II Các nguồn vốn và hình thức huy động.
3- Thực hiện nguyên tắc nhà nước và nhân dân cùng làm.
Đây là một nguyên tắc hoàn toàn phù hợp với nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Thực tế cho thấy sự cùng tham gia của dân cư địa phương trong các chương trình đầu tư của Chính phủ tỏ ra hiệu quả cao hơn. Ví dụ như chương trình kiên cố hoá kênh mương ,sự tham gia của nhân dân trong việc thực hiện chương trình bằng sức lao đông ,vốn góp... đã làm cho chương trình được thực hiện đúng tiến độ. Hay ở Chương trình 135 đầu tư hỗ trợ cho những xã đặc biệy khó khăn đã khuyến khích sự tham gia của nhân dân theo phương châm “ dân biết , dân bàn, dân làm,dân kiểm tra” . Việc tham gia của người dân sẽ góp phần hạn chế sự thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản, tạo ra sự minh bạch về tài chính trong hoạt động đầu tư. Chủ trương cũng đề cập đến việc cần phải mở rộng hơn nữa sự tham gia của khu vực tư nhân trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta. Sự đối sử công bằng và một cơ chế khuyến khích thích hợp sẽ là động lực thúc đẩy đầu tư tư nhân vào nông nghiệp, nông thôn. Chính phủ nên giao cho tư nhân đảm nhiệm những dịch vụ mà Chính phủ cung cấp kém hiệc quả. Vai
trò của Chính phủ chỉ nên giới hạn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, và tạo dựng thể chế, chấm dứt tình trạng bao cấp của nhà nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ thường xuyên.
4 -Thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong nông nghiệp ,nông thôn.
Để giải quyết tình trạng giảm sút đầu tư nước ngoài trong thời gian vừa qua đòi hỏi Chính phủ phải có những biện pháp kích thích mạnh. Các biện pháp có thể thực hiên được có hạ giá thuê đất, có chính sách thuế khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài và thực hiện cơ chế một giá không phân biệt đối với người nước ngoài. Cải cách thủ tục hành chính , tiếp tục cải thiện cơ thủ tục đăng ký , tăng vốn nhanh chóng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư .
Cố gắng cải thiện và nâng cao tốc độ giải ngân các nguồn vốn vay và vốn viện trợ. Thực hiên đúng những cam kết đã ký với nước ngoài , tạo uy tin trên trương quốc tế đẻ kêu gọi các nước viện trợ cho chúng ta.
Chính phủ cần chú trọng và hướng các nguồn vốn nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn góp phần phát triển khu vực này.
KẾT LUẬN
Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn là một bộ phận của quá trình CNH- HĐH đất nước. Quá trình này sẽ tạo ra những tiền đề cho sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững trong thế kỷ tới. Tiến hành quá trình này đòi hoỉ một lượng vốn đầu tư rất lớn. Trong khi mà tích luỹ từ nội bộ nông nghiệp, nông thôn còn nhỏ bé thì việc huy động các nguồn vốn ở các lĩnh vực khác cho phát triển kinh tế nông nghiệp ,nông thôn là hết sức cần thiết.
Phải khẳng định rằng vốn là một yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của quá trình CNH nông nghiệp, nông thôn. Quá trình huy động vốn là một quá trình tất yếu phải thực hiện. Tuy nhiên nhìn vào thực trạng vấn đề vốn và huy động vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta những năm qua cho thấy sự hạn chế trong việc cung cấp các dịch vụ tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn . Cung và cầu về vốn tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn còn chênh lệch khá lớn . Hệ thống huy động vốn và cung cấp tín dụng chưa thực sự hiệu quả. Đầu tư nhà nước trong nông nghiệp còn nhiều bất cập . Trước tình trạng đó đòi hỏi Chính phủ phải có những biện pháp thiết thực nhằm giải quyết nhu cầu về vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.Với đề án này em xin góp một ý kiến cá nhân về vấn đề vốn và các giải pháp nhằm huy động mọi nguồn vốn cho việc phát triển nông nghiệp và nông thôn nói riêng và nền kinh tế nói chung.
CHÚ THÍCH
(1). Nguyễn Điền - CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn các nước Châu á và Việt Nam
NXB chính trị quốc gia 1996 - trang 9
(2). Tạp chí kinh tế và phát triển số 39/2000 - trang 7
(3). Tạp chí kinh tế và phát triển số 43 - tháng 1/2001 - trang 15 (4). Tạp chí kinh tế và phát triển số 40 - năm 2000 - trang 26 (5). Thời báo kinh tế Việt Nam số 9(731) 19/1/2001
(6). Báo cáo thường niên NHNôNG NGHIệPVN năm 1999 - trang 20 (7). Việt Nam đánh giá chi tiêu công trang 30
(8). Tạp chí ngân hàng số 1/2001 (9) (10). Tạp chí ngân hàng số 12/2000
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tạp chí Ngân hàng các số : 5,12/97; 6,17/ 98;14,16/99; 3,10,12/00; 1. Tạp chí Ngân hàng các số : 5,12/97; 6,17/ 98;14,16/99; 3,10,12/00; 1/2001. 2. Tạp chí Kinh tế và Phát triển các số : Tháng 7/1998; 39,40,41/2000; 43/2001. 3. Tạp chí Cộng sản các số : 1,4,10,12/1999. 4. Tạp chí Tài chính các số: Tháng 3, 10/ 2000.
5. Tạp chí Thông tin thị trường tài chính số: 3/1998.
6. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ số: 12/2000.
7. Thời báo kinh tế Việt Nam các số : 9 (731) ,19/1/2001.
8. Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 1998-2000 của QTDND xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ , Hà Tây, ngày 12/1/20013,10,12/2000;.
9. Báo cáo thường niên của NHNôNG NGHIệP năm 1998,1999.
10. Việt Nam Đánh giá chi tiêu công.
11. Văn kiên Đại hội Đảng VII, VIII; Dự thảo văn kiện Đại hội IX.
12. Nguyễn Điền : CNH nông nghiệp, nông thôn các nước châu Á và Việt Nam, NXB Chính trị QG,1996.
13. Frederic S . Mishkin : Tiền tệ ,Ngân hàng & Thị trường tài chính , NXB Khoa học kỹ thuật ,1995.