đề nào đó như hướng dẫn thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Công văn hướng dẫn gồm có 03 phần: Đặt vấn đề; giải quyết vấn đề; kết luận.
- Đặt vấn đề: nêu tên, số, ký hiệu, ngày tháng năm, trích yếu của của văn bản cần được hướng dẫn hoặc khái quát vấn đề cần hướng dẫn thực hiện.
- Giải quyết vấn đề: nêu rõ nguồn gốc, xuất xứ của Chủ trương, chính sách, quyết định cần được hướng dẫn thực hiện. Qua phân tích mục đích, ý nghĩa, tác dụng của các chủ trương đó về các phương diện kinh tế – xã hội… nêu cách thức tổ chức và các biện pháp thực hiện.
- Kết luận: Nêu yêu cầu phổ biến cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan biết và tổ chức thực hiện đúng tinh thần của chủ trương, chính sách, quyết định.
* Cơ sở pháp lý liên quan đến soạn thảo công văn.
- Thông tư số 1/2011/TT-BNV-19/01/2011 của Bộ Nội Vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
- Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP, ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ về thể thức trình bày văn bản - Hướng dẫn trình bày thể thức Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính của Trường ĐHSP Hà Nội 2
b. Cách làm và kết quả thu được: * Cách làm:
Tiến hành soạn thảo công văn theo hướng dẫn của thầy Nghĩa và theo mẫu có sẵn trình bày ở trên.
* Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng:
+ Phải có những hiểu biết, những kiến thức về hành chính văn phòng trong cơ quan Nhà nước. Đó là: Kiến thức về tin học văn phòng, biết cách dùng lệnh in, photocopy…
+ Nắm được các quy định về công tác văn thư, hành chính và tuân thủ các quy định đấy.
- Về kỹ năng:
+ Kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng giao tiếp tốt trong giải quyết các công việc nghiệp vụ…
2.2.7. Tham gia các phong trào văn hóa-văn nghệ và các hoạt động khác.
Muốn quản lý tốt, phải hiểu rõ đối tượng quản lý, gần gũi đối tượng, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng cũng như quan tâm đến cả đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần của đối tượng quản lý để từ đó áp dụng những phương pháp quản lý phù hợp, đó là một trong những yếu tố làm nên hiệu quả quản lý. Ý thức được điều đó nên trong quá trình thực tập tại trường ĐHSP Hà Nội 2, bên cạnh việc luôn cố gắng để hoàn thành một cách tốt nhất những công việc chuyên môn được giao tôi luôn chủ động và dành những khoảng thời gian nhất định để tìm hiểu và tham gia, tham dự các phong trào văn hóa-văn nghệ của trường. Mặc dù đây không phải là một trong các nội dung thực tập chính yếu của đợt thực tập tốt nghiệp, nhưng chắc chắn nