Tổng hợp chi phí toàn nhà máy

Một phần của tài liệu luận văn một số biện pháp làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy thái bình (Trang 37 - 40)

1. Thực trạng công tác tập hợp và quản lý chi phí sản xuất của nhà máy

1.2.4.Tổng hợp chi phí toàn nhà máy

Tổng chi phí sản xuất kinh doanh trong nhà máy tăng qua mỗi năm, và tất nhiên là chiều hướng biến thiên của nó cũng giống như chiều hướng chung của các thành

phần chi phí đã xét ở trên, sự đột biến tăng chi phí diễn ra vào năm 2005, đây là sự tăng tổng hợp của các yếu tố chi phí tạo lên. Tốc độ tăng chi phí vào năm 2005 là 56,35%, tương ứng tăng 3.198.311.000đ . Hai năm tiếp theo, tổng chi phí cũng gia tăng tương đối cao: Năm 2006, tăng 2.396.718.000đ, tương ứng tăng 27%; năm 2007 tăng 2.871.978.000đ, tương ứng tăng 25,48%.

Bảng 2.9. Bảng tổng hợp tổng chi phí trong nhà máy.

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng chi phí sản xuất

kinh doanh ( 1000đ ) 4.566.328 5.676.153 8.874.464 11.271.182 14.143.160 Chênh lệch ( 1000đ ) ... 1.109.825 3.198.311 2.396.718 2.871.978 Tốc độ tăng ( %) ... 24,3 56,35 27 25,48

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tổng chi phí trong nhà máy tăng: Khách quan là do sự biến động giá cả tăng cao, nhà máy gia tăng lượng sản xuất; chủ quan là do sự thay đổi về nhiều mặt của nhà máy vào năm 2005, khi nhà máy tiến hành cổ phần hoá, nhà máy là doanh nghiệp hoạt động độc lập dưới sự chủ quản của công ty cổ phần giầy Thăng Long chứ không còn hoạt động theo phương thức doanh nghiệp Nhà nước nữa.

Dù nguyên nhân là khách quan hay chủ quan đi nữa, sự thay đổi về chi phí trong nhà máy cũng mang ý nghĩa quan trọng: Nó có tín hiệu tốt của sự gia tăng về sản xuất, đời sống công nhân viên, đóng góp cho xã hội... Xong chiều hướng gia tăng chi phí trên có thực sự đem lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất của nhà máy hay không đó lại là việc nhà máy bỏ những chi phí ra và thu lại kết quả như thế nào? Không phải chi phí tăng hay giảm lại là vấn đề tốt hay không tốt mà điều quan trọng

là nó đem lại nhiều kết quả hơn, lợi nhuận cao hơn, đóng góp cho xã hội nhiều hơn, đời sống công nhân viên trong nhà máy được nâng cao hơn.

Để thấy được đâu là những khâu chi phí chiếm tỷ lệ cao, những chi phí tăng nhanh, có hợp lý hay không, cần tiến hành so sánh các chỉ tiêu chi phi đã tính toán :

Bảng 2.10. Tỷ lệ chi phí của các yếu tố chi phi kinh doanh.

Đơn vị: % Các yếu tố chi phí 2003 2004 2005 2006 2007 Chi phí sử dụng lao động 25,49 20,83 19,35 15,89 13,42 Khấu hao TSCĐ 18,76 15,2 11,11 8,95 7,3 Nguyên vật liệu phụ 24,79 32,87 33,39 40,58 47,28 Các chi phi khác 30,96 31,1 36,15 34,58 32

Cơ cấu chi phí trong nhà máy đã có nhiều biến đổi quan trọng. Vẫn năm 2005 là mốc trung tâm của mọi sự biến đổi về tỷ lệ giữa các yếu tố chi phí, duy chỉ có tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu phụ là không tuân theo sự biến thiên đó : Chiếm tỷ lệ cao, tăng liên tục nhưng lại tăng nhanh nhiều vào hai năm gần đây : Từ chiếm 33,39% vào năm 2005 thì tăng lên 40,58% vào năm 2006 và 47,28% vào năm 2007. Điều này càng chứng tỏ chi phí đầu vào cho nguyên vật liệu tăng giá rất nhanh, chỉ nguyên vật liệu phụ thôi mà đã chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu chi phí kinh doanh của nhà máy.

Đối với các chỉ tiêu chi phí còn lại, dù có xu hướng tăng hay giảm trong cơ cấu chi phí đều có điểm mốc quan trọng là năm 2005. Tỷ lệ chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí sử dụng lao động liên tục giảm qua các năm xong năm 2005 là mấu chốt quan trọng dẫn đến vấn đề này. Đối với chi phí sử dụng lao động, mặc dù tỷ lệ chi phí chưa có sự thay đổi nhiều so với các năm 2006 và 2007, điều này là do trong năm nhà máy phải giải quyết một lượng lớn người lao động cho nghỉ việc cho lên tỷ lệ

chi phí vẫn cao. Còn tỷ lệ chi phí khấu hao đã giảm đáng kể, từ chiếm 15,2% vào năm 2004, đã giảm còn 11,11% vào năm 2005 và còn 7,3% vào năm 2007.

Với các chi phí khác, năm 2005, tỷ lệ những chi phí này tăng đột biến xong lại đang có xu hướng giảm qua hai năm gần đây. Đó là biểu hiện tốt về sử dụng chi phí của nhà máy. Vì những chi phí này rất phức tạp mà không quản lý tốt rất có thể dẫn tới chi phi tăng lên cao bởi vì nó chiếm một tỷ lệ rất cao.

Một phần của tài liệu luận văn một số biện pháp làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy thái bình (Trang 37 - 40)