Các hoạt động chính:

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 1- TUẦN 23 - CKTKN (Trang 28 - 30)

Hoạt động 1: Giới thiệu đường phố:

a) Mục tiêu:

- HS nhớ tên đường phố nơi en sống và nơi trường đóng.

- Nêu 1 số đặc điểm của đường phố.

- Các em nhận biết được những âm thanh trên đường phố.

b) Cách tiến hành:

- Giáo viên phát phiếu học tập:

- Gv gọi 1 số HS lên kể cho lớp nghe về đường phố ở gần nhà (hoặc gần trường) mà em đã quan sát. GV có thể gợi ý bằng các câu hỏi: Tên đường phố đó là gì? Đường phố đó rộng hay hẹp?

Con đường đó có nhiều xe hay ít xe qua lại? Có những loại xe nào đi lại trên đường? Con đường đó có vỉa hè không?

Con đường đó có đèn tín hiệu giao thông không? GV có thể kết hợp hỏi thêm một số câu:

+ Xe nào đi nhanh hơn?

+ Em nghe thấy có những tiếng động nào trên đường?

+ Khi ô tô hay xe máy bấm còi, người lái ô tô, xe máy có ý định gì?

+ Em hãy bắt chước tiếng còi xe (chuông xe đạp, tiếng ô tô, xe máy…)

+Chơi đùa trên đường phố có được không? Vì sao? KL: Đường phố là nơi mọi người qua lại. Mỗi đường phố đều có tên. Có đường phố rộng, có đường phố hẹp, có đường phố đông người và các loại xe qua lại, có đường phố ít xe, đường phố có vải hè và đường phố không có vỉa hè.

Hoạt động 2: quan sát tranh.

a) Mục tiêu: Học sinh nắm được đặc điểm chung

+ Học sinh nhớ lại tên và 1 số đặc điểm của đường phố mà em đã quan sát. Và trả lời

-ô tô xe máy đi nhanh hơn xe đạp.

- Tiếng còi, tiếng động cơ ô tô xe máy

- Học sinh phát biểu

- Không, rất nguy hiểm, có thể gây ra tai nạn.

của đường phố. Học sinh quan sát và nhận biết được hướng xe đi.

b) Cách tiến hành: GV treo ảnh đường phố trên bảng để học sinh quan sát, và đặc câu hỏi gọi 1 số học sinh trả lời:

- Con đường trong ảnh là loại đường gì? - Hai bên đường em thấy những gì? - Lòng đường rộng hay hẹp?

- Xe cộ đi từ phía nào tới?

- Em hãy nhớ lại và miêu tả những âm thanh gì trên đường phố mà em nghe thấy?

- Tiếng còi xe báo hiệu cho ta điều gì?

Giáo viên treo bảng đường ngỏ hẹp lên bảng cho học sinh quan sát và đặt các câu hỏi.

- Đường này có đặc điểm gì khác đường phố ở các ảnh trên?

KL: Đường phố có các đặc điểm chung là: Hai bên đường có nhà ở, cửa hàng, có cây xanh, có vỉa hè, lòng đường có trải nhựa hay đổ bê tông…có đèn chiếu sáng về ban đêm, (có thể có) hoặc không có đèn tín hiệu. Trên đường có nhiều xe đi lại. Nếu xe đi tới từ cả hai phía thì đó là đường hai chiều.

Hoạt động 3: Vẽ tranh

a) Mục tiêu: - HS hiểu và nhận biết được sự khác nhau giữa lòng đường và vỉa hè. Vỉa hè dành cho người đi bộ, lòng đường dành cho các loại xe đi lại. b) Cách tiến hành: Vấn đáp

- Em thấy người đi bộ đi ở đâu? - Các loại xe đi ở đâu?

-Vì sao người đi bộ lại không đi xuống lòng đường? - Vì sao các loại xe không đi trên vỉa hè.

GV chia nhóm, mỗi nhóm là 1 tổ và phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy để vẽ.

GV hướng dẫn học sinh vẽ một đường phố tô màu vàng vào phần vỉa hè dành cho người đi bộ và màu xanh vào phần lòng đường dành cho xe cộ.

GV treo 1 vài bức tranh tô đúng, đẹp và nhận xét chung.

KL: Các em đã vẽ đúng với yêu cầu đề ra.

Hoạt động 4: Trò chơi “Hỏi đường”

a) Mục tiêu: HS biết cách hỏi thăm đường. HS nhớ tên phố và biết cách mô tả sơ lược đường phố nhà em.

-Đường trải nhựa; bê tông; đất, đá

-Vỉa hè, nhà cửa, đèn chiếu sáng, có hay không có đèn tín hiệu

- Nhìn hình vẽ nói xe nào đi từ phía phải tới, xe nào đi từ phía trái tới.

- HS trả lời

Đường ngỏ hẹp, không có vỉa hè, xe đạp, xe máy, người đi bộ đi xen nhau lẫn lộn.

HS trả lời

b) Cách tiến hành:

- GV đưa ảnh đường phố, nhà có số cho học sinh quan sát: Hỏi: Biển đề tên phố để làm gì. Số nhà để làm gì?

. Hai bạn ngồi cạnh nhau tạo thành 1 cặp chơi. GV hướng dẫn: Bạn thứ nhất hỏi thăm tên phố và số nhà của bạn thứ hai.

. Hỏi một số đặc điểm. VD: Phố chính hay trong ngõ, đường rộng hay hẹp, đường 1 chiều hay 2 chiều, đường có nhiều xe đi lại không?

. Bạn thứ hai có nhiệm vụ nhớ và đứng lên kể lại cho cả lớp biết tên phố và số nhà, đặc điểm đường phố mà bạn vừa kể.

c) Kết luận:Các em cần nhớ tên đường phố và số nhà nơi em ở để biết đường về nhà hoặc có thể hỏi thăm đường về nhà khi em không nhớ đường đi.

V. Củng cố: Đường phố thường có vỉa hè cho người đi bộ và lòng đường cho các loại xe. Trên đường có nhiều loại xe cộ qua lại. Có đường 1 chiều và đường 2 chiều.Những con đường đông và không có vỉa hè là những con đường không an toàn cho người đi bộ. Em cần nhớ tên đường phố nơi em ở để biết đường về nhà.

Dặn dò: Khi đi đường, em nhớ quan sát tín hiệu đèn và các biển báo hiệu để chuẩn bị cho bài học sau.

Hoạt động nhóm đôi

. Xong làm ngược lại: Bạn thứ hai hỏi, bạn thứ nhất trả lời.

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 1- TUẦN 23 - CKTKN (Trang 28 - 30)