- GV: SGK,SGV Hình gợi ý cách vẽ
4. Nhận xét đánh giá
TÀI NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN
I. Mục tiêu
- HS hiểu đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
- HS biết cách vẽ tranh về ngày tết, lễ hội và mùa xuân - Hs vẽ được tranh về ngày tết, lễ hội và mùa xuân II. Chuẩn bị.
- GV : SGK,SGV
-1 số tranh ảnh về ngày tết, lễ hội và mùa xuân - HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành III. các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra bài vẽ của Hs Gv nhận xét ghi điểm
2. Bài mới
Gíơi thiệu bài :Mùa xuân , ngày tết và các ngày vui trong năm , có ấn tượng sâu sắc đối với mỗi người . Hôm nay chúng ta sẽ học cách vẽ bức tranh về đề tài đó
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Tìm , chọn nội dung đề tài
GV : giới thiệu một số tranh ảnh về lễ hội và mùa xuân.
+ Không khí của ngày tết, lễ hội và mùa xuân?
+Những hoạt động trong ngày tết, lễ hội và mùa xuân?
+ Những hình ảnh màu sắc trong ngày tết, lễ hội và mùa xuân?
+Con hãy kể tên một số lễ hội mà con biết ? GV: gợi ý cho HS nhận xét được những hình ảnh về ngày tết, mùa xuân và những dịp lễ hội ở quê hương
- Cho Hs quan sát xem tranh ảnh về lễ hội để các em nhớ lại hình ảnh, màu sắc và không gian cụ thể.
Hoạt động 2: cách vẽ tranh
GV hướng dẫn hs cách vẽ như sau:
+ Cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK và gợi ý cho HS cách vẽ theo các bước: + Sắp xếp và vẽ các hình ảnh vẽ rõ nội dung
+Vẽ hình ảnh chính trước hình ảnh phụ sau .
Hs quan sát
+ Con người ăn mặc đẹp hơn , sặc sỡ hơn ,không khí nhộn nhịp , cảch vật tươi sắc và có nhiều cờ hoa
+ Cúng tổ tiên , giao thùa, đi lễ chùa... + Tiết trời ấm áp cây cối đâm chồi nẩy lộc ,muôn hoa khoe sắc
+ Lễ hội trọi trâu , lễ hội troi gà ... Hs nhận xét
+ Hs quan sát
+ Điều chỉnh hình vẽ và vẽ thêm các chi tiết cho tranh sinh động.
+ Vẽ màu theo ý thích.
+ Màu sắc cần có độ đậm nhạt thích hợp với tranh và đẹp mắt.
Hoạt động 3: thực hành
GV yêu cầu hs làm bài trên giấy vẽ hoặc bài thực hành
GV : đến từng bàn quan sát hs vẽ
Hoạt động 4: nhận xét đánh giá
GV nhận xét chung tiết học
Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài
Nhắc hs về nhà quân sát các đồ vật và hoa quả.
HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ
Bài 20: VẼ THEO MẪU
MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU I. Mục tiêu
- Hs hiểu được hình dáng, đặc điểm của mẫu - HS biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu
- Hs vẽ được hai hình mẫu bằng bút chì hoặc màu II. Chuẩn bị.
- GV : SGK,SGV
- chuẩn bị một vài mẫu vẽ như bình, lọ, quả…có hình dáng khác nhau. - HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung
Hs quan sát Hoạt động 1: quan sát , nhận xét
GV : giới thiệu mẫu cùng học sinh chọn mẫu vẽ
+ GV yêu cầu h\s chọn bày mẫu theo nhómvà nhận xét về vị trí,hình dáng tỉ lệ đậm nhạt của mẫu
+ gợi ý h\s cách bày mẫu sao cho đẹp + So sánh tỉ lệ giữa các vật mẫu, hình dáng màu sắc, đặc điểm của vật mẫu.
