiện chỉ là 224 ngàn thuê bao (chiếm 0,5%).
Không chỉ riêng ở thị trường Châu Á – Thái Bình Dương, tốc độ tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ dữ liệu di động trên nền 3G của các nhà khai thác trên toàn cầu như Vodafone (Anh), Telstra (Úc) hay AT&T, Verizon (Mỹ) đều ở mức ấn tượng – trên 30% (từ tháng 1/2008 – 1/2009: Vodafone đạt doanh thu 888 triệu bảng Anh (tăng 34%); Telstra đạt 979 triệu AUD (tăng 37%); Verizone đạt 3,9 tỷ USD (tăng 33%) và AT&T đạt 3,4 tỷ USD (tăng 36%).
3G đang tạo ra một thị trường dịch vụ nội dung đầy tiềm năng. Ngay cả những hãng chuyên về những phát minh công nghệ 3G như Qualcomm cũng không bỏ qua thị trường này với việc tập trung triển khai cung cấp các dịch vụ nội dung như Flo TV tại thị trường Mỹ, giải pháp quản lý hệ thống vận tải đường dài (QES) lớn nhất thế giới hay hợp tác với các công ty sản xuất thiết bị y tế để cùng phát triển các giải pháp chăm sóc sức khỏe di động.(Qualcomm Wireless Health) – một ngành công nghiệp mới dự kiến sẽ đạt quy mô 7 tỷ USD vào năm 2012…
c Malaysia
Trong giai đoạn đầu, các nhà mạng ở Malaysia đã tập trung vào phân khúc người dùng doanh nghiệp và người tiêu dùng chỉ cần truy cập Internet đơn giản.
Ví dụ, Celcom, mạng di động đầu tiên của quốc gia này phát triển các dịch vụ 3G để cung cấp các dịch vụ ổn định hơn cho cả người dùng doanh
nghiệp và người tiêu dùng. 3G không chỉ cho phép nhà mạng thu hút thêm nhiều khách hàng doanh nghiệp hạng cao, mà còn đem đến một sức sống mới cho thương hiệu của hãng.
Sự mở rộng lựa chọn không chỉ tạo ra nhiều doanh thu hơn, mà còn cung cấp sự linh hoạt cho việc phân khúc khách hàng. Ví dụ, trong phân khúc khách hàng tiêu dùng, Celcom có thể cung cấp một dịch vụ gọi là BlackBerry từ Vodaphone Personal, nhắm tới các bà mẹ năng động và người dùng chuyên nghiệp với thiết bị BlackBerry Bold 900 HSPDA.
Ở khía cạnh nội dung, những người dùng trẻ tuổi được xác định là những đối tượng mục tiêu, nhưng bên cạnh đó, phân khúc những bà mẹ hiện đại đã xuất hiện, với nội dung tập trung vào các xu hướng hiện nay, thời trang, gia đình, sức khoẻ và tư vấn.
Kết quả rất ấn tượng, với các con số sau khi phát động 3G cho thấy tăng trưởng doanh thu hỗn hợp hằng năm của dịch vụ dữ liệu là 26%, thừa đủ để bù mức giảm doanh thu hỗn hợp 4% của dịch vụ thoại trong cùng thời gian từ 2005-2008.
Maxis, nhà điều hành mạng di động lớn nhất Malaysia, đã có một chiến lược hướng nhiều đến người tiêu dùng hơn, sử dụng cổng thông tin di động và tỉ lệ số người sử dụng điện thoại 3G cao để định hướng.
Kết hợp điều này với một chiến lược marketing mạnh mẽ hãng đã thu lượm thành công rực rỡ với 40% khách hàng là những người sử dụng Internet di động. Trung bình, mỗi thuê bao của Maxis sử dụng 11MB dữ liệu mỗi tháng thông qua hơn 200 sản phẩm và dịch vụ sẵn sàng để download.
Maxis đã thu lợi từ việc có một cơ sở khách hàng 3G rất lớn và sẽ chiếm 30% tổng số thuê bao vào cuối năm 2009 (tăng từ 19% trong 2008). Hãng sẽ tiếp tục tập trung vào chiến lược phát triển danh mục các thiết bị ứng dụng 3G, phát triển thị trường hiệu quả với các model điện thoại được tối ưu hoá cho các dịch vụ dữ liệu di động…
Với sự giới thiệu gần đây của Maxis về chính sách cước dựa theo thời gian cho việc sử dụng Internet di động, nhiều người tin rằng hãng sẽ đạt mức tăng trưởng hỗn hợp hằng năm 2008-2014 xấp xỉ 20%, một con số đáng kinh
ngạc ở một đất nước mà hơn hai phần ba số hộ có mức thu nhập dưới 15.000 USD/năm
d. Indonesia
Các nhà mạng tại Indonesia đã thực hiện một cuộc tấn công quyết định vào người tiêu dùng với 3G, và những nỗ lực marketing tập trung vào việc nhấn mạnh các cách thức mới mà con người có thể liên lạc thông qua mạng tốc độ cao.
Các quảng cáo trên truyền hình hướng người dùng đến những ưu điểm như: sự tiện lợi, vui vẻ và cái tôi mà người ta thể hiện với các thiết bị 3G. Chẳng hạn họ upload và hiển thị các bức ảnh trên các site mạng xã hội như Facebook.
Với mức thu nhập trung bình 4,5 USD/ngày tại Indonesia, số đông thuê bao sẽ không coi upload bằng di động là một ứng dụng hấp dẫn, nhưng thông điệp về sự dẫn đầu về công nghệ, sự tinh tế và sự sành điệu lại được gióng lên rất rõ ràng.
Ba nhà mạng lớn nhất ở nước này cũng đã ra mắt dịch vụ Internet BlackBerry trả trước (BIS) đầu tiên trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và thiết bị 3G Bold của RIM đã trở thành một trong những smartphone gây sốt nhất tại Indonesia.
Sử dụng dịch vụ dữ liệu của các thuê bao BlackBerry đang tăng nhanh, mặc cho thực tế phần lớn trong số họ là thuê bao trả trước. Sự tăng trưởng được thúc đẩy bởi việc giới thiệu các gói cung cấp sử dụng BIS theo ngày, theo tuần và theo tháng, giá tương ứng 0,5 USD, 5,0 USD và 15 USD.
Các gói này cho phép sử dụng email, tin nhắn nhanh, mạng xã hội, quản lý thiết bị và duyệt web. Các nhà mạng cũng thoải mái kết hợp các dịch vụ BIS, tăng khả năng phân khúc khách hàng hơn nữa trong thị trường hỗn hợp.
Rõ ràng RIM và các nhà điều hành đối tác đã tạo ra một hiện tượng tại thị trường mới nổi về marketing theo gói - theo đó các công ty thay vì bán các sản phẩm đắt, số lượng lớn trước kia nhắm vào những người tiêu dùng tại các thị trường phát triển mà cung cấp các gói nhỏ hơn, điển hình là theo từng phần hay trị giá mỗi ngày, ở những mức giá mà mọi người đều có thể theo được.
Cũng có một sự dịch chuyển trong nhận thức của người dùng về máy BlackBerry, đang được cung cấp chủ yếu cho người tiêu dùng tại Indonesia. Phân khúc thị trường này cũng là mục tiêu ưu tiên của các nhà điều hành mạng tại nước này
4.2.4 Việt Nam
Đông Nam Á và Thái Bình Dương (SEA&P) là thị trường lớn thứ 3 trên thế giới về thiết bị 3G trong 5 năm tới (chiếm 11%), xếp sau khu vực Tây Âu (20%) và thị trường Mỹ/Canada (18%), theo nghiên cứu của tổ chức WCIS+ tháng 7-2009. Trong khu vực SEA&P, Việt Nam là thị trường lớn thứ 2 về quy mô (chiếm 16%) và chỉ xếp sau Indonesia (42%).
“Chúng tôi đánh giá rất cao việc Chính phủ Việt Nam cấp 4 giấy phép triển khai 3G cho các mạng di động Việt Nam. 3G chắc chắn không chỉ đóng góp chung vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, mà còn tạo ra một sân chơi đầy “sáng tạo” cho Việt Nam – quốc gia có tỷ lệ dân số trẻ và rất đông đảo, khát khao sáng tạo”, ông Jing Wang nhận xét. “Chúng tôi đã có mặt tại Việt Nam và với việc tổ chức nhiều khóa đào tạo về nền tảng công nghệ BREW để sáng tạo ra các dịch vụ nội dung cho các chuyên gia công nghệ Việt Nam, chúng tôi khẳng định cam kết mạnh mẽ của mình trong việc hỗ trợ Việt Nam phát triển 3G trong thời gian tới”.