I. KHÁI QUÁT CHUNG
Chương 4 Quản lý chất lượng ở DN 3.2.2 Đào tạo về chất lượng
3.2.2. Đào tạo về chất lượng
Là bước tiếp theo sau khi đã thành lập được lực lượng triển khai.
Mục đích đào tạo:
Trang bị kiến thức về các tiêu chuẩn chất lượng;
Nâng cao hiểu biết về lợi ích mà khách hàng, nhân viên, DN nhận được khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng; Cung cấp kiến thức và kỹ năng để vận hành hệ thống; Phổ biến vai trò và trách nhiệm của từng người trong DN
khi triển khai hệ thống.
Yêu cầu đối với các chương trình đào tạo:
Đào tạo bao trùm toàn bộ nhân viên DN;
© Nguyễn Văn Mi Quality Management 117
Chương 4. Quản lý chất lượng ở DN
3.2.3. Khảo sát hiện trạng và phân tích khác biệt
Mục đích của công việc khảo sát là so sánh nội dung của từng nghiệp vụ sản xuất kinh doanh hiện thời với các yêu cầu của một hoặc nhiều tiêu chuẩn được áp dụng tại DN, để tìm ra những khác biệt hay thiếu sót.
Ví dụ: thiếu các tài liệu qui định về sử dụng và bảo quản thiết bị, hàng hóa; không lưu giữ các chứng từ thử nghiệm; không cấp phát tài liệu hướng dẫn sử dụng cho khách.
Khảo sát toàn bộ quá trình SXKD, từ khâu đặt hàng; thiết kế; mua hàng; sản xuất; gia công; chế biến; phân phối và tiêu thụ hàng hóa đến khâu bảo hành và chăm sóc khách hàng.
Xem xét và liệt kê các tài liệu đã lỗi thời và tài liệu còn hữu ích. Bộ phận QLCL sẽ yêu cầu từng bộ phận trong DN xem xét, nắm bắt lại nội dung các thủ tục, quá trình theo yêu cầu của tiêu chuẩn, cũng như xác định các tài liệu chất lượng cần thực hiện cho từng bộ phận.
Phân tích khác biệt sẽ giúp DN dự đoán được những hậu quả có thể xảy ra và đưa ra các yêu cầu ngăn chặn.
Chương 4. Quản lý chất lượng ở DN
3.2.3. Khảo sát hiện trạng và phân tích khác biệt
Bài tập: Dưới đây là một số thông tin mà bộ phận quản lý chất lượng đã thu thập được khi tiến hành khảo sát thực
trạng tại một DN. Bạn hãy suy nghĩ xem những hậu quả nào có thể xảy ra? Bạn có yêu cầu gì để ngăn chặn những hậu quả này?
Hoạt động của hệ thống chất
lượng hiện có Hậu quả Yêu cầu quản lý