KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập TN ngành QLGD tại trường ĐHSP 2 (Trang 37 - 42)

3.1. Kết luận:

Trong thời gian 7 tuần thực tập (từ 13/12- 28/01/2011) tại Phòng Đào tạo, Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 ở vị trí của một chuyên viên được sự giúp đỡ, tạo điều kiện và chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong phòng cùng những định hướng của các thầy cô giáo tại Học viện QLGD tôi đã được tham gia giải quyết một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng và của trường. Đó là: Công tác hỗ trợ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp; Quản lý điểm số, tham gia xét tốt nghiệp cấp văn bằng chứng chỉ cho hệ vừa làm vừa học và giáo dục từ xa năm 2010; Đăng ký học tín chỉ cho sinh viên chính quy khóa 36; quản lý thông tin sinh viên hệ chính quy K36. Ngoài ra, còn tham gia thực hiện công tác hành chính văn phòng, tham dự các phong trào văn hóa- văn nghệ và giải quyết các công việc sự vụ khác được giao…

Mỗi một công việc đều có những yêu cầu riêng đòi hỏi phải nắm vững các kiến thức chuyên môn, các văn bản pháp quy liên quan tới công tác quản lý cũng như các kĩ năng cần thiết cho giải quyết công việc, như: Kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian...

Đây là lần đầu tiên được tiếp xúc với môi trường làm việc lớn và chuyên nghiệp nên tôi không tránh khỏi những bờ ngỡ và gặp một số khó khăn khách quan cũng như chủ quan, đó là: Giữa lý luận và thực tiễn có nhiều khác biệt, thực tiễn công việc quản lý đào tạo vô cùng đa dạng và phức tạp mà những kiến thức được trang bị ở trường chỉ là nền tảng, là phương pháp luận. Thêm vào đó, cá nhân tôi nhận thấy mình còn thiếu kinh nghiệm thực tế, kinh nghiệm làm quản lý... Song để đạt được mục đích đề ra và hoàn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp tôi đã cố gắng, nỗ lực hết mình, làm việc với thái độ nghiêm túc, cầu thị, ham học hỏi.

Tuy thời gian thực tập không đủ dài để tôi có được cái nhìn đầy đủ nhất về công việc cũng như năng lực cần có của một cán bộ quản lý gáo dục nói chung và cụ thể là vị trí chuyên viên Phòng Đào tạo. Nhưng hoàn thành đợt thực tập tôi nhận thấy mình cần phải nỗ lực hơn nữa, học tập hơn nữa, rèn luyện hơn nữa và tiếp cận thực tế nhiều hơn nữa. Đồng thời, phải không ngừng rèn luyện tu dưỡng những phẩm chất đạo đức của một cán bộ quản lý giáo dục để phục vụ cho công việc của một nhà quản lý giáo dục tương lai.

3.2. Những bài học kinh nghiệm được rút ra cho bản thân:

Trong thời gian thực tập phòng Đào tạo trường ĐHSP Hà Nội 2 đã để lại cho tôi rất nhiều ấn tượng tốt đẹp, và một điều không thể phủ nhận là tôi đã có được những bài học đầu tiên về thực tế ngành nghề mà mình đã lựa chọn. Cụ thể:

- Để làm tốt công việc ở bất cứ một lĩnh vực, ngành nghề nào nói chung và hoạt động quản lý đào tạo trong trường đại học nói riêng bản thân phải có những kiến thức sâu, rộng về lĩnh vực đó. Ngoài ra, còn luôn phải tự học, tự bồi dưỡng và trải nghiệm thực tế để khắc sâu kiến thức nâng cao phẩm chất, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cần thiết.

- Không nên phủ nhận tầm quan trọng của bất kì môn học nào trong nhà trường đặc biệt là các môn học đại cương và cơ sở ngành. Vì nội dung kiến thức những môn học này đem lại chính là những công cụ hữu hiệu, là nền tảng, là phương pháp, là trợ thủ đắc lực cho việc thực hiện các công việc liên quan đến chuyên ngành mà chúng ta đang theo học.

- Đối với vị trí một chuyên viên quản lý Phòng Đào tạo trường Đại học để có thể thực hiện tốt các công việc của mình ngoài những kiến thức, kỹ năng cần có trước hết phải nắm rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao cũng như chức năng, nhiệm vụ của tổ chức. Và điều đặc biệt quan trọng là phải nghiên cứu nắm thật vững và thực hiện theo đúng các Văn bản pháp quy của

ngành Giáo dục (Luật giáo dục, Điều lệ trường đại học, Quy chế đào tạo…), các Quyết định, công văn, chỉ thị, văn bản hướng dẫn… từ các cấp quản lý của nhà trường.

- Giao tiếp là một đặc trưng nhất trong hành vi của con người, nó không những là điều kiện quan trọng bậc nhất của sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách mà còn đảm bảo cho con người đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả trong mọi lĩnh vực hoạt động. Trong hoạt động quản lý cũng vậy, kỹ năng giao tiếp chính là kênh thông tin vô cùng quan trọng, là nguồn phát và thu tín hiệu nhanh và hiệu quả nhất đảm bảo cho các hoạt động quản lý được thành công .