Hs quan sát
Hoạt động 2: cách vẽ tranh
GV giới thiệu hình hướng dẫn hs cách vẽ như sau:
+ Cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK và gợi ý cho HS cách vẽ theo các bước: + vẽ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu
HS lắng nghe và thực hiện
H\s thực hiện vẽ theo hướng dẫn +tìm tỉ lệ từng bộ phận và phác hình bằng
nét thẳng
+ nhìn mẫu , vẽ nét chi tiết cho đúng + Vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen. + phác mảng đậm ,đậm vừa , nhạt
+dùng các nét gạch thưa, dày bằng bút chì để miêu tả độ đậm nhạt.
Hoạt động 3: thực hành
GV bày một mẫu chung cho cả lớp vẽ Hs thực hiện
Vẽ theo nhóm Hs thực hiện theo nhóm GV yêu cầu hs quan sát mẫu trược khi vẽ
và vẽ đúng vị trí , hướng nhìn của các em Gv quan sát lớp, đến từng bàn để góp ý, hướng dẫn cho Hs còn lúng túng để các em hoàn thành bài vẽ.
Hoạt động 4: nhận xét đánh giá GV nhận xét chung tiết học
Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài
Nhắc hs sưu tầm một số bài nặn của học sinh lớp trước( nếu có)
- Chuẩn bị đất nặn cho bài học sau.
Bài 21: TẬP NẶN TẠO DÁNG ĐỀ TÀI TỰ CHỌN I. Mục tiêu
- Hs biết cách nặn các hình khối.
- HS nặn được hình người, con vật, đồ vật…..và tạo dáng theo ý thích. II. Chuẩn bị.
- GV : SGK,SGV
- chuẩn bị một một số tượng, đồ gốm, đồ mĩ nghệ - HS :SGK, vở ghi, đất nặn
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp
với nội dung Hs quan sát
Hoạt động 1: quan sát , nhận xét
GV : yêu cầu Hs quan sát một số dáng người qua các bức tượng
+ GV yêu cầu nêu các bộ phận cơ thể con người( đầu, thân, chân, tay….)
+ gợi ý h\s cách nêu hình dạng của từng bộ phận
+nêu một số dáng hoạt động của con người
Hs quan sát và nêu nhận xét
Hoạt động 2: cách nặn
GV giới thiệu hướng dẫn hs cách nặn như sau:
+ Cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK và gợi ý cho HS cách nặn theo các bước: + Nặn các bộ phận chính trước, nặn các chi tiết sau
Hoat động 3: Thực hành
HS lắng nghe và thực hiện
H\s thực hiện nặn theo hướng dẫn +Hs có thể chọn hình định nặn(người, con
vật, cây, quả…)
Nặn theo cá nhân hoặc theo nhóm.
Gợi ý, bổ xung cho từng học sinh, về cách nặn và tạo dáng
Có thể cho HS vẽ hoặc xé dán nếu không
có đIều kiện nặn Hs thực hiện
+Năn theo nhóm Hs thực hiện theo nhóm GV yêu cầu hs tìm dáng người và cách nặn
khác nhau để cho bài phong phú và đa dạng Hoạt động 4: nhận xét đánh giá
Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài và có bài đẹp Nhắc hs sưu tầm kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và một số kiểu chữ khác ở sách, báo.
Bài 22: VẼ TRANG TRÍ
TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM I. Mục tiêu
- HS nhận biết được đặc điểm kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
- HS xác định được vị trí của nét thanh, nét đậm và nắm được cách kẻ chữ. II. Chuẩn bị.
- GV : SGK,SGV- Hình gợi ý cách vẽ - Hình gợi ý cách vẽ
- bảng mẫu kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm. - HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung
Hs quan sát, lắng nghe Hoạt động 1: quan sát nhận xét
+ Sự giống nhau và khác nhau giữa các kiểu chữ.
+ Đặc điểm riêng củ từng kiểu chữ. + Dòng chữ nào là kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm?
GV: Kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm là kiểu chữ mà trong cùng một con chữ có nét thanh và nét đậm( nét to và nét nhỏ)
Hs quan sát
Hình 1:(kiểu chữ không chân) THĂNG LONG
Hình2: (kiểu chữ có chân) THĂNG LONG
Hoạt động 2: tìm hiểu cách kẻ chữ
- Muốn xác định đúng vị trí của nét thanh nét đậm cần dựa vào cách đưa nét bút khi kẻ chữ:
+Những nét đưa lên nét ngang là nét thanh. +Nét kéo xuống( nét nhấn mạnh) là nét đậm.
