C Dạy bài mớ
b) Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
* Mục tiêu : Biết nguyên nhân dẫn đến môi trường đất trồng ngày càng bị suy thoái.
* Tiến hành :
− Việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu,… có ảnh hưởng thế nào đến môi trường đất ?
− HS trình bày theo sự hiểu biết của mình.
− Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường
đất. − HS quan sát hình 4 trang 137, kết hợp sự hiểu biết của bản thân để trả lời.
− Cho HS trình bày tranh ảnh, thông tin về tác động của con người đến môi trường đất và hậu quả của nó.
− HS trình bày trước lớp.
3) Củng cố, dặn dò
− GV kết luận nội dung bài học như SGK. − 1 HS đọc nội dung mục Bạn cần biết trong SGK.
− GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết học sau Tác động của con người đến môi
trường không khí và nước.
TUẦN 33
Ngày dạy : Thứ năm ngày 15 tháng 04 năm 2010 Phân môn : Luyện từ và câu
Tiết : 66 Bài :
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
− Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép và làm được BT thực hành về dấu ngoặc kép.
− Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép (BT3).
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
− Bảng phụ viết ghi nhớ về 2 tác dụng của dấu ngoặc kép.
− Hai bảng phụ : 1 bảng viết đoạn văn ở BT1 ; 1 bảng viết đoạn văn ở BT2
− 2 bảng phụ để HS làm BT3.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Hỏi đáp, trực quan, giảng giải, luyện tập - thực hành.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ
− Cho HS làm lại BT2, BT4 của tiết Mở
rộng vốn từ : Trẻ em.
2 HS làm BT2, BT4 tiết Mở rộng vốn
từ : Trẻ em.
− GV nhận xét, đánh giá.
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu
của tiết học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1 : Bài tập 1/Trang 151
* Mục tiêu : Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép và làm được BT thực hành về dấu ngoặc kép.
* Tiến hành :
− GV gọi HS nêu tác dụng của dấu ngoặc
kép. − 1 HS nêu như đã học ở lớp 4.
− GV đính bảng phụ có viết sẵn các tác dụng
Tác dụng của dấu ngoặc kép
1. Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. Nếu lời nói là câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép có thêm dấu ( : ). 2. Dùng để đánh dấu những từ ngữ dùng với ý nghĩa đặc biệt.
− Cho HS làm bài tập vào VBT sau đó chữa,
yêu cầu 2 HS làm bảng phụ. − HS làm bài cá nhân vào VBT, 2 HS làm bảng phụ.
− Lời giải :
… Em nghĩ : “Phải nói ngay điều này để thầy biết.”… : Dấu ngoặc kép đánh dấu ý nghĩ
của nhân vật.
… “Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường
này”. : Dấu ngoặc kép đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
b) Hoạt động 2 : Bài tập 2/Trang 152
* Mục tiêu : Biết tác dụng của dấu ngoặc kép và biết dùng dấu ngoặc kép đúng chỗ.
* Tiến hành :
− GV nhắc HS : Đoạn văn đã cho có những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt nhưng chưa được đặt trong dấu ngoặc kép. Các em phải đọc kĩ, phát hiện và đặt chúng vào dấu ngoặc kép. − Tổ chức thực hiện như BT1. − HS làm bài vào VBT, 1 HS làm bảng phụ sau đó trình bày. − Lời giải : Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn “Người giàu có nhất”. Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi. Cậu ta có cả một “gia tài” khổng lồ về sách…