ÔN TẬP CHƯƠNG I MỤC TIÊU

Một phần của tài liệu Vat ly 11 Nang cao - Chuong 2 (Trang 33 - 35)

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1 Ổn định trật tự:

3. Tiến trình dạy học bài mới:

ÔN TẬP CHƯƠNG I MỤC TIÊU

I. MỤC TIÊU

Kiến thức:

- Học sinh cần nắm được các khái niệm: Điện trường, cường độ điện trường, nguyên lý chồng chất điện trường, điện thế, hiệu điện thế tại một điểm trong điện trường đều và trong điện trường của điện tích điểm. Công của lực điện trường, thế năng tĩnh điện của điện trường đều và điện trường một điện tích điểm.

Kĩ năng:

- Áp dụng vào làm một số bài tập.

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên:

- Chuẩn bị hệ thống các kiến thức. - Chuẩn bị một số bài toán các loại.

Học sinh:

- Ôn tập lại các kiến thức về điện tích, điện trường.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP1. Ổn định trật tự: 1. Ổn định trật tự: 2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu các công thức tính của lực điện và thế năng tĩnh điện. Điện thế, hiệu điện thế.

3. Tiến trình dạy học bài mới:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 (35 phút): Khái niệm và các công thức cơ bản

- Phân tích các khái niệm và công thức của các khái niệm:

+ Tương tác của các điện tích qua định luật Cu-lông. + Điện trường: Điện tích điểm, điện trường đều.

+ Các loại nhiễm điện và giải thích các hiện tượng thực tế.

+ Công của lực điện, thế năng tĩnh điện trong điện trường của điện trường đều và điện trường của một điện tích điểm.

+ Tụ điện và các cách ghép tụ: các thông số đặc trưng cho bộ tụ (điện tích, hiệu điện thế, điện trường…).

+ Thông báo về đơn vị của các khái niệm trên.

+ Hướng dẫn học sinh làm các bài tập trắc nghiệm ở sách bài tập thuộc các loại khác nhau.

- Nghe và phân tích các công thức để trả lời câu hỏi của giáo viên.

- Ghi nhận.

Hoạt động 2 (5 phút): Các dạng bài toán định lượng

- Nêu một số phương pháp giải bài toán định luật Cu-lông:

+ Vẽ hình biểu diễn các lực tác dụng lên điện tích đặt tại 1 điểm hoặc cường độ điện trường tại điểm đó.

- Theo dõi và ghi nhận.

+ Dựa vào hình vẽ, điều kiện của bài và phép toán để mở tìm các đại lượng chưa biết.

+ Mở rộng bài toán khảo sát chuyển động của điện tử trong điện trường đều và sự cân bằng điện tích.

- Gọi học sinh trả lời một số câu hỏi.

- Nêu phương pháp giải bài toán năng lượng điện trường.

+ Biểu thức tính công, điện thế, hiệu điện thế, thế năng tĩnh điện các cách quy ước dấu của các đại lượng đó trong điện trường của điện tích điểm và điện trường đều. + Mở rộng để khảo sát các bài toán về cấu trúc nguyên tử hydro. Nhảy mức năng lượng nguyên tử hay sự ion hóa nguyên tử hydro.

- Trả lời.

Hoạt động 3 (3 phút): Vận dụng củng cố

- Yêu cầu học sinh làm một số bài tập sau:

+ Bài 1: Một electron di chuyển từ một điểm sát bản âm của 1 tụ điện phẳng đến sát bản dương thì lực điện sinh ra một công 6,4.10-18J. Tính thế ăng tĩnh điện của electron ở bản âm.

+ Bài 2: Một quả cầu nhỏ mang điện tích q = +2μC. Hỏi quả cầu đó thừa hay thiếu bao nhiêu electron.

+ Bài 3: Tại 3 đỉnh của một hình vuông cạch a = 40cm, người ta đặt 3 điện tích điểm dương bằng nhau q1 = q2 = q3 =5.10-9C. Vecto cường độ điện trường tại đỉnh thức 4 của hình vuông có độ lớn bằng bao nhiêu?

- Nhớ lại các kiến thức đã học.

Hoạt động 4 (2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà

- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà:

+ Làm các bài tập trong sách bài tập.

- Yêu cầu:

+ Xem lại các công thức trong chương I và II. + Đọc trước bài sau.

- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà - Ghi những chuẩn bị cho bài sau

TIẾT 26

Một phần của tài liệu Vat ly 11 Nang cao - Chuong 2 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w