+ GV kẻ mẫu lên bảng cho học sinh quan sát từ Quang Trung
- Yêu cầu HS tìm khuôn khổ chữ xác định vị trí nét thanh nét đậm
HS quan sát lắng nghe
QUANG TRUNG
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV không nên kẻ to, bé quá so với khổ giấy Hoạt động 3: Thực hành
+ Tập kẻ các chữ A,B,M,N H/s thực hiện + Vẽ màu vào các con chữ và nền
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá GV nhận xét chung tiết học
phát biểu ý kiến XD bài và có bài đẹp. Nhắc một số em chưa hoàn thành về nhà thực hiện tiếp
+ Quan sát và sưu tầm tranh ảnh về những nội dung em yêu thích.
ĐỀ TÀI TỰ CHỌN I. Mục tiêu
- Hs hiểu ra sự phong phú của đề tài tự chọn -HS biết cách tìm chọn chủ đề
- Vẽ được tranh theo chủ đề đã chọn.
- Hs khá giỏi sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp, rõ đề tài II. Chuẩn bị.
- GV : SGK,SGV
-1 số tranh ảnh về những đề tài khác nhau - HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh có nội dung về vẻ đẹp của phong cảnh, con người những đồ vật quen thuộc…để lôi cuốn HS vào nội dung bài học.
- GV giới thiệu 1 vài bức tranh , ảnh đã chuẩn bị
Hs quan sát
Hoạt động 1: Tìm , chọn nội dung đề tài GV : giới thiệu một số tranh ảnh về các đề tài khác nhau và đặt câu hỏi cho HS trả lời + Các bức tranh đó vẽ về đề tài gì?
+Trong tranh có những hình ảnh nào?
Hs quan sát
- Vui chơi trong ngày hè, Nhà trường GV: gợi ý cho HS nhận xét được những
hình ảnh về đề tài Vui chơi trong ngày hè có thể vẽ hoạt động nhảy dây, đá cầu, thả diều…
- GV kết luận: đề tài tự chọn rất phong phú, cần suy nghĩ, tìm những nội dung yêu thích và phù hợp để vẽ tranh.
Hoạt động 2: cách vẽ tranh
GV hướng dẫn hs cách vẽ như sau:
+ Cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK và gợi ý cho HS cách vẽ theo các bước: + Sắp xếp và vẽ các hình ảnh vẽ rõ nội dung
HS lắng nghe và thực hiện
+Vẽ hình ảnh chính trước hình ảnh phụ sau .
+ Điều chỉnh hình vẽ và vẽ thêm các chi tiết cho tranh sinh động.
+ Màu sắc cần có độ đậm nhạt thích hợp với tranh và đẹp mắt.
Hoạt động 3: thực hành
GV yêu cầu hs làm bài trên giấy vẽ hoặc bài thực hành
Hs thực hiện GV : đến từng bàn quan sát hs vẽ động viên
khen ngợi những em vẽ nhanh, vẽ đẹp ,..để tạo không khí thi đua học tập trong lớp.
HS vẽ bài
Hoạt động 4: nhận xét đánh giá
Chọn một số bài và gợi ý cách nhận xét, đánh giá: cách chọ nội dung đề tài, cách thể hiện..
GV nhận xét chung tiết học
Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài
Nhắc hs về nhà quan sát ấm tích, cái bát,…
MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU I. Mục tiêu
- Hs hiểu được hình dáng, tỉ lệ, đặc điểm của mẫu - HS biết cách vẽ mẫu.có hai ba vật mẫu
- Hs vẽ được hai vật mẫu II. Chuẩn bị.
- GV : SGK,SGV
- chuẩn bị một vài mẫu vẽ như ấm tích, ấm pha trà, cái bát, cái chén….có hình dáng khác nhau.
- HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp
với nội dung Hs quan sát
Hoạt động 1: quan sát , nhận xét
GV : giới thiệu mẫu cùng học sinh chọn mẫu vẽ
+ GV yêu cầu h\s chọn bày mẫu theo nhómvà nhận xét về vị trí,hình dáng tỉ lệ đậm nhạt của mẫu
+ gợi ý h\s cách bày mẫu sao cho đẹp + So sánh tỉ lệ giữa các vật mẫu, hình dáng màu sắc, đặc điểm của vật mẫu.
Hs quan sát
Hoạt động 2: cách vẽ tranh
GV giới thiệu hình hướng dẫn hs cách vẽ như sau:
+ Cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK và gợi ý cho HS cách vẽ theo các bước: + vẽ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu
HS lắng nghe và thực hiện
H\s thực hiện vẽ theo hướng dẫn +tìm tỉ lệ từng bộ phận và phác hình bằng
nét thẳng
+ nhìn mẫu , vẽ nét chi tiết cho đúng + Vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen. + phác mảng đậm ,đậm vừa , nhạt
+dùng các nét gạch thưa, dày bằng bút chì để miêu tả độ đậm nhạt.
Hoạt động 3: thực hành
GV bày một mẫu chung cho cả lớp vẽ Hs thực hiện
Vẽ theo nhóm Hs thực hiện theo nhóm GV yêu cầu hs quan sát mẫu trược khi vẽ
và vẽ đúng vị trí , hướng nhìn của các em Gv quan sát lớp, đến từng bàn để góp ý, hướng dẫn cho Hs còn lúng túng để các em hoàn thành bài vẽ.
Hoạt động 4: nhận xét đánh giá
GV nhận xét chung tiết học cùng học sinh lựa chọn một số bài và gợi ý cho HS nhận xét : bố cục, cách vẽ hình, vẽ đậm nhạt,… Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài
Nhắc hs sưu tầm tranh ảnh, những câu chuyện, bài hát về Bác Hồ để chuẩn bị cho bài học tiếp theo.
Bài 25: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC I. Mục tiêu
- HS hiểu được bức tranh qua bố cục, màu sắc
- HS biết được một số thông tin sơ lược về hoạ sĩ Nguyễn Thụ II. Chuẩn bị.
- GV : SGK,SGV
- Sưu tầm tranh Bác Hồ đi công tác, một số tác phẩm khác của các hoạ sĩ - HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp
với nội dung Hs quan sát, lắng nghe
Hoạt động 1: giới thiệu vài nét về hoạ sĩ GV : Hoạ sĩ Nguyễn Thụ quê ở xã đắc sở huyện hoài đức tỉnh hà tây. ông là hiệu trưởng trường đại học mĩ thuật hà nội từ 1985- 1992. ông được phong phó giáo sư năm 1984 và danh hiệu nhà giáo nhân dân năm 1988
+hoạ sĩ Nguyễn Thụ trưởng thành trong kháng chiến ông vè trnh bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng thành công nhất là tranh lụa
+ đề tàI yêu thích nhất là phong cảnh và sinh hoạt của nhân dân ở miền núi phía bắc…
+ ông có nhiều tranh được giảI thưởng trong nước và quốc tế : dân quân , làng ven
núi. Bác Hồ đi công tác, mùa đông….
+ với đóng góp to lớn cho nền mĩ thuạt năm 2001 ông được tặng thưởng giải thưởng nhà nước về văn học – nghệ thuật
Hs nghe
Hoạt động 2: xem tranh Bác Hồ đi công tác GV đặt câu hỏi:
+ hình ảnh chính của bức tranh là gì? + dáng vẻ trong từng nhân vật trong tranh như thế nào?
+ hình dáng của hai con ngựa như thế nào?
HS lắng nghe và thực hiện - hình ảnh Bác Hồ , anh cảnh vệ
- Bác Hồ dáng ung dung thư thái trên lưng ngựa tay cầm dây cương….anh cảnh vệ người ngả về trước
+ mầu sắc của tranh trầm ấm hay rực rỡ?
GV kết luận : hình ảnh chính của tranh là Bác Hồ và anh cảnh vệ cưỡi ngựa qua suối trên đường đi công tác . Bác ngồi ung dung thư thái trên lưng ngựa với chiếc túi khoác trên vai cho thấy phong cách giản dị của