Hạt của tầm gửi được bao quanh bởi chất nhầy. Khi chim ăn trái tầm gửi và gieo rắc những hạt này lên những cành cây khác hoặc bất cứ nơi nào có thể.
Hạt TG đã được gieo rắc này sẽ bám chặt vào cành cây và bắt đầu nảy mầm. Chúng có thể nảy mầm ở mọi nơi thậm chí trên dây điện thoại, đá, cây cột. Tuy nhiên những cây con không thể sống được lâu nếu chúng không nảy mầm trên cành cây sống. Khi hạt được gieo rắc trên cành cây, đầu tiên rễ tầm gửi mọc ra một giác mút để dính chặt vào cành cây và từ đó mọc ra một rễ xuyên qua vỏ cây chủ và phát triển rộng khắp cành cây (Petch, 1921).
2.2.6. Ảnh hƣởng của tầm gửi lên những cây chủ
Nếu tầm gửi tồn tại với số lượng dày đặc trên cây ký chủ có thể ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng sức khoẻ của cây chủ. Cây tầm gửi có thể làm giảm sức sống
của cây chủ trong ba cách sau:
Những cây bị nhiễm tầm gửi có thể sẽ chịu đựng những stress như khả năng chịu đựng hạn hán kém hơn những cây không nhiễm. Vì tầm gửi xuất hiện sẽ sử dụng nước của cây chủ một cách tự do.
Tầm gửi sẽ làm giảm sức sống của cây chủ bởi sự hút dinh dưỡng khoáng của chúng.
Tầm gửi sẽ làm giảm một cách đáng kể số lượng lá của cây chủ, có thể giảm sức sống của cây chủ thông qua việc làm giảm sự quang hợp của chúng. Sự lớn lên về chiều cao của cây chủ sẽ dễ bị tầm gửi xâm nhiễm hơn những cây lớn lên về đường kính.
Tình trạng sức khoẻ của cây chủ khi bị tầm gửi ký sinh thường đi đôi với số lượng của tầm gửi. Những cây chủ có thể bị chết khi nhiễm nhiều tầm gửi, nhưng những kết quả về tình trạng sức khoẻ của cây chủ thường là sự kết hợp của stress bao gồm: đất quá khô cằn, hạn hán, sự tấn công của sâu bọ với tình hình nhiễm tầm gửi trong cùng thời điểm.
Tuy nhiên sự gia tăng về số lượng của tầm gửi có thể trở nên hữu ích trong việc biểu lộ sự xuống dốc về tình trạng sức khoẻ hoặc sự không cân bằng về điều kiện môi trường vì thế cần đến những hoạt động xử lý của con người (nguồn:http://www.dpi.vic.gov.au/dpi/nreninf.nsf/childdocs/1C62D26CD3AF6FE4 4A256B3000512893A78F96833C61FD2CA256BC80005C1A61567B8F25F59FA EB4A256DEA0029684C-E66D531780B7CD82CA256BCF000AD51B?open).
2.2.7. Lây bệnh nhân tạo (đối với tầm gửi Viscum album L.)
Để lây bệnh nhân tạo thành công. Phải bảo quản hạt nơi có ánh sáng.
Khi hạt TG chín có thể bắt đầu gieo hạt chậm nhất vào cuối mùa xuân. Trước khi bắt đầu gieo hạt, vỏ của quả sẽ được bóc ra một vài ngày. Có thể bôi chất dính lên cành cây tại vị trí mà ta sẽ lây nhiễm hoặc quét sơn lên trên hạt (phương châm chọn chất bôi dính: không gây ảnh hưởng xấu đến
hạt TG cũng như đối cành cây CS), việc này nhằm ngăn chặn sự chiếu sáng trực tiếp của ánh sáng mặt trời.
Ngoài ra có thể cắt một miếng trên vỏ cây giúp cho rễ mầm của hạt tầm gửi xuyên vô dễ dàng hơn.
Có thể đặt hạt bên trong những rảnh có sẵn trên cành cây. Nhưng hầu như ít thành công. Bởi vì với miệng vết thương như vậy thì việc bảo quản hạt được khô ráo, chồi hay rễ của cây con không bị xoắn và cong là rất khó. Ngoài ra cũng gặp phải trường hợp bị mất hạt đã được gieo
(nguồn: http://members.chello.be/sf15590/mistle1.htm).
2.2.8. Biện pháp kiểm soát tầm gửi
Những nơi có số lượng tầm gửi xuất hiện với mật độ cao biểu hiện cho sự xuống cấp của môi trường. Cần phải có một biện pháp cải tạo môi trường lâu dài và bền vững. Cải tạo môi trường cho cây trồng ở những nông trại bao gồm việc làm giảm những stress. Ví dụ: cải tạo kết cấu đất, cách ly với những nông trại lân cận bị sâu bọ tấn công. Việc này có thể thực hiện được bằng cách tạo ra những hàng cây phòng hộ, khuyến khích việc trồng những cây trồng bản xứ hay trồng những cây thuộc tầng thấp. Ví dụ: cây bụi, dây leo, cỏ,... Ở những vùng đất lân cận. Vì việc kết nối những khu vực đang bị tầm gửi tấn công hay tái tấn công với những khu vực không bị sẽ dễ dẫn đến việc di chuyển dễ dàng của những chim, thú ăn hạt tầm gửi trong những khu vực này. Kết quả là việc tái nhiễm liên tục xảy ra gây khó khăn cho việc tiêu diệt. Việc tiếp tục sinh trưởng hay tái sinh cũng như sự tồn tại của những cá thể cây trồng sẽ không được đảm bảo.
Khi cây trồng có tỷ lệ tầm gửi ký sinh khá cao, có thể xử lý theo những phương pháp chỉ có tính tạm thời và không mang ý nghĩa lâu dài.
Cắt bỏ số lượng tầm gửi ký sinh: đảm bảo sự loại bỏ hoàn toàn tầm gửi trên những cá thể ký chủ. Phải kế hợp với biện pháp ngăn ngừa sự tái sinh của chúng: như việc phun Ethephon (nguồn: http://groups.ucanr.org/slosson/Documents/ 1987-19912154.pdf).
những cây móc dài.
Thiêu đốt tầm gửi: tầm gửi thường chết với một cường độ thấp của lửa, nhưng ngược lại như cây bạch đàn có thể phục hồi lại sau khi xử lý tầm gửi.
Bấm ngọn cây: đây là phương pháp thích hợp cho cây bạch đàn và cây keo. Giúp cho sự giảm bớt độ cao của những cây ký chủ, nhưng lại có hiệu quả trong việc kiểm soát tầm gửi.
Phun hoá chất lên tầm gửi: cẩn thận khi áp dụng và tiếp xúc với thuốc diệt cỏ trong khi xử lý tầm gửi.
Tiêm thuốc diệt cỏ vào cây ký chủ: chúng ta có thể tiêm hoá chất trực tiếp lên thân cây ký chủ. Nhưng lại có sự hạn chế vì phản ứng của tầm gửi và cây ký chủ là không thể tiên đoán trước đựơc (việc làm này có thể xem là một sự mạo hiểm đối với cây ký chủ).
Những phương pháp trên đây chỉ có tác dụng huỷ bỏ tầm gửi tạm thời và không thể ứng dụng trong trường hợp có quá nhiều tầm gửi ký sinh (nguồn: http://www.dpi.vic.gov.au/dpi/nreninf.nsf/childdocs/1C62D26CD3AF6FE44A2568 B3000512893A78F96833C61FD2CA256BC80005C1A61567B8F25F59FAEB4A2 56DEA0029684C-E66D531780B7CD82CA256BCF000AD51B?open)
2.2.9. Tổng quan vể Triclopyr butoxyethyl ester
Tên thương mại: Garlon 250 EC (Dow AgroSciences)
Tên hoá học: (3, 5, 6 – trichloro – 2 – pyridinyloxy) acetic acid Công thức hoá học:
Tính chất: thuốc kỹ thuật ở dạng lỏng, màu đỏ hổ phách, phân huỷ ở 290oC, ít bay hơi.
