Ảnh hưởng của Titan đến độ dai va đập của gang crôm 13%

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của Ti và nguyên tố đất hiếm đến tính chất mài mòn, độ dai va đập của gang trắng 13% crôm luận án tiến sỹ (Trang 80 - 81)

- Oxyt đất hiếm tạo tâm mầm cho pha austenit( γFe)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TITAN, CÁC NGUYÊN TỐ ĐẤT HIẾM ĐẾN HỆ GANG 13% CRÔM

4.1.6. Ảnh hưởng của Titan đến độ dai va đập của gang crôm 13%

Độ dai va đập là công phá hủy mẫu có vết khía chia cho diện tích tiết diện ngang mẫu ở chỗ có vết khía. Độ dai va đập không chỉ phụ thuộc vào tổ chức nền mà còn phụ thuộc nhiều vào thể tích cácbit, sự phân bố, hình thái, kích thước các hạt cácbit. Sự phá hủy bề mặt được bắt đầu bằng sự xuất hiện của các vết nứt được hình thành từ sự tập trung ứng suất. Như đã phân tích trong chương 3 ứng suất của quá trình va đập sẽ tập trung tại các khu vực cácbit thô, có độ bền thấp, tại các khu vực có sự tập trung cácbit cao và tại ranh giới pha nền và pha cácbit.

Hợp kim No.1 có độ dai va đập thấp, chỉ đạt 5,1J.cm-2 ở mẫu đúc và đạt 6,4J.cm-2 sau nhiệt luyện. Có thể lý giải là hợp kim số 1 với thành phần titan là 0,21%, chưa đủ ảnh hưởng tới hình thái cacbit. Các phần tử cácbit thô, khoảng cách giữa các cácbit lớn, mật độ tập trung cácbit lớn, hơn nữa lại có sự liên kết dạng lưới giữa các khối cácbit cùng tinh dẫn đến mẫu dễ dàng bị phá hủy khi chịu va đập. Độ dai va đập ở trạng thái đúc của mẫu số 4 (mẫu có hàm lượng 1,02% Ti) tăng khoảng 30% so với mẫu số 1 (mẫu có hàm lượng 0,21% Ti) và đạt 7J.cm-2 (hình 4.11). Tổ chức của mẫu số 4 chứa nhiều cácbit TiC nhỏ mịn có độ bền cao, khi chịu va đập những cácbit nhỏ mịn này làm giảm sự tập trung ứng suất và giảm tốc độ lan truyền vết nứt. Trên mẫu 4, cácbit cùng tinh phân bố đồng đều, nhỏ mịn hơn, góp thêm phần làm cho ứng suất xuất hiện trong quá trình va đập phân bố đồng đều trên toàn bề mặt va đập, sự phá hủy sẽ khó khăn hơn, kết quả là độ dai va đập cao hơn. Điều này cũng tương tự đối với các mẫu nhóm 1 ở trạng thái nhiệt luyện. Một nhận xét nữa là sau nhiệt luyện các mẫu đều đạt giá trị độ dai va đập cao hơn so với các mẫu đúc cùng thành phần. Điều đó chứng tỏ quá trình nhiệt luyện đã cải thiện cơ tính của gang trắng crôm.

Hình 4.11: Độ dai va đập của các mẫu nhóm 1 (các mẫu đúc và nhiệt luyện)

Đ DAI VA Đ P ( j. cm 1/2 )

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của Ti và nguyên tố đất hiếm đến tính chất mài mòn, độ dai va đập của gang trắng 13% crôm luận án tiến sỹ (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)