Đánh giá về chi phí sản xuất kinh doanh, tính giá thành và hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu luận văn một số biện pháp làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy thái bình (Trang 40 - 43)

doanh của nhà máy.

2.1. Đánh giá chung về công tác tính và sử dụng chi phí tại nhà máy.

Công tác tính chi phí của nhà máy còn nhiều bất cập, mặc dù đã được lập kế hoạch cho việc sử dụng các chi phí từ trước nhưng trong quá trình sử dụng chi phí nhà máy không có cơ chế tính toán chi phí cụ thể, phân loại chưa thực sự rõ ràng các loại chi phí. Do đó gây khó khăn rất nhiều cho việc tính toán, tập hợp các chi phí một cách chính xác, nhiều khi các loại chi phí lại ghi nhầm sang đối tượng được sử dụng chi phí. Ban quản lý nhà máy chưa thực sự nhận thức được vai trò to lớn của việc quản lý chi phí sản xuất một cách chính xác để qua đó đánh giá được hiệu quả sử dụng của mình và đem lại kết quả như thế nào ở từng điểm mục chi phí và sản xuất cụ thể để có biện pháp khắc phục thích hợp.

Hầu hết các chi phí phân bổ theo kế hoạch và định mức nên không có sự linh hoạt trong việc sử dụng nguồn tài chính của nhà máy. Cơ chế, môi trường hoạt động trong nhà máy chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ nhân viên phát huy khả năng sáng tạo, phát huy năng lực của mình, họ chưa có nhiều quyền tự quyết cao để chịu trách nhiệm với quyết định của mình, có những công việc nằm trong khả năng giải quyết của họ thì lại phải xin ý kiến cấp trên và chờ quyết định xử lý.

Việc sử dụng chi phí của nhà máy tuy đã đạt được những kết quả tốt nhưng vẫn còn nhiều những biểu hiện bất cập về cơ cấu chi phí, giá trị chi còn ở mức cao so với những kết quả đạt được và nhiều chi phí chưa thực đem lại hiệu quả cao. Các loại chi phí nguyên vật liệu mặc dù được khách hàng cung cấp chủ yếu các loại nguyên vật liệu chính có chi phí cao nhưng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí sản xuất

kinh doanh của nhà máy. Nguyên nhân của vấn đề này là do công tác thu mua chưa được quan tâm cao, sản phẩm sai hỏng còn nhiều và chưa thực sự quan tâm đến phương án tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm. Chi phí sử dụng nhân lực cao, yếu tố nhân lực đã được nhà máy quan tâm coi trọng, các khoản khen thưởng phúc lợi liên tục tăng và dần chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu về chi phí sử dụng lao động nhưng việc bố trí nhân lực, công nhân sản xuất giữa các khâu chưa thực sự hợp lý mà dẫn đến năng suất lao động chưa cao. Phần lớn các thiết bị máy móc được nhập về cũ kỹ lạc hậu nên chi phí bảo dưỡng và sửa chữa cũng rất cao.

2.2. Tính giá thành tại nhà máy.

Giá thành là hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm, lao vụ, đã hoàn thành. Là thước đo mức tiêu hao để bù đắp trong quá trình sản xuất, là một căn cứ để xây dựng phương án giá cả của sản phẩm hàng hoá.

Tính giá thành được dựa trên việc tập hợp các loại chi phí sản xuất của nhà máy. Nhưng nhìn vào bảng 1.8 và 2.9 sẽ thấy có mẫu thuẫn rất lớn. Các chỉ số lợi nhuận thực so với các chỉ số tổng doanh thu và chi phí trong bảng 1.8 thực sự rất thấp. Chắc hẳn sẽ chẳng có một doanh nghiệp nào chấp nhận kinh doanh với những con số lợi nhuận như vậy ! So với những con số tổng chi phí trong bảng 1.8 thì trong bảng 2.9 nhỏ hơn rất nhiều, chỉ bằng khoảng 23 – 25%. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là do đâu? Chính là do cách tính giá thành của nhà máy, mặc dù chi phí nguyên vật liệu chính không phải nhà máy bỏ ra mà do chính khách hàng cung cấp nhưng lại được tính vào trong giá thành của sản phẩm. Nhà máy vẫn tính các loại nguyên vật liệu này vào chi phí như bình thường các doanh nghiệp phải tự bỏ chi phí ra. Đơn giá lại dựa trên những số liệu thu mua vật liệu của chính khách hàng. Đây là điều hết sức phi lý cả trong giá cả và doanh thu cũng vậy, nó thổi phồng các giá trị thực của nhà máy để rồi cũng không được gì cả mà kết quả là làm phức tạp thêm công tác kế toán, quản trị của nhà máy, của các nhân viên,... Có thể có những lý do nào đó mà nhà máy làm như vậy nhưng đây vẫn là một dấu hỏi và do tính bí mật kinh doanh cho lên với khoảng thời gian ngắn thực tập và là sinh viên thực tập cho lên em chưa tìm hiểu sâu được.

2.3. Hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất.

Vì cách tính giá thành như vậy, cho lên kết quả thu nhập không thể áp dụng để tính các chỉ tiêu hiệu quả trong nhà máy. Ở đây em xin chỉ trình bày những chỉ số về lợi nhuận và những chi phí sản xuất thực tế.

Bảng 2.12. Tương quan giữa lợi nhuận và chi phí.

Năm Lợi nhuận ( 1000đ) Chi phí ( 1000đ ) Lợi nhuận/ chi phí ( % ) 2003 55.000 4.566.328 1,2

2004 70.000 5.676.153 1,23 2005 857.748 8.874.464 9,67 2006 980.410 11.271.182 8,7 2007 1.518.675 14.143.160 10,74

Mặc dù không thể đánh giá chính xác được hiệu quả sử dụng chi phí cũng như hiệu quả kinh doanh. Nhưng qua việc so sánh tương quan tỷ lệ giữa lợi nhuận và chi phí có thể cho thấy phần nào hiệu quả sử dụng chi phí của nhà máy.

Năm 2005 là có sự chuyển biến rõ rệt trong tỷ lệ : Lợi nhuận/ chi phí. Đang từ 1,23% vào năm 2004, đến năm 2005, con số đã lên tới 9,67% và đến năm 2007 là 10,74%. Mặc dù không thể khẳng định chính xác được hiệu quả của việc sử dụng chi phí nhưng qua đó có thể cho thấy rõ ràng đây là sự biến chuyển tốt của nhà máy trong việc sử dụng chi phí và con số lợi nhuận cũng nói lên điều ấy. Mặc dù sự tương quan giữa tổng chi phí và lợi nhuận có sự chênh lệch lớn và mức tăng của chi phí trong vài năm gần đây tăng lên khá cao.

Nhìn chung kể từ khi chuyển đổi nhà máy sang hoạt động theo hình thức cổ phần hoá thì đã có được những kết quả đáng ghi nhận xong cũng còn rất nhiều những vấn đề mà nhà máy cần giải quyết trong kế hoạch tác nghiệp ngắn hạn cũng như trong trong việc hoạch định chiến lược lâu dài cho việc sản xuất kinh doanh của nhà máy phát triển lên tầm cao mới.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

SỬ DỤNG CHI PHÍ VÀ KINH DOANH TRONG NHÀ MÁY DA GIẦY THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu luận văn một số biện pháp làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy thái bình (Trang 40 - 43)