5. Bố cục luận văn
2.3.4. Phân loại thành ngữ gốc Hán dựa trên hình thái cấu trúc
Thành ngữ gốc Hán cũng cĩ đặc trưng như thành ngữ thuần Việt, được cấu tạo theo nhiều kiểu khác nhau. Một số thành ngữ được cấu tạo theo quy tắc đối và điệp giữa các thành tố, kiểu như:, xuất sinh nhật tử, giả nhân giả nghĩa, an bần lạc đạo, tha hương cầu thực, hữu thuỷ hữu chung,… Trong thành ngữ xuất sinh nhập tử, thành tố xuất đối với thành tố nhập, sinh đối với tử, trong thành ngữ giả nhân giả nghĩa thành tố giaû được lặp lai (điệp), cịn nhân đối nghĩa. Các thành ngữ kiểu này được các nhà ngơn ngữ gọi là
thành ngữ đối. Một số thành ngữ khác lại được cấu tạo theo các biểu thị so sánh vốn cĩ trong ngơn ngữ, kiểu như: nĩng như Trương Phi, đa nghi như Tào Tháo, nam vơ tửu như kì vơ phong, như ngư đắc thuỷ, như thủ như túc, như ý sở cầu, quan pháp như lơi,… Đây gọi là những thành ngữ so sánh. Loại này chiếm tỉ lệ khơng nhiều so với tổng số thành ngữ gốc Hán hiện cĩ trong tiếng Việt. Ngồi thành ngữ đối và thành ngữ so sánh cịn cĩ một kiểu thành ngữ được cấu tạo nhờ phương thức ghép từ thơng thường, kiểu như:
Hà Đơng sư tử / sư tử Hà Đơng, tứ cố vơ thân, tứ hải vi gia, tự nhiên nhi nhiên, hậu sinh khả uý, hồng nhan bạc phận…. Rõ ràng, ở loại thành ngữ này khơng sử dụng phép so sánh, cũng khơng dùng luật đối ứng để ghép nối các yếu tố, mà cố định hố hay thành ngữ hố một đoạn tác ngơn, vốn được cấu
tạo trên cơ sở luật kết hợp bình thường. Chúng ta gọi chúng là thành ngữ thường (khơng đối, khơng so sánh).
Như vậy, nếu tạm gác lại tính logic, tính hệ thống chặt chẽ trong việc phân loại, mà chú đến tính chất tiện lợi cho việc miêu tả, chúng tơi chia tồn bộ thành ngữ gốc Hán thành ba loại lớn: thành ngữ đối, thành ngữ so sánh và thành ngữ thường.