Yêu cầu giáo dục Giúp HS:

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN HĐNG LỚP 9 - 2010 (Trang 40 - 43)

- Kể chuyện về gương chiến đấu của các anh hùng, liệt sĩ.

A. Yêu cầu giáo dục Giúp HS:

Giúp HS:

- Hiểu thêm nhiều bài hát, bài thơ, câu chuyện về Đoàn…; củng cố thêm nhận thức về ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26-3 và lí tưởng của đoàn viên, thanh niên hiện nay.

- Có kĩ năng phân loại bài hát theo chủ điểm về Đoàn.

- Có tình cảm yêu mến, tôn trọng tổ chức Đoàn và người đoàn viên; sống lạc quan, gắn bó, đoàn kết trong tập thể lớp, trường.

B. Nội dung và hình thức hoạt động.1. Nội dung: 1. Nội dung:

- CÁc bài hát về Đoàn.

- Tên các bài hát, tên tác giả bài hát về Đoàn. 2. Hình thức hoạt động.

Thi văn nghệ theo chủ đề mừng ngày thành lập Đoàn 26-3. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động.

1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động. a. Các bài hát mừng ngày 26-3.

b. Xây dựng các câu hỏi, câu đố cho cuộc thi.

- Nghe một đoạn bài hát, nói tên bài, tên tác giả bài hát đó.

- Hãy kể tên những bài hát có chữ “Đoàn” mà bạn biết? Tác giả bài hát đó là ai? - Hát một câu hoặc một bài hát có chữ “Thanh niên”, nói tên bài hát và tác giả bài hát đó.

- Hát liên khúc các bài hát về Đoàn, về thanh niên. 2. Chuẩn bị về tổ chức:

- Thành lập các đội dự thi.

- Các HS còn lại vừa làm khán giả, vừa làm cổ động viên.

- Yêu cầu các tổ tập hợp, sưu tầm thêm các bài hát liên quan tới chủ đề hoạt động. - Xây dựng thêm các câu hỏi, câu đố.

- Phân công người dẫn chương trình. - Cử ban giám khảo.

- Mời GV nhạc làm cố vấn. - Mời đại biểu.

3. Hướng dẫn tiến hành hoạt động . * Hoạt động mở đầu.

- Cả lớp hát bài “Lên đàng”.

- Người dẫn chương trình : tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu ban giám khảo.

- Các đội thi về vị trí của mình và tự giới thiệu. - Người dẫn chương trình đưa ra các câu hỏi, câu đố. - Đội nào có tín hiệu trước sẽ vào cuộc

- Có phần thi dành cho các đội sẽ ra câu hỏi, câu đố. - Có phần thi dành cho khán giả.

- Ban giám khảo cho điểm. * Tổng kết hoạt động:

- Ban giám khảo công bố kết quả. - Trao thưởng cho các đội được giải.

Hoạt động thứ tư.

THẢO LUẬN KẾ HOẠCH CHUẨN BỊHỘI TRẠI 26-3 HỘI TRẠI 26-3

A. Yêu cầu giáo dục.Giúp học sinh: Giúp học sinh:

- Hiểu các nội dung, công việc phải chuẩn bị để tham gia hội trại 26-3 do nhà trường tổ chức.

- Nhiệt tình, sẵn sàng tham gia.

- Có quan điểm riêng của mình và biết bày tỏ những quan điểm đó trong thảo luận, bàn bạc, thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công.

B. Nội dung và hình thức hoạt động.1. Nội dung. 1. Nội dung.

- Các nhiệm vụ chuẩn bị hôi trại của lớp theo yêu cầu của nhà trường. - Các nội dung tham gia hoạt động trại như: thể thao, văn nghệ, trò chơi… - Các kế hoạch chuẩn bị.

2. Hình thức hoạt động.

Thảo luận kế hoạch chuẩn bị Hội trại. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động.

1. Nội dung.

a. Bản thông báo của nhà trường về kế hoạch tổ chức hội trại 26-3, trong đó có những yêu cầu, nội dung tham gia của HS khối lớp 9.

b. Những câu hỏi thảo luận chuẩn bị Hội trại của lớp:

Câu hỏi 1: Là lớp cuối cấp tham gia hội trại, bạn có suy nghĩ gì?

Câu hỏi 2: Chúng ta có thuận lợi, khó khăn gì khi tham gia hội trại của nhà trường năm nay?