- Trước khi làm bất cứ việc gì, nên thu thập đầy đủ thông tin liên quan đến công việc mình sắp làm, thông tin cần phải được xử lý và qua quá trình sàng lọc kỹ lưỡng nhằm làm tăng độ tin cậy của thông tin. Có như vậy, quá trình thực hiện công việc mới không bị gián đoạn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện công việc. Nên coi trọng chất lượng thông tin hơn số lượng thông tin. Và trong các hoạt động quản lý đào tạo như: quản lý điểm số, thông tin của sinh viên, đăng ký tín chỉ, lập kế hoạch năm học, thời khóa biểu… việc ứng dụng công nghệ thông tin (Sử dụng máy vi tính, phần mềm quản lý, phần mềm văn phòng) để xử lý, lưu trữ, truyền tin có vai trò ngày càng quan trọng. Giúp cho các hoạt động quản lý có kết quả nhanh hơn, chính xác hơn và hiệu quả cao hơn.

- Bên cạnh chúng ta luôn có những “chuyên gia” đó là: những thầy, cô giáo- những người đi trước. Họ hơn ta về kiến thức, về kinh nghiệm cuộc sống cũng như kinh nghiệm trong công việc. Người xưa có câu: “Năng nhặt chặt bị ”, với những vấn đề chưa rõ, ta nên nhờ sự tư vấn từ các thầy, cô, những kiến thức và kinh nghiệm mà các thầy cô truyền đạt là báu vật vô giá làm giàu thêm “kho” tri thức và kinh nghiệm của bản thân mỗi chúng ta.

- Không phải ai trong chúng ta cũng có đủ tự tin để khẳng định mình ở những môi trường khác nhau, bởi lẽ, ai cũng có những rào cản nhất định (sự nhút nhát, tâm lý ngại thay đổi...). Phá vỡ rào cản, lấy lại sự tự tin là điều nên làm và cần phải làm với mỗi người đặc biệt là với một sinh viên năm thứ tư như tôi.

- Luôn giành phần tự chủ về phía mình, thích nghi với những thay đổi không mong muốn trong cuộc sống, luôn làm chủ hoàn cảnh. Trong cuộc sống hàng ngày, ta luôn phải đối mặt với rất nhiều sự thay đổi, bí kíp của sự thành công nằm ở việc quản lý tốt sự thay đổi ấy. Không phải điều gì mình muốn cũng có thể đạt được, điều quan trọng là phải biết chấp nhận điều đó như một sự thật hiển nhiên, luôn giành phần chủ động về mình, lường trước và sẵn sàng đón nhận đón nhận tình huống xấu nhất có thể xảy ra, đương đầu với nó, vượt qua nó. Trong quá trình thực tập, đã có những lúc mọi việc không thể thực hiện được theo kế hoạch đã đề ra vì những lý do khác nhau. Việc cần làm là phải chủ động tạo ra sự thay đổi chứ không nhất nhất phải thực hiện theo kế hoạch một cách cứng nhắc.

- Luôn giữ cho tâm hồn mình thư thái, không nên tạo ra quá nhiều áp lực cho bản thân. Bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh, vì sự nóng vội chỉ khiến mọi việc thêm rắc rối.

- Luôn có thái độ cầu thị, ham học hỏi, rèn luyện các phẩm chất kiên trì, nhẫn nại. Nên lắng nghe nhiều, học hỏi nhiều, quan sát kỹ và ghi chép đầy đủ, vì những điều chúng ta tìm hiểu lúc này, không những phục vụ cho công việc hiện tại, mà còn làm tài liệu tham khảo cho công việc sau này nữa.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Quy định về đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ở trường ĐHSP Hà nội 2 (Ban hành kèm theo Quyết định số

376/QĐ-ĐHSPHN2 ngày 06/9/2010 của Hiệu trưởng trường ĐHSP Hà Nội 2).

Phụ lục 2 Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học (Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2007/QĐ-BGDĐT ngày tháng năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Phụ lục 3 Kế hoạch giảng dạy- học tập năm học 2010 – 2011 Trường ĐHSP Hà Nội 2.

Phụ lục 4 Kế hoạch công tác tháng 12/2010 và tháng 1/2011 Trường ĐHSP Hà Nội 2.

Phụ lục 5 Quy định về lề lối làm việc của Phòng đào tạo trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Phụ lục 6 Tài liệu tập huấn sử phần mềm quản lý đào tạo Unisoft cho cán bộ trường ĐHSP Hà Nội 2.

[1]. Lưu Xuân Kiểm (chủ biên), Giáo trình Hành chính văn phòng trong cơ quan Nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia.

[2]. Trịnh Anh Cường, Tập bài giảng và tài liệu tham khảo học phần Quản lỳ nhà trường và các cơ sở giáo dục, 2010.

[3]. PGS.TS Hà Thế Truyền và ThS. Trịnh Anh Cường, Tập bài giảng học phần Kỹ năng Quản lý Đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học, 2010.

[4]. ThS. Lê Thị Tuyết Hạnh và ThS. Lê Thị Mai Phương, Khoa học quản lý

(tài liệu lưu hành nội bộ, Học viện quản lý giáo dục), 2008. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[5]. ThS. Lê Thị Tuyết Hạnh và ThS. Lê Thị Mai Phương, Khoa học quản lý giáo dục 1 (tài liệu lưu hành nội bộ), 2009.

[6]. ThS. Lê Thị Tuyết Hạnh và ThS. Lê Thị Mai Phương, Khoa học quản lý giáo dục 2 (tài liệu lưu hành nội bộ), 2009.

[7]. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Sổ tay sinh viên, 2010

[8]. Trang thông tin điện tử (website) của trường Đại học sư phạm Hà Nội 2: http://www.hpu2.edu.vn.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập TN ngành QLGD tại trường ĐHSP 2 (Trang 37 - 42)