Nhiệm vụ của bơm thủy lực

Một phần của tài liệu Ly thuyet de tai (Trang 34)

Đẩy dầu thủy lực vào hệ thống và tạo nên dòng lưu động. Có thể nói bơm đã chuyển cơ năng thành năng lượng áp suất trong lưu chất, sau đó năng lượng áp suất lại chuyển thành cơ năng trên bộ phận tác động.

Các thành phần cơ bản của bơm thủy lực gồm: (hình 3.11)

SVTH: Lê Thanh Tùng - 34 - GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thật

Hình 3.11 – Các thành phần cơ bản của một máy bơm

♦ Một cửa nạp để đưa dầu từ bình chứa hoặc từ nguồn chứa vào bơm.

♦ Một cửa thoát dầu nối với đường ống áp lực.

♦ Buồng bơm để tải dầu từ cửa nạp đến của thoát.

♦ Các cơ cấu khác đảm bảo hoạt động của bơm.

Các dạng bơm thủy lực sử dụng phổ biến

+ Bơm bánh răng: đơn giản, rẻ tiền, bền, hiệu suất cao, thích hợp cho hệ thống có

áp suất dưới 300 bar (3x107N/mm2).

+ Bơm cánh quạt: đơn giản, rẻ tiền, độ tin cậy cao. Loại này dùng tốt với hệ thống có lưu lượng cao nhưng áp suất thấp tại đầu ra.

+ Bơm piston hướng trục: loại bơm này dùng thay đổi lưu lượng dòng ra để điều khiển áp suất trong lưu chất.

+ Bơm piston hướng kính: loại bơm này dùng với hệ thống đòi hỏi áp suất lưu chất cao nhưng lưu lượng nhỏ.

Bơm piston đắt hơn bơm cánh quạt và bơm bánh răng, nhưng tuổi thọ của bơm cao khi hoạt động ở áp suất lớn, sử dụng với nhiều loại chất lỏng khác nhau.

3.4.3.2 Sử dụng công suất của bơm và động cơ máy ép thủy lực

Công của máy ép thủy lực được xác định bởi thời gian tc thực hiện hành trình

công tác, khi sự biến dạng dẻo kim loại được tiến hành. Giả thiết rằng hệ thống dẫn động không có tổn hao năng lượng.

SVTH: Lê Thanh Tùng - 35 - GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thật

Ta đưa vào các ký hiệu sau đây:

P – lực của máy ép tại thời điểm cho trước của hành trình piston; p – áp suất chất lỏng trong cylinder máy ép;

S – hành trình của piston;

Pdn – lực ép danh nghĩa của máy ép; Sc – hành trình công tác.

Nếu như bỏ qua các tổn hao trong hệ thống thủy lực, thì đối với bộ dẫn động của bơm không có bình tích áp, không có bánh đà trên trục dẫn động bơm, ở thời điểm bất kỳ của hành trình công tác ta có đẳng thức:

Np = Nb = Nđc (3.4.1)

trong đó: Np – công suất của máy ép ở hành trình công tác;

Nb – công suất của bơm;

Nđc – công suất của động cơ điện.

Khi máy ép làm việc có những thời điểm mà Np đạt giá trị cực đại. Từ biểu thức

(3.4.1) suy ra là công suất của bơm cũng phải là cực đại. Nghĩa là bơm phải được tính theo công suất cực đại ở máy ép và được xác định bằng lực lớn nhất và tốc độ cho trước của chuyển động cặp bánh răng.

Bởi vì thời gian hành trình công tác trở nên nhỏ nhất khi sử dụng công suất toàn

bộ của bơm, vậy để nhận được tc nhỏ nhất thì bơm phải làm việc với công suất

định mức trong suốt toàn bộ hành trình công tác:

KpQ = Nb (3.4.2)

trong đó: K – hệ số phụ thuộc vào thứ nguyên của Q, p và N; p – áp suất của bơm;

Q – lưu lượng của bơm.

Người ta gọi bơm là bơm lý tưởng nếu như nó đảm bảo được điều kiện (3.4.2) trong suốt quá trình công tác và có hệ số có ích bằng 1.

