Phạm vi, đối tợng, mục đích của chuyên đề

Một phần của tài liệu Văn 9_Bồi dưỡng HSG (Trang 38 - 40)

- Lời nửa trực tiếp trong” Truyện Kiều” của Nguyễn Du:

2. Phạm vi, đối tợng, mục đích của chuyên đề

- Phạm vi: các văn bản quen thuộc đã học trong chơng trình THCS nh Lợm (Tố Hữu), Tiếng gà tra (Xuân Quỳnh), Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe

không kính (Phạm Tiến Duật)...

- Đối tợng: chuyên đề chủ yếu phục vụ cho việc bồi dỡng học sinh giỏi lớp 9, ngoài ra còn là tài liệu tham khảo để dạy học sinh đại trà

- Mục đích: nâng cao kiến thức, bồi dỡng, rèn luyện khả năng cảm thụ thơ văn, rèn năng lực khải quát, tổng hợp cho học sinh

- Học sinh nắm đợc nội dung t tởng của thơ ca 1945 -1975

- Bồi dỡng lòng yêu nớc căm thù giặc, lòng yêu thơng con ngời, tinh thần lạc quan... Đó là những đức tính cần có ở con ngời Việt nam trong thời đại mới

I. nội dung

1. Cơ sở lí luận khoa học

“Thơ là sự thể hiện con ngời và thời đại một cách cao đẹp”(Sóng Hồng). Từ xa đến nay, thơ có mặt ở mọi nơi trong cuộc sống, ở đâu có sự sống thì ở đó có chất liệu thi ca. Cuộc sống với tất cả sự bề bộn của nó là những nguồn đề tài vô tận cho thơ. Và sự có mặt của thơ ca chân chính trong đời sống góp phần chứng minh sự tồn tại của con ngời đang luôn thiết tha đấu tranh cho một lẽ sống, một chân lí tốt đẹp.

Nhng thơ còn là tiếng nói của tâm hồn, của niềm mơ ớc. Thơ luôn bộc lộ khát vọng vơn tới một lý tởng đẹp đẽ và cao thợng. Tiếng thơ là tiếng nói của tâm hồn, là sự thôi thúc thầm kín nhng vô cùng mãnh liệt của nội tâm. Thơ là tiếng lòng nhng thơ cũng chính là cuộc sống. Tiếng thơ là sự thôi thúc yêu cầu của thời đại. Nhà thơ phải biết lắng nghe, quan sát, xúc động để bắt lấy tiếng nói sâu xa của cuộc sống để khơi dậy hoài bão và niềm tin tốt đẹp vào con ngời.

Văn học không chỉ phát triển theo qui luật nội tại của nó mà còn chịu sự chi phối của lịch sử và thời đại. Từ 1945 đến 1975 trên đất nớc ta đã xảy ra nhiều biến cố tác động sâu sắc tới toàn bộ đời sống xã hội và con ngời. Trong suốt ba mơi năm ấy, cả dân tộc phải liên tiếp tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ xâm lợc để bảo vệ nền độc lập và thống nhất Tổ quốc, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những biến cố to lớn ấy đã đa tới những biến đổi sâu rộng trong lịch sử văn hoá mở ra thời kì mới cho nền văn học dân tộc. Không còn theo nhiều khuynh hớng, nhiều trào lu khác nhau nữa mà tất cả các sáng tác văn học thời kì này đều hớng vào đời sống cách mạng, vào cuộc kháng chiến trờng kỳ của dân tộc, thể hiện hình ảnh đất nớc, con ngời Việt Nam với những nhận thức mới mẻ, với những tình cảm mới và ý thức dân tộc.

Kế thừa những truyền thống và kinh nghiệm của các thời kì trớc, văn học Việt Nam 1945- 1975 đã xứng đáng với sứ mệnh cao cả của một nền văn học trong thời đại mới. Văn học đã gắn bó mật thiết với sự nghiệp cách mạng, với vận mệnh của đất nớc đã sáng tạo nhiều hình tợng cao đẹp về Tổ quốc và con ngời Việt Nam thuộc nhiều

tầng lớp, thế hệ trong chiến đấu, lao động, sinh hoạt, trong mối quan hệ, gắn bó với cộng đồng. Về nội dung t tởng, văn học thời kì này đã phát huy những nét lớn trong trong truyền thống tinh thần dân tộc - cũng là nét nổi bật trong phẩm chất con ngời Việt Nam của thời đại ấy đó là chủ nghĩa yêu nớc và tinh thần nhân đạo.

Về mặt thể loại, văn học thời kì này cũng có những thành tựu đáng kể. Các thể loại phát triển khá toàn diện nh truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, kí... trong đó thơ ca vẫn là nổi trội hơn cả. Với hai cuộc chiến tranh yêu nớc vĩ đại, thơ đã đem đến cho ngời đọc một tiếng nói trữ tình mới mẻ, khoẻ khoắn - tiếng nói trữ tình của quần chúng nhân dân. Các nhà thơ thời kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ nh Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu, Huy Cận, Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật... đã có nhiều tìm tòi, sáng tạo góp phần đổi mới thi ca Việt Nam.

Một phần của tài liệu Văn 9_Bồi dưỡng HSG (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w