Nhóm độc II, LD50 qua miệng với nồng độ 630 mg/kg. Tương đối độc với cá. Tồn tại trong đất từ 20 – 45 ngày.
Sử dụng: dùng trừ cỏ cho vờn cây công nghiệp lâu năm, đồng cỏ, ven đường và nơi đất không trồng trọt.
Garlon 250 EC là dạng ester butoxyethyl của triclopyr, sử dụng với liều lượng 3 – 5 lít/ha, pha nước với nồng độ 1% phun đẫm lên cỏ đang sinh trưởng mạnh. Tránh để thuốc bay vào ngọn cây trồng.
Khả năng hỗn hợp: có dạng hỗn hợp với 2, 4 – D, Dicloram (Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh, 2005).
Chƣơng 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP 3.1. Nội dung thực hiện
Điều tra tình hình gây bệnh thực tế bởi tầm gửi tại vườn cây cao su thuộc Nông trường Ông quế.
Ảnh hưởng của tầm gửi trên sản lượng mủ cao su.
Nhận dạng cây TG trên cây CS, cây ăn trái và cây dọc đường phố. Lập bảng điều tra phổ ký chủ TG.
Định danh một số loài tầm gửi trên cây cao su.
Khảo sát chu trình phát triển của TG Taxillus chinensis trên cây CS. Giải phẫu hình thái nghiên cứu vùng tiếp xúc giữa cây TG và cây CS. Gây bệnh nhân tạo.
Thử hoá chất.
3.2. Đối tƣợng
Loại cây tầm gửi lá nhỏ (Taxillus chinensis) ký sinh trên cây cao su.
3.3. Thời gian và địa điểm 3.3.1. Thời gian 3.3.1. Thời gian
Đề tài được thực hiện từ: tháng 3 đến tháng 8 năm 2007.
3.3.2. Địa điểm thực hiện
Vườn Dự Án Giống Cao Su Quốc Gia – Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam tại Lai Khê, Lai Hưng, Bến Cát, Bình Dương.
Nông trường Cao su Ông Quế – Đồng Nai.
3.4. Vật liệu và hóa chất 3.4.1. Vật liệu
Tầm gửi lá nhỏ (Taxillus chinensis) gây bệnh trên cây cao su.
3.4.2. Hoá chất
Hóa chất: safranin, cồn, aniline, xylen, Garlon 250.
Dụng cụ: nồi đun cách thuỷ, máy cắt tiêu bản, máy chụp hình, ống nhòm, kính hiển vi, kính lúp, dao giải phẫu, dao lam, kim mũi mác, lame, lamella, đĩa petri, khăn lau kính, giấy thấm, xilanh 5 ml, dụng cụ đục lỗ.
3.5. Phƣơng pháp tiến hành 3.5.1. Khảo sát mức độ nhiễm bệnh
Phương pháp điều tra mức độ nhiễm bệnh
Mục đích xác định thành phần loài và mức độ gây bệnh.
Khảo sát bằng phương pháp điều tra 5 điểm trên hai đường chéo. Việc khảo sát mức độ nhiễm bệnh được thực hiện trên ba lô.
+ N1: Diện tích: 23,32 ha; dòng vô tính: PB 235; năm trồng: 1986; năm khai thác: 1992; mật độ trồng 555 cây/ha (khoảng cách trồng 6 x 3 m).
+ M1: Diện tích: 24,45 ha; dòng vô tính: PB 235; năm trồng: 1991; năm khai thác: 1997; mật độ trồng 555 cây/ha (khoảng cách trồng 6 x 3 m).
+ L3: Diện tích: 24,23 ha; dòng vô tính: PB 235; năm trồng: 1985; năm khai thác: 1992; mật độ trồng 555 cây/ha (khoảng cách trồng 6 x 3 m).
Mỗi lô khảo sát 5 điểm ngẫu nhiên trên hai đường chéo.
+ Chọn điểm.
Bảng 3. 1: Phƣơng pháp 5 điểm.
_ _
_
_ _
Mỗi điểm khảo sát trên mỗi lô được ký hiệu là Đ, vậy khảo sát 5 điểm trên mỗi lô ta có tương ứng 5 điểm là: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5.
Phân cấp bệnh.
Bảng 3. 2. Phân cấp bệnh.
Cấp bệnh Số lƣợng tầm gửi
Bệnh cấp 1 1 – 5 bụi tầm gửi
Bệnh cấp 2 5 – 10 bụi tầm gửi
Bệnh cấp 3 10 bụi tầm gửi trở lên
Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.
3.5.2. Khảo sát sản lƣợng mủ cao su trên ba lô bệnh.
Lấy số liệu sản lượng mủ cao su qua các năm trên những lô CS bị nhiễm tầm gửi. Từ nguồn số liệu được lưu trữ hàng năm của Nông trường Cao Su Ông Quế thuộc Công ty Cao su Đồng Nai.
3.5.3. Nhận dạng các loại TG của họ Loranthaceae ở miền nam
Trên cây cao su, trên cây ăn trái và cây trồng dọc theo một số đường phố.
3.5.4. Lập bảng điều tra phổ ký chủ của tầm gửi
Điều tra phổ ký chủ của TG và lập bảng. Bảng điều tra bao gồm: loại cây ký chủ, dạng TG ký sinh, mức độ phổ biến.
Bằng cách khảo sát thực tế (Nông trường cao su Ông Quế, vườn cây cao su thuộc Viện Nghiên cứu Cao su – Bình Dương, cây dọc một số đường phố Tp - HCM), kết hợp tài liệu tham khảo được trong quá trình làm đề tài để thu được những thông tin này.
3.5.5. Phƣơng pháp định danh một số loại tầm gửi
Theo sách “Cây Cỏ Việt Nam”, quyển II của Phạm Hoàng Hộ.
Theo Bộ môn Thực vật – trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. HCM. Bằng cách quan sát lá, thân, hoa, quả của cây tầm gửi.
Cách ký sinh.
Kiểu tạo u sần trên cây mà nó ký sinh.
3.5.6. Phƣơng pháp khảo sát chu trình phát triển của tầm gửi Taxillus chinensis trên cây cao su
3.5.7. Phƣơng pháp giải phẫu 3.5.7.1. Phƣơng pháp lấy mẫu
Xác định đúng cây tầm gửi (Taxillus chinensis) trên cây cao su hay cây ăn trái hoặc cây dọc đường phố.
Tìm cách lấy nguyên chùm tầm gửi và đoạn cây mà tầm gửi ký sinh. Ghi rõ nơi lấy mẫu, ngày lấy, loại cây tầm gửi ký sinh,....
3.5.7.2. Khảo sát cấu tạo thô đại
Dùng dao hoặc cưa cắt ngang phần giao giữa tầm gửi và cây cao su, sau đó đem bào thật phẳng để dễ quan sát.
Kích thước cắt tuỳ thuộc vào kích thước xâm nhiễm của TG vào cây CS. Dùng mắt thường để quan sát.
3.5.7.3. Khảo sát cấu tạo hiển vi
Để quan sát cấu tạo hiển vi cần phải có các tiêu bản mỏng không có bọt khí và tiêu bản được quan sát dưới kính hiển vi có độ phóng đại X10 hoặc X40.
Muốn tiêu bản mỏng tiến hành gia công mẫu với kích thước 10 x 10 x 15 (mm). Tạo tiêu bản bằng: máy cắt tiêu bản, dao cạo một mặt phẳng, dao lam.
Làm mềm gỗ
Trên thực tế có rất nhiều cách để làm mềm gỗ, trong đề tài này chọn phương pháp làm mềm gỗ bằng cách nấu trên nồi cách thuỷ. Cách này có ưu điểm không làm hỏng cấu tạo gỗ, nhưng thời gian làm mềm gỗ lâu hơn phương pháp khác.
Mẫu gỗ có kích thước 10 x 10 x 15 (mm) chưa qua xử lý như tẩm thuốc bảo quản hay sấy,… cho vào bình thuỷ tinh, đổ ngập nước lên gỗ, sau đó cho vào nồi nấu.
Để tăng quá trình làm mềm gỗ cần tiến hành thay định kì nước nóng bằng nước lạnh khoảng 3 giờ/lần và tiếp tục đun nhằm loại bỏ không khí ra khỏi gỗ và làm mềm gỗ.
Trong đề tài này đã thực hiện công việc làm mềm gỗ trong vòng một tuần (việc này được thực hiện 24/24 giờ/ngày).
Mẫu gỗ sau khi được làm mềm sẽ được ráp lên máy vi phẫu A.O Sliding Microtom.
Mặt muốn cắt được đặt hướng lên trên và tiến hành cắt thành từng lát, mỗi lát có độ dày khoảng 18 – 22 µm. Mỗi mặt cắt được cắt từ 5 – 8 lát, dùng cây cọ vẽ để đưa phẩu thức vào đĩa petri có chứa nước cất.
Để các phẫu thức mỏng không bị phá vỡ các tế bào gỗ thì dao cắt phải luôn sắc bén và gỗ phải luôn ở trạng thái nóng. Để giữ gỗ ở trạng thái nóng cần nhỏ vài giọt nước nóng lên mặt cắt của gỗ và dao cắt, cũng thực hiện tuơng tự khi dùng dao cạo hoặc dao lam.
Khử nước
Truớc khi nhuộm màu tiêu bản cần tiến hành khử nước ra khỏi phẫu thức bằng cách di chuyển qua một loạt dung dịch cồn có nồng độ tăng dần. Tỷ lệ cồn trên nước 1/10; 3/10; 5/10; 7/10 và cuối cùng là cồn tuyệt đối. Thời gian thử qua mỗi tỉ lệ cồn/nước khoảng 15 phút. Cần tránh khử nước đột ngột dễ làm phá vỡ tế bào và phẩu thức bị co dúm lại.
Nhuộm màu
Mục đích của việc nhuộm màu giúp cho việc quan sát dễ dàng. Dung dịch màu bao gồm: safranin, cồn, aniline.
Cách pha dung dịch nhuộm màu
Tỷ lệ dung dịch bão hoà của safranin trong cồn và tỉ lệ dung dịch Anilin bão hoà trong cồn như nhau. Dung dịch phải được pha chế và giữ nguyên trước khi dùng.
Muốn phẫu thức sáng đẹp cần phải giữ phẫu thức trong dung dịch thuốc nhuộm khoảng 15 phút hoặc có thể lâu hơn. Phẫu thức sau khi nhuộm màu cần phải rửa bằng cồn tuyệt đối nhằm loại bỏ màu thừa.
Lên tiêu bản
Trước khi lên tiêu bản phải hơ nóng các phẫu thức để loại trừ nước và làm sáng các phẫu thức bằng xylen. Sử dụng lame có kích thước với chiều dài: rộng: dày là 75: 15: 1,2 mm.
Mỗi lam nên đặt ba phẫu thức và các phẫu thức được đặt cố định bằng keo balsan canada. Để giữ cho phẫu thức cố định trên lame cần cho thêm một lượng keo nhỏ lên trên phẩu thức trước khi hạ kính đậy vật. Để tránh hiện tượng tạo bọt khí nên đặt kính đậy vật xuống từ từ. Cần làm khô tiêu bản trước khi quan sát.
3.5.8. Phƣơng pháp khảo sát tính mẫn cảm của dòng vô tính cao su (dcsvt).
Trong quá trình khảo sát cần có sự so sánh tính nhiễm và kháng của từng dòng vô tính cao su.
Giải thích sự giống và khác nhau về tính nhiễm và kháng của một số dvtcs (cụ thể trong đề tài này là 2 dvtcs: GT 1 và PB 235).
Gây bệnh nhân tạo để so sánh tính mẫn cảm của 2 dvt: GT 1 PB 235. Lây nhiễm
Lấy quả đã chín của tầm gửi (Taxillus chinensis) cho lây nhiễm trên cây cao su. Xác định các giai đoạn phát triển từ hạt đến khi thành lập đầu mút.
Phương pháp lây nhiễm: do tính chất hạt TG có chất dính bao quanh, nên ta có thể bóc vỏ của hạt TG ra và đặt trực tiếp hạt TG lên cây CS (để hạt tự bám vào).
Bố trí thí nghiệm: theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD).