Khảo sát cấu tạo hiển vi

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ GÂY BỆNH NHÂN TẠO TẦM GỬI LÁ NHỎ (Taxillus chinensis) THUỘC HỌ LORANTHACEAE TRÊN CÂY CAO SU (Hevea brasiliensis Muell. Arg.) (Trang 35)

Để quan sát cấu tạo hiển vi cần phải có các tiêu bản mỏng không có bọt khí và tiêu bản được quan sát dưới kính hiển vi có độ phóng đại X10 hoặc X40.

Muốn tiêu bản mỏng tiến hành gia công mẫu với kích thước 10 x 10 x 15 (mm). Tạo tiêu bản bằng: máy cắt tiêu bản, dao cạo một mặt phẳng, dao lam.

 Làm mềm gỗ

Trên thực tế có rất nhiều cách để làm mềm gỗ, trong đề tài này chọn phương pháp làm mềm gỗ bằng cách nấu trên nồi cách thuỷ. Cách này có ưu điểm không làm hỏng cấu tạo gỗ, nhưng thời gian làm mềm gỗ lâu hơn phương pháp khác.

Mẫu gỗ có kích thước 10 x 10 x 15 (mm) chưa qua xử lý như tẩm thuốc bảo quản hay sấy,… cho vào bình thuỷ tinh, đổ ngập nước lên gỗ, sau đó cho vào nồi nấu.

Để tăng quá trình làm mềm gỗ cần tiến hành thay định kì nước nóng bằng nước lạnh khoảng 3 giờ/lần và tiếp tục đun nhằm loại bỏ không khí ra khỏi gỗ và làm mềm gỗ.

Trong đề tài này đã thực hiện công việc làm mềm gỗ trong vòng một tuần (việc này được thực hiện 24/24 giờ/ngày).

Mẫu gỗ sau khi được làm mềm sẽ được ráp lên máy vi phẫu A.O Sliding Microtom.

Mặt muốn cắt được đặt hướng lên trên và tiến hành cắt thành từng lát, mỗi lát có độ dày khoảng 18 – 22 µm. Mỗi mặt cắt được cắt từ 5 – 8 lát, dùng cây cọ vẽ để đưa phẩu thức vào đĩa petri có chứa nước cất.

Để các phẫu thức mỏng không bị phá vỡ các tế bào gỗ thì dao cắt phải luôn sắc bén và gỗ phải luôn ở trạng thái nóng. Để giữ gỗ ở trạng thái nóng cần nhỏ vài giọt nước nóng lên mặt cắt của gỗ và dao cắt, cũng thực hiện tuơng tự khi dùng dao cạo hoặc dao lam.

 Khử nước

Truớc khi nhuộm màu tiêu bản cần tiến hành khử nước ra khỏi phẫu thức bằng cách di chuyển qua một loạt dung dịch cồn có nồng độ tăng dần. Tỷ lệ cồn trên nước 1/10; 3/10; 5/10; 7/10 và cuối cùng là cồn tuyệt đối. Thời gian thử qua mỗi tỉ lệ cồn/nước khoảng 15 phút. Cần tránh khử nước đột ngột dễ làm phá vỡ tế bào và phẩu thức bị co dúm lại.

 Nhuộm màu

Mục đích của việc nhuộm màu giúp cho việc quan sát dễ dàng. Dung dịch màu bao gồm: safranin, cồn, aniline.

 Cách pha dung dịch nhuộm màu

Tỷ lệ dung dịch bão hoà của safranin trong cồn và tỉ lệ dung dịch Anilin bão hoà trong cồn như nhau. Dung dịch phải được pha chế và giữ nguyên trước khi dùng.

Muốn phẫu thức sáng đẹp cần phải giữ phẫu thức trong dung dịch thuốc nhuộm khoảng 15 phút hoặc có thể lâu hơn. Phẫu thức sau khi nhuộm màu cần phải rửa bằng cồn tuyệt đối nhằm loại bỏ màu thừa.

 Lên tiêu bản

Trước khi lên tiêu bản phải hơ nóng các phẫu thức để loại trừ nước và làm sáng các phẫu thức bằng xylen. Sử dụng lame có kích thước với chiều dài: rộng: dày là 75: 15: 1,2 mm.

Mỗi lam nên đặt ba phẫu thức và các phẫu thức được đặt cố định bằng keo balsan canada. Để giữ cho phẫu thức cố định trên lame cần cho thêm một lượng keo nhỏ lên trên phẩu thức trước khi hạ kính đậy vật. Để tránh hiện tượng tạo bọt khí nên đặt kính đậy vật xuống từ từ. Cần làm khô tiêu bản trước khi quan sát.

3.5.8. Phƣơng pháp khảo sát tính mẫn cảm của dòng vô tính cao su (dcsvt).

Trong quá trình khảo sát cần có sự so sánh tính nhiễm và kháng của từng dòng vô tính cao su.

Giải thích sự giống và khác nhau về tính nhiễm và kháng của một số dvtcs (cụ thể trong đề tài này là 2 dvtcs: GT 1 và PB 235).

Gây bệnh nhân tạo để so sánh tính mẫn cảm của 2 dvt: GT 1 PB 235.  Lây nhiễm

Lấy quả đã chín của tầm gửi (Taxillus chinensis) cho lây nhiễm trên cây cao su. Xác định các giai đoạn phát triển từ hạt đến khi thành lập đầu mút.

Phương pháp lây nhiễm: do tính chất hạt TG có chất dính bao quanh, nên ta có thể bóc vỏ của hạt TG ra và đặt trực tiếp hạt TG lên cây CS (để hạt tự bám vào).

Bố trí thí nghiệm: theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD). Xử lý số liệu bằng phần mềm StaTGraphics Ver. 7,0.

Thí nghiệm 1: gây bệnh nhân tạo cây tầm gửi (Taxillus chinensis) trên cây CS.

Mục tiêu thí nghiệm: khảo sát tính kháng của 2 dvtcs với bệnh TG. Vật liệu thí nghiệm: hạt tầm gửi đã khô.

Thời gian: Bắt đầu từ 16/05/07 – 16/07/07.

Địa điểm: lô 46/Đ2, dvtcs GT 1và lô N1/Đ1, dvtcs PB 235. Thí nghiệm gồm: 2 nghiệm thức

Nghiệm thức Số hạt gây bệnh Dvtcs Thời gian gây bệnh (tuần)

NT1 5 GT 1 6

NT2 5 PB 325 6

Mỗi nghiện thức thực hiện trên 3 cây và lặp lại 3 lần. Trên mỗi cây gieo 5 hạt.

Tổng số cây cao su cần để thí nghiệm: 18 cây.

Thí nghiệm 2: gây bệnh nhân tạo cây tầm gửi (Taxillus chinensis) trên cây CS.

Mục tiêu thí nghiệm.

 Khảo sát tính kháng của các dvtcs với bệnh tầm gửi.

 Khảo sát sự ảnh hưởng của yếu tố thời gian đến việc duy trì sự sống của những hạt tầm gửi đã tạo đầu mút trong quá trình lây nhiễm. Vật liệu thí nghiệm: hạt tầm gửi còn tươi.

Thời gian thực hiện: 16/05/07 – 16/07/07.

Địa điểm: lô 46/Đ2, dcsvt GT 1 và lô N1/Đ1, dcsvt PB 235. Thí nghiệm gồm: 2 nghiệm thức.

Nghiệm thức Số hạt gây bệnh Giống cao su Thời gian gây bệnh (tuần)

NT1 5 GT 1 6

NT2 5 PB 325 6

Mỗi nghiện thức thực hiện trên 3 cây và lặp lại 3 lần. Trên mỗi cây gieo 5 hạt.

Tổng số hạt: 90.

Tổng số cây cao su cần để thí nghiệm:18 cây.

3.5.9. Khảo sát phƣơng pháp xử lý TG bằng hoá chất.

Phương pháp tiêm: tạo lỗ bơm Garlon 250 vào cây CS có TG Taxillus chinensis ký sinh bằng cách: đục một lỗ cách mặt đất 5 - 10 cm, sâu có thể từ 3 - 5

cm, sau đó dùng vỏ cây lấp miệng lỗ và bao lại.

Hình 3.1. Tạo lỗ bơm Garlon 250. Hình 3.2. Bơm Garlon 250. Hình 3.3. Bao miệng lỗ lại.

Thí nghiệm 3: Ảnh hƣởng của nồng độ Garlon 250 lên cây TG ký sinh trên CS.

Thời gian: Bắt đầu từ 16/05/07 – 16/06/07. Địa điểm: lô N1.

Mục tiêu thí nghiệm: xác định một số nồng độ có tác động đến TG.

Vật liệu thí nghiệm: Cây cao su có tầm gửi ký sinh. Thí nghiệm: gồm 5 nồng độ thức.

Thí nghiệm Nồng độ Garlon 250 Thời gian theo dõi

(ml) (tuần) TN1 2 6 TN2 4 6 TN3 6 6 TN4 7 6 TN5 8 6

Mỗi thí nghiệm thực hiện trên 1 cây cao su có tầm gửi ký sinh. Tổng số cây cao su dùng cho thí nghiệm: 5.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khảo sát mức độ nhiễm bệnh

Trên những cây cao su có số lượng cây tầm gửi ký sinh khác nhau, một số cây có thể lên đến 20 bụi tầm gửi. Như đã đề cập ở phần trước (phần tổng quan), trong quá trình ký sinh, cây tầm gửi hấp thu dinh dưỡng từ cây ký chủ và quá trình này gây ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng và sản lượng của từng cây CS nói riêng và cả lô cao su nói chung.

Qua khảo sát thực tế cho thấy một số cây bị nhiễm nặng dễ dẫn đến bị chết, quá trình này thường diễn ra trong mùa khô, vào thời điểm cây cao su thay lá hàng năm. Trong mùa này với thời tiết khô hạn kéo dài (cây CS dùng cơ chế rụng lá nhằm giảm thấp nhất sự thoát hơi nước và sự quang hợp để tiết kiệm năng lượng)

Tuy nhiên do cây tầm gửi là loại thực vật xanh quanh năm nên mọi hoạt động sống của chúng vẫn diễn ra bình thường. Vì vậy sự ký sinh của chúng gây chết cành và chết cả cây xảy ra nhiều hơn những lô không bị bệnh.

Những cành bị nhiễm tầm gửi thường có kích thước nhỏ hơn so với những cành có cùng điều kiện, ngoài ra còn có sự biến dạng ở vị trí giác hút (vị trí tầm gửi bám vào) cùng với sự thay đổi cấu trúc của gỗ có thể là những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chết cành và toàn bộ cây.

Vị trí ký sinh của tầm gửi trên cây cao su tập trung trên thân và cành có kích thước từ 10 (cm) trở lên.

Bảng 4.1. Kết quả điều tra mức độ bệnh tầm gửi trên cây cao su.

Lô/Số cây điều tra Không bệnh Bệnh Chết Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Lô N1 2000 1067 371 370 82 110 Lô M1 500 266 170 39 5 20 Lô L3 1500 585 473 250 73 119

Kết quả được trình bày tại Bảng 4.1 cho thấy: lô N1 với phương pháp chọn 5 điểm ngẫu nhiên trên 2 đường chéo, ta có tổng số cây điều tra là 2.000 cây. Trong đó có 1.067 cây không bị bệnh chiếm 53%; cây bị bệnh là 823 chiếm 41% và có 110 cây chết chiếm 6%.

Tại lô M1 điều tra 500 cây thì có 266 cây không bệnh chiếm 53%; 214 cây bị bệnh chiếm 43% và 20 cây chết chiếm 4%.

Tương tự lô L3 điều tra 1.500 cây có 585 cây không bị bệnh chiếm 39%; 796 cây có bệnh chiếm 53%; với 119 cây chết chiếm 8%.

Qua đây ta có thể thấy rõ tình hình bệnh cụ thể trên từng lô cao su được điều tra. Vị trí ba lô cao su này nằm gần nhau, xa khu dân cư và có những vườn cây ăn

trái nằm gần, đây có thể là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự lây lan của tầm gửi giữa cùng cây ký chủ (cao su - cao su) và khác cây ký chủ (cây ăn trái - cao su hay ngược lại). Việc lây lan của tầm gửi chủ yếu do một số loài động vật, trong đó chim đóng vai trò quan trọng, với quần thể thực vật vùng này tương đối phong phú cũng là nơi thích hợp cho một số loài chim sinh sống.

4.2. Sản lƣợng mủ cao su ở những lô điều tra bị nhiễm bệnh tầm gửi

Mủ cao su là một sản phẩm của quá trình quang hợp của cây cao su, nó bị tác động bởi nhiều yếu tố như: dòng vô tính, tuổi cây, tiểu khí hậu, các tác nhân ký sinh. Việc ký sinh của cây tầm gửi do trực tiếp hấp thu khoáng chất và nước từ cây cao su nên ngoài làm chậm sinh trưởng của cây cao su, hiện tượng này còn làm giảm sản lượng mủ một cách đáng kể.

Bảng 4. 2. Sản lƣợng cao su tại những lô khảo sát mức độ bệnh.

Tên lô Sản lượng (kg/ha) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Trung bình/năm N1 1.009 815 1.190 2.112 1.480 1.684 1.298 1.370 M1 761 912 1.221 1.099 1.197 1.172 761 1.018 L3 843 1.383 1.437 1.055 1.161 872 897 1.093

Bảng 4.2 cho thấy sản lượng mủ cao su cụ thể của từng lô điều tra (N1, M1, L3) qua một số năm gần đây. Dù chúng được trồng, chăm sóc và các điều kiện khai thác như nhau nhưng lại cho sản lượng mủ trung bình/ha/năm nhiều ít khác nhau. Theo Phan Thành Dũng viện phó Viện Nghiên cứu CS Việt Nam, chế độ khai thác được áp dụng theo quy trình kỹ thuật do tổng công ty cao su Việt Nam ban hành năm 2004, quy trình này được thống nhất cho toàn ngành. Ngoài ra, tại lô N1 còn sử dụng kỹ thuật kích thích bằng khí ethylen (RRIMFLOW) vào năm 2006, kỹ thuật

này có khả năng tăng sản lượng lên gấp đôi ở những vườn cây thích hợp (sinh trưởng khoẻ, mật độ cây đồng đều,...). Tuy nhiên, kỹ thuật này không được áp dụng vào năm 2007 do vườn cây không đáp ứng tăng sản, trong đó có sự góp phần đáng kể của tầm gửi.

Với sản lượng mủ trung bình thấp so với toàn ngành cao su (1.860 kg/ha vào năm 2007) và toàn bộ Công ty (khoảng 1.800 kg/ha), nên những lô này (lô N1, M1, L3,..) dự kiến phải thanh lý và trồng lại trong thời gian tới, dù chúng vẫn đang trong chu kỳ kinh doanh bình thường (chu kỳ kinh doanh bình thường khoảng 25 - 27 năm). Sự việc này có thể do hậu quả của mức độ ký sinh quá cao và sự ký sinh của tầm gửi lên cây cao su trong thời gian dài.

4.3. Nhận dạng cây tầm gửi

Theo kết quả khảo sát được trên cây cao su, cây rừng, cây dọc đường phố thấy rằng những loại tầm gửi ký chủ yếu thuộc vào những dạng sau: Không lá, lá nhỏ, lá trung, lá to, có đốt.

Trong quá trình nhận dạng trên đây, do việc điều tra được thực hiện trên diện rộng và cây TG chủ yếu ký sinh trên cây thân gỗ đa niên nên gặp phải một số khó khăn như cây thân gỗ đa niên thường là những cây rất cao mà vị trí xâm nhiễm của TG phổ biến từ cành cấp hai trở lên, nên không thể lấy mẫu trên từng loại cây ký chủ để định danh từng loại TG cụ thể mà chỉ có thể thực hiện công việc nhận dạng như trên đối với từng cây ký chủ được quan sát.

4.4. Một số ký chủ chính của cây tầm gửi Bảng 4. 3. Một số cây ký chủ của tầm gửi. Bảng 4. 3. Một số cây ký chủ của tầm gửi.

Stt

Tên Việt Nam

Tên khoa học Loại tầm gửi

Mức độ nhiễm Địa điểm khảo sát 1 Cây bồ

đề Styrax tonkinensis Lá trung bình 2 ĐNTL

2 Cây

3 Cây khế Rourea minor Lá trung bình 3 ĐNTL

4 Cây thị D. ehertioides Lá trung bình 2 NTL

5 Cây me

tây Samanea saman Lá lớn 2 CVLVT

6 Cây lộc

vừng B. acutangula Lá lớn 1 ĐĐBP

7 Cây

mận Prunus salicina Lá lớn 2 ĐNĐC

8 Cây

xoài Mangifera indica Lá trung bình 2 ĐĐBP

9 Cây sung F. drupacea Lá lớn 2 ĐĐBP 10 Cây bạch đàn Stantalum Lá nhỏ 2 ĐNTL 11 Cây gòn C. pentandra Lá nhỏ 3 ĐBL 12 Cây tràm Melaleuca cajupti Lá lớn 1 ĐBL 13 Cây

sanh F.benjamina Không lá 5 NTL

14 Cây mít A.heterophyllus lam. Lá nhỏ 3 ĐHNL

15 Cây

điều Syzygium malaccense Lá nhỏ 2 NTOQ

16 Cây

bàng Terminalia catappa Không lá 5 ĐHNL

17 Cây cà

phê Coffea dewevrei

Struthanthus

18 Cam Citrus sinensis Lá nhỏ 2 NTOQ

19 Chanh Citrus aqrantifolia Lá nhỏ 1 NTOQ

20 Phi lao Casuarinaequisetifolia Loranthus incanus

Schum TLTK 21 Cây tùng Juniperus squamate Arcenthobiumchinense Lec. TLTK 22 Cây ca

cao Theobroma cacoa

Phthirusa theobromae

Ekchl. 3 NTOQ

23 Cây ổi Psidium guajava Struthanthus

marginatus Desr 2 NTOQ

24 Cây cao su Hevea brasiliensis Lá nhỏ + lá lớn + không lá Bảng 4.2 NTOQ

25 Cây mai Prunus mume Lá nhỏ 1 NTOQ

26 Cây dẻ Castanopsis cerebrina Korthalsella opuntia

Thunb TLTK

27 Cây hồi Illicium verum Macrosolen

cochinchinensis Lour. TLTK

28 Cây bơ Persea americana Lá nhỏ 5 NTOQ

29 Cây sau sau Liquidambar formosana Viscum artialarum Burm. TLTK 30 Cây dâu tằm Morus alba Elytranthe tricolor H.lee TLTK

31 Cây dâu B. anamensis Có đốt 4 NTOQ

32 Cây sến Shorea henryana không lá 3 NTOQ

33 Cây cóc Spondias cytherea Lá nhỏ 16 CVLVT

Ghi chú: Bảng 4.3 chỉ có ý nghĩa khảo sát phổ ký chủ chung của tầm gửi mà không khảo sát phổ ký chủ của từng loại TG riêng biệt.

Trong quá trình thực hiện công việc khảo sát phổ ký chủ của TG cũng gặp phải những khó khăn như mục 4.3.

Qua Bảng 4.3 có thể thấy rằng cây tầm gửi chủ yếu ký sinh trên loại cây thân gỗ đa niên.

Ngoài ra, cây tầm gửi còn có phổ ký chủ rất rộng, hầu như có thể mọc trên bất cứ nơi nào mà hạt được đặt lên (nhưng chỉ có thể duy trì sự sống ở những nơi có điều kiện phù hợp).

4.5. Định danh một số loại tầm gửi trên cây cao su.

Kết quả trong thời gian nghiên cứu về định danh TG được trình bày dưới đây.

4.5.1. Viscum articulatum Burm.F. (Nông trƣờng Ông quế)

Viscum articulatum thuộc loại tầm gửi có đốt, tầm gửi dẹt. Bụi thòng, bán ký

sinh, dài 40 – 60 cm; thân có đốt dẹt, dễ gãy ở mắt, không lá. Hoa ở mắt, chụm ba, hoa giữa cái hai bên là hoa đực; đài 3 – 4 phân; bao phấn gắn trên lá đài. Quả trắng

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ GÂY BỆNH NHÂN TẠO TẦM GỬI LÁ NHỎ (Taxillus chinensis) THUỘC HỌ LORANTHACEAE TRÊN CÂY CAO SU (Hevea brasiliensis Muell. Arg.) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)