Câu hỏi 3: tham gia hội trại năm nay, lớp ta cần chuẩn bị như thế nào? Câu hỏi 4: Hình thức lều trại của lớp ta sẽ như thế nào?

Câu hỏi 5: Cụ thể chúng ta phải chuẩn bị những gì?

Câu hỏi 6: Lớp ta sẽ tham gia loại hình hoạt động nào trong ngày Hội trại của trường?

c. Điều 12, 13, 31 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. 2. Chuẩn bị về tổ chức:

- GVCN thông báo nội dung, kế hoạch hội trại cho cả lớp biết; và giao cho cán bộ lớp, cán bộ đội trong lớp điều hành tập thể lớp xây dựng kế hoạch tham gia.

- Phân công chuẩn bị:

+ Chuẩn bị các câu hỏi thảo luận. + Cử người điều khiển hoạt động + Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. + Thư kí lớp ghi biên bản thảo luận. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động.

* Hoạt động mở đầu.

Người điều khiển đọc to thông báo của nhà trường về kế họach tổ chức Hội trại. Người điều khiển nêu lí do và giới thiệu chương trình hoạt động.

* Hoạt động1: Thảo luận nội dung chuẩn bị Hội trại.

Người điều khiển nêu các nội dung hoạt động của Hội trại như: văn nghệ, thể dục thể thao, thi khéo tay…và nêu câu hỏi “Lớp ta có thể tham gia những nội dung nào?”

- HS thảo luận đưa ra các khả năng của lớp, của cá nhân trong lớp. - Người điều khiển chốt lại và lấy biểu quyết.

- Tổ chức đăng kí tham gia các nội dung theo yêu cầu, hứng thú của HS. - Thống nhất kế họach tập luyện.

* Họat động2:Thảo luận về phân công chuẩn bị và kế hoạch thực hiện.

- Từ kết quả thảo luận trên, người điều khiển từng nhóm công việc cụ thể và nêu câu hỏi “Tổ nhóm hoặc cá nhân nào nhận chuẩn bị công việc này”?

- Các tổ, nhóm, cá nhân tuỳ thuộc vào khả năng, điều kiện của mình có thể xung phong nhận các công việc phù hợp hoặc đề xuất nên giao việc này cho ai hoặc nhóm nào.

- Cuối cùng người điều khiển chốt lại kết quả thảo luận về phân công công việc chuẩn bị và nêu kế hocạh thực hiện, lấy biểu quyết.

* Kết thúc hoạt động:

- Thông qua biên bản thảo luận, lấy biểu quyết. - Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến.

Chủ điểm tháng tư.

HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ.

Các hoạt động chủ điểm:

1.Diễn đàn thanh niên về chủ đề “Hoà bình và hữu nghị” 2.Hội vui học tập.

3.Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước 30-4.

Hoạt động thứ nhất.

DIỄN ĐÀN THANH NIÊN VỀ CHỦ ĐỀ “HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ”A. Yêu cầu giáo dục. A. Yêu cầu giáo dục.

Giúp học sinh:

- Nâng cao hiểu niết về vấn đề hoà bình, ý nghĩa của hoà bình đối với sự phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc. Khắc sâu kiến thức về một số vấn đề mà nhân loại quan tâm như: môi trường, đói nghèo, chiến tranh..

- Có kĩ năng phân tích các sự kiện, các tình hu]ngs có liên quan đến hoà bình; biết bày tỏ quan điểm của mình một cách tự nhiên về một vấn đề toàn cầu nào đó.

- Biết hợp tác trên tinh thần đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau để hướng tới một cuộc sống tích cực, tôn trọng các giá trị dân tộc mình và các dân tộc khác.

B. Nội dung và hình thức hoạt động.1. Nội dung. 1. Nội dung.

- Một số nội dung cơ bản trong Công ước Liên hợp quố về quyền trẻ em.

- Hoà bình và sự cần thiết bảo vệ hoà bình trong bối cảnh hiện nay. Trách nhiệm của HS trong việc góp phần giữ gìn hoà bình.

- Những biện pháp để thực hiện hoà bình trong một quố gia và giữa các dân tộc. - Trách nhiệm của thanh niên HS trong việc thực hiện hoà bình bằng hành động cụ thể, thiết thực.

2. Hình thức hoạt động:

- Diễn đàn: trình bày những suy nghĩ và quan điểm của cá nhân, của nhóm.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN HĐNG LỚP 9 - 2010 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w