SVTH: Lê Thanh Tùng - 36 - GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thật

Ở các điều kiện thực tế thì các bơm của máy éo thủy lực không làm việc với công suất không đổi, đặc biệt là ở lúc bắt đầu của hành trình công tác và đối với nhiều quá trình công nghệ không cần có áp suất cao mà chỉ cần có năng suất cao. Đồ thị lực ép đối với sơ đồ đơn giản nhất của máy ép một cylinder dẫn động

không có bình tích áp từ bơm có lưu lượng không đổi được trình bày trên hình 3.12a a) b) c)

Hình 3.12 – Các đồ thị lực ép ( phần được gạch là công suất bơm không sử dụng). a) Đồ thị lực ép của máy ép một cylinder không có bình tích áp.

b) Đồ thị lực ép để dẫn động từ bơm lý tưởng.

c) Đồ thị lực ép khi bơm kiểu piston có trục khuỷu làm việc với 3 mức áp suất và lưu lượng cấp cho máy ép một cylinder.

Phần diện tích được gạch 0ab tỉ lệ với công không được bơm sử dụng và đặc trưng cho việc sử dụng công suất của bơm.

Trị số của tung độ p’ đối với điểm a sẽ tương ứng với áp suất mà bơm không sử dụng ở thời điểm đó và tỉ lệ với phần công suất không sử dụng của bơm, bởi vì: N’ = p’Q; còn Q=const.

SVTH: Lê Thanh Tùng - 37 - GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thật

Ở kết cấu đơn giản nhất thì bộ dẫn động của bơm không có bình tích áp thường được sử dụng một phần nhỏ công suất định mức.

Đồ thị lực để dẫn động từ bơm lý tưởng được trình bày ở hình 3.12b. Ở đây công suất của bơm được sử dụng hết. Mức độ hoàn thiện của các dẫn động thực tế cần được đánh giá bằng cách so sánh với dẫn động từ bơm lý tưởng, làm việc với công suất không đổi.

Trên hình 3.12c trình bày đồ thị lực ép khi bơm kiểu piston có trục khuỷu làm việc với ba mức áp suất và lưu lượng cấp cho máy ép một cylinder:

paQa = pbQb = pcQc = NH

Các điểm a, b, c của đồ thị là các điểm công suất không đổi. pc > pb > pa; Qc < Qb < Qa

Phần công mà bơm không dùng được giảm đi. Thời gian hành trình công tác, công suất của bơm và động cơ có thể giảm so với các thông số này trong trường hợp dẫn động từ bơm lưu lượng không đổi.

Việc đưa sự làm việc của bộ dẫn động tới gần hơn với sự làm việc của bơm lý

tưởng trong thời gian tc thực tế bằng các phương pháp sau: Sử dụng các bơm có

điều chỉnh kiểu bậc thang lưu lượng theo áp suất; sử dụng các bơm có các đặc tính khác nhau; sử dụng một loạt các bơm giống nhau, sử dụng các bơm có thay đổi tự động công suất; sử dụng ở máy ép nhiều cylinder mà chúng làm việc với các áp suất khác nhau và cả bằng các phương pháp kể trên.

Khi không có bình tích áp thì việc đưa sự dẫn động tới gần với sự làm việc của động cơ lý tưởng có thể đạt được bằng các phương pháp kể trên để giảm công suất của bơm. Thường thì thời gian dành cho các công đoạn phụ lại nhiều hơn thời gian của hành trình công tác của máy ép. Bộ dẫn động sẽ bắt buộc phải làm việc không tải trong thời gian dài.

Công suất của động cơ điện khi bơm chạy không tải thường vào khoảng 10÷15% công suất cực đại. Vì vậy ở những chỗ mà các yếu tố công nghệ cho phép, thì hợp lý hơn cả là giảm một phần tốc độ của hành trình công tác. Trong trường hợp này, thời gian toàn bộ của chu trình có thể thay đổi không đáng kể do việc giảm thời gian cho hành trình tiếp cận, hành trình khứ hồi và chuyển chế độ.

SVTH: Lê Thanh Tùng - 38 - GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thật

Các quá trình công nghệ riêng thí dụ như đột sẽ yêu cầu lúc thì tốc độ cao, lúc thì tốc độ thấp của hành trình công tác. Điều này liên quan tới các tính chất công nghệ của vật liệu phôi. Trong trường hợp này có thể có được công suất của bơm và động cơ điện một cách tối ưu hơn bằng cách ngắt một số bơm cùng động cơ.

Khi chọn công suất của động cơ điện cho máy ép thủy lực, người ta thường phân biệt hai chế độ làm việc của nó: Chế độ làm việc lâu dài và chế độ làm việc ngắn – lặp lại.

Theo chế độ làm việc lâu dài người ta thường chọn động cơ điện cho dẫn động kiểu bơm có bình tích áp và người ta thường chọn động cơ điện theo chế độ làm việc ngắn – lặp lại cho dẫn động kiểu bơm không có bình tích áp. Thường thì có thể chọn công suất định mức của động cơ điện bằng một nửa công suất của bơm. Việc giảm tiếp theo công suất của động cơ điện ở dẫn động không có bình tích

áp có thể đảm bảo bằng cách đặt một bánh đà trên trục nối bơm và động cơ điện. Ở dẫn động có bánh đà, việc thay đổi số vòng quay của bánh đà và sự nhả năng

lượng của nó phụ thuộc vào đặc tính cơ học của động cơ điện. Trong trường hợp này biểu thức (3.4.1) sẽ có dạng:

Np = Nb ≥ Nđc

Yếu tố giới hạn ở đây là công suất của bơm – công suất động cơ có thể giảm 2- 3 lần và hơn nữa phụ thuộc vào đặc tính tải P = f(S).

Trong một số trường hợp, việc sử dụng triệt để hơn công suất của động cơ điện và bơm có thể đạt được bằng cách liên kết nhiều máy ép có cùng lực ép vào một máy ép lớn.

3.4.3.3 Tính chọn bơm thủy lực:

Xuất phát từ các thông số như: +Áp suất hoạt động lớn nhất. +Dạng điều khiển.

+Tốc độ hoạt động của bơm. +Dạng chất lỏng sử dụng.

SVTH: Lê Thanh Tùng - 39 - GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thật

+Giá thành. +Bảo dưỡng.

Ở đây ta chọn loại bơm bánh răng vì kích thước nhỏ gọn, giá thành rẻ và áp suất cung cấp lại lớn nhưng lưu lượng nhỏ. Bảo dưỡng lại dễ dàng và điều khiển đơn giản….

Từ bảng 2.2 (trang 31, tài liệu1), ta chọn áp suất bơm p=250 (bar)

Gọi F là tải trọng làm việc: F= 70(tấn) = 70x103

x9.81= 686700(N).

Dc là đường kính của piston(mm).

Từ công thức F = p x A (A là diện tích đáy piston[m2])

0.0274( ) 10 250 686700 2 5 m p F A = × = = ⇒ 0.186( ) 14 . 3 0274 . 0 4 4 m A Dc= = × = ⇒ π Tra bảng 4.1(trg 140-TL 1), ta chọn Dc=200(mm).

Gọi Q là lưu lượng do bơm cung cấp,(lít/s). V là vận tốc dòng chảy,(m/s).

Vì bơm hoạt động với áp suất lớn nên lấy v=0.02 (m/s).

⇒ Q = v x A = 0.000628 4 2 . 0 14 . 3 02 . 0 2 = × × (m3/s) = 0.628(l/s) = 37.68(l/ph)

So sánh với bảng 5.11(trg 216-TL1), ta thấy thỏa mãn về cách chọn.

Như vậy công suất của bơm P(kW), nếu như ta lấy hiệu suất bơm η=0.85

18.47 1000 60 85 . 0 10 250 10 68 . 37 60 5 3 = × × × × × = × × = − η p Q P (kW)

Ta sẽ chọn động cơ điện có công suất 20(kW).

3.4.4 Hệ thống đường ống:

Ống dẫn được dùng trong hệ thủy lực phải được chế tạo chính xác, liền nhau không được hàn nối. Ống có kích cỡ theo tiêu chuẩn phù hợp với một giới hạn áp suất chịu đựng khác nhau và đường kính tiêu chuẩn của ống có thể lên đến

SVTH: Lê Thanh Tùng - 40 - GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thật

100mm. Nhiệm vụ chính của đường ống là nối giữa các bộ phận để dẫn lưu chất trong hệ thống. Các đường ống thường được phân theo chức năng của chúng gồm:

+ Đường ống làm việc: đường ống nạp, đường ống áp lực, hồi tiếp.

+ Đường ống không làm việc: đường ống xả, đường ống tín hiệu.

Hiện nay có 3 loại ống dùng trong thủy lực: ống tube, ống pipe và ống mềm.

♦Ống tube: ống tube được sử dụng trong hệ thống thủy lực yêu cầu các đường

ống dẫn có đường kính không lớn hơn 1 inch(25.4mm) và áp suất không vượt quá 400bar. Ống tube được làm loe ra và được lắp với các khớp nối nén ép có ren. Có 2 loại ống tube:

+ Loại không có ghép mối: được sản xuất bằng cách kéo nguội hoặc dùng các phôi ép nong từ thép lặng mềm.

+ Loại ghép mối: được hàn giáp mí chế tạo từ thép lá được cán nguội, sau đó được tạo thành ống, hàn và kéo.

