Mức độ cùng tinh các mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của Ti và nguyên tố đất hiếm đến tính chất mài mòn, độ dai va đập của gang trắng 13% crôm luận án tiến sỹ (Trang 54 - 55)

- Oxyt đất hiếm tạo tâm mầm cho pha austenit( γFe)

1- cốc rót; 2 Rãnh ngang; 3 Cát khô; 4 Mẫu xốp; 5 Lớp sơn; 6 Mặt phân huỷ mẫu; 7 Mặt thoáng của dòng kim loại lỏng 8 kim loại lỏng

2.3.5 Mức độ cùng tinh các mẫu nghiên cứu

Gang trắng crôm có thể tồn tại ở dạng gang trước cùng tinh, cùng tinh và sau cùng tinh tùy thuộc vào mức độ cùng tinh. Mức độ cùng tinh được đánh giá thông qua cácbon đương lượng (CE) theo công thức sau:

Mức độ cùng tinh = CE/4,3 [2.3]

Công thức tính cácbon đương lượng như sau:

CE= %C + [2.4]

Trong đó:- C là hàm lượng cacbon trong gang (%) - mi là hệ số tác động của nguyên tố hợp kim - Xi là nguyên tố hợp kim khác ngoài cácbon (%)

Hệ số tác động của các nguyên tố hợp kim được chỉ ra trong bảng 2.2.

Nếu thành phần các nguyên tố Si, Ti, Mn là không đáng kể trong gang crôm thì các bon đương lượng có thể tính theo công thức sau:

CE =C +0,05.%Cr [2.5]

mi có giá trị dương có nghĩa là nguyên tố Xi có khả năng tạo thành cácbit trong hợp kim, nếu mi có giá trị âm thì nguyên tố đó không có khả năng tạo thành cácbit.

Nguyên tố Hệ số tác động C Si Mn Cr Ti mTi -0,3 0,05 -0,012 0,055 0,048 mC 0,14 0,08 -0,001 -0,024 -0,08 2.3.6 Nghiên cứu tổ chức

Các mẫu trước khi xem tổ chức tế vi phải được mài nhẵn và đánh bóng. Các mẫu nghiên cứu có bề mặt phẳng được mài trên máy Struers – Labopol 25 có lắp giấy ráp SiC (hình 2.7).

Tốc độ vòng quay tới 500 vòng/phút và được làm mát bằng nước. Mẫu được mài lần lượt trên giấy ráp 80, 320, 400, 600, 800, 1000, 1200 và 1500. Bề mặt đạt được sáng, không có vết xước và cuối cùng được đánh bóng bằng bột Al2O3 cỡ hạt 5µm.

Cấu trúc tế vi được quan sát và chụp trên kính hiển vi quang học (HVQH) Leica 4000 ( Hình 2.8 ) có độ phóng đại tối đa là 1000 lần với phần mềm phân tích IPwin32 và trên kính hiển vi điện tử quét SEM (Scanning Electron Microscope) .

Hình 2.7 Máy đánh bóng Struers – Labopol Hình 2.8 Máy hiển vi quang học Leica 4000

Tẩm thực mẫu nghiên cứu: Sử dụng phương pháp tẩm thực màu để nghiên cứu cấu trúc cácbit: KOH + K3Fe(CN)6 + H2O, tẩm thực sâu bằng dung dịch tẩm thực Village’s (50ml FeCl3 + 20ml HCl + 20ml etanol) để nghiên cứu nền và tổ chức cácbit các mẫu sau nhiệt luyện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của Ti và nguyên tố đất hiếm đến tính chất mài mòn, độ dai va đập của gang trắng 13% crôm luận án tiến sỹ (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)