Các vấn đề kỹ thuật

Một phần của tài liệu Sổ tay Ht (Q3) (Trang 36 - 37)

IV. THANH TRA

3.Các vấn đề kỹ thuật

Đánh giá hệ thống có đầy những căng thẳng và mâu thuẫn vốn có. Cùng một lúc, đánh giá vừa phải “khách quan”, vừa phải “lôi cuốn”. Đánh giá nói đến “thực trạng” và “đánh giá”, thường là có một yếu tố bên ngoài và được dự định dùng “trong nội bộ”. Những người tiến hành đôi khi được cho là có vai trò khá bị động của người cung cấp thông tin, nhưng cũng đồng thời được coi là đối tác tích cực trong việc định ra các câu hỏi đánh giá và diễn giải các kết quả. Đánh giá cần đến “sự sắc bén” và thậm chí cả “sự nhức nhối”.

Trong tự đánh giá, những căng thẳng này được tránh đi một phần bởi dường như sự tự đánh giá rõ ràng là đứng về một phía trong những cặp phạm trù trái ngược nhau:

- Tự đánh giá trường học thiên về nội bộ hơn là bên ngoài;

- Tự đánh giá trường học thiên về định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động hơn là trách nhiệm giải trình;

- Tự đánh giá trường học sử dụng phương pháp rõ ràng với những người thực thi;

- Tất cả những người tiến hành đánh giá trong trường học đều được cho là sẽ thiên về vai trò tích cực, chủ động hơn là bị động.

Việc tự đánh giá có thể phục vụ các mục đích dưới đây:

- Nhằm đánh giá tiến bộ của từng học sinh để điều chỉnh hoạt động giảng dạy, để lựa chọn mức độ khó cho các khóa học tiếp theo, để xác định xem liệu học sinh đã đạt được các chuẩn yêu cầu trong kỳ thi và để thông báo cho phụ huynh (giáo viên, học sinh, cha mẹ, hiệu trưởng);

- Để đánh giá thành tích của một bộ phận nhỏ trong trường, trong một khoa, một giáo viên hay một lớp học hoặc dựa trên kết quả đầu ra, quá trình hoặc kết hợp kết quả quá trình (hiệu trưởng, tập thể đội ngũ cán bộ giáo viên, cá nhân các giáo viên, thanh tra); - Xác định hình ảnh về trường trong cộng đồng địa phương và sự hài lòng của phụ huynh

học sinh (chính quyền địa phương, phụ huynh, hiệu trưởng, cán bộ giáo viên);

- Xác định tình hình giữa các giáo viên và học sinh (hiệu trưởng, cán bộ giáo viên, cá nhân các giáo viên, phụ huynh và học sinh)

- Đánh giá chức năng của tổ chức về mặt quá trình hoặc kết quả (hiệu trưởng, cán bộ giáo viên, chính quyền địa phương);

- Đánh giá hoạt động, chức năng của hiệu trưởng và cơ chế điều hành (tập thể cán bộ giáo viên, chính quyền địa phương).

Dù vậy, để việc tự đánh giá mang lại hiệu quả mong đợt, các nhà lãnh đạo trường học sẽ phải cân nhắc một số vấn đề và trả lời một số câu hỏi quan trọng. Chẳng hạn như: làm thế nào để kết hợp giữa yêu cầu phải công bố thông tin cho các cơ quan bên ngoài và yêu cầu phải bảo mật thông tin và đảm bảo sự tin tưởng lẫn nhau? Làm thế nào để lựa chọn phương pháp thích hợp trong số nhiều phương pháp khác nhau? Làm thế nào để xử lý trong những trường hợp từ chối hoặc ngại bị đánh giá? Thời điểm nào sẽ thích hợp để tổ chức đánh giá.

Ngoài ra, còn phải chuẩn bị việc đào tạo về các hình thức tự đánh giá trường học cho cán bộ giáo viên trong trường và có thể phải thiết lập một số diễn đàn trao đổi thông tin để thực hiện đánh giá nội bộ. Nếu việc tự đánh giá được khởi xướng bằng các bộ phận/tổ chức được giao trách nhiệm đánh giá thì điều kiện cần có trước tiên để tiến hành đánh giá là sự ủng hộ của hiệu trưởng và cán bộ quản lý trong trường. Một lựa chọn khả thi là lồng ghép các hình thức đánh giá với các hoạt động mới như yêu cầu tái xây dựng chương trình học và thay đổi chiến lược giảng dạy.

Cũng có thể cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia đánh giá và tin học để phân tích dữ liệu để tin học hóa các số liệu thống kê, đưa ra các kết quả so sánh hoặc kết nối thông tin đó với các nguồn dữ liệu khác. Bảo mật thông tin cũng là một vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, câu hỏi lớn nhất vẫn là tính khách quan của việc tự đánh giá. Tính khách quan có thể được hỗ trợ bằng việc cung cấp phương tiện để đáp ứng các tiêu chí về mặt khoa học.

Một phần của tài liệu Sổ tay Ht (Q3) (Trang 36 - 37)