Loại không ghép mối được chế tạo có kích cỡ lớn hơn loại ống tube hàn điện. Trong thực tế thì ống tube sử dụng thõa đáng hơn, bởi vìchúng rất dễ uốn, yêu cầu ít chi tiết hơn và khớp nối cũng ít hơn.

♦Ống pipe: được làm ren với các khớp nối có ren trong có thể được sử dụng với

đường kính lên đến 32mm và áp suất cỡ 70bar. Trong trường hợp hệ thống thủy lực đường kính có áp suất vượt quá 70 bar và đường kính lớn hơn 32mm thì ống sẽ sử dụng mặt bích, hàn lại và các khớp nối cũng liên kết bằng hàn. Kích cỡ của ống định rõ bằng đường kính danh nghĩa bên trong, đường ren ống pipe là đồng nhất ở tất cả các kích cỡ, không kể đến độ dày thành ống.

Ống pipe được sử dụng trong các hệ thống thủy lực có kích thước lớn, ở những nơi cần lưu lượng dòng chảy lớn, và đặt biệt thích hợp cho những đường ống thẳng, cố định và dài. Ống pipe được làm ren côn trên đường kính ngoài để lắp vào lỗ côn hoặc khớp nối. Tuy nhiên, nó không thể uốn được , thay vào đó khớp nới sẽ được sử dụng tai mọi vị trí cần liên kết. Chính điều này đã làm cho tăng giá thành hệ thống và tạo điều kiện cho sự rò rỉ.

♦Ống mềm: các loại ống mềm được sử dụng ở những nơi đường ống thủy lực

được nối với những thiết bị di chuyển với nhau. Ống mềm được chế tạo thành 3 lớp. Vật liệu lớp trong cùng bằng cao su tổng hợp, chất liệu cao su được xác định bằng loại dầu thủy lực sử dụng trong hệ thống. Các lớp ở giữa là các lớp tăng SVTH: Lê Thanh Tùng - 41 - GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thật

cường độ bền cho ống, có thể bằng sợi vải hoặc cao su đối với những ống chịu áp suất thấp, hoặc loại dây bện lưới tay thế cho sợi vải đối với những ống chịu áp suất cao hơn. Ống mềm được sử dụng rất phổ biến bởi vì nó làm đơn giản hóa hệ thống ống dẫn trong hệ thống thủy lực. Khi thiết đặt một cách đúng đắn, sẽ tạo điều kiện cho giảm bớt sự va đập, các ống mềm được thiết đặt tự do, tránh sự uốn cong của các khớp nối giữa các đầu liên kết.

Tính chọn kích thước ống làm việc

Áp suất hệ thống thủy lực sẽ xác định độ dày thành ống của các loại ống khác

nhau. Áp suất, đường kính và độ dày của thành ống được trình bày trong bảng I , [Trang 157 – Tài liệu 3].

3.4.5 Hệ thống làm mát:

Nếu nhiệt độ tăng cao, khả năng bôi trơn sẽ giảm, đồng thời khả năng ôxy hóa dầu cũng tăng, dẫn đến sự ăn mòn các bộ phận và hình thành các cặn lắng trong hệ thống.

Các dầu thủy lực hiện nay có thể vận hành ở 820C, trong khi vài năm trước đây

nhiệt độ giới hạn chỉ tới 490C vì vậy cần phải duy trì nhiệt độ dầu ở mức qui định.

Chúng ta đều biết rằng thiết kế hình dạng và kích thước bình chứa dầu thuận tiện việc làm mát không phải lúc nào cũng áp dụng được trong thực tế vì những ràng buộc không gian lắp đặt, nên phải tiến hành biện pháp làm mát dầu khác. Phân loại hệ thống làm mát: có 2 loại hệ thống lám mát

♦Hệ thống làm mát bằng không khí: hệ thống này chính là những cánh tản nhiệt

gắn theo chiều dài của đường ống để tạo ra sự truyền tốt nhất. Nhiệt của dầu trong các ống dẫn sẽ truyền ra không khí nhanh hơn nhờ những cánh tản nhiệt này. Bộ tản nhiệt có thể còn được gắn phía dưới đáy bình chứa.

♦Hệ thống làm mát bằng nước (hình 3.13): hệ thống này thường có khả năng làm

mát cao hơn bộ làm mát bằng không khí. Trong thiết bị này, dầu sẽ đi qua đường ống xung quanh có nước tuần hoàn. Nhiệt trong dầu sẽ truyền qua nước nên nhiệt độ sẽ giảm nhanh chóng.

SVTH: Lê Thanh Tùng - 42 - GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thật

Hình 3.13 – Kết cấu của bộ làm mát bằng nước.

Một phần của tài liệu Ly thuyet de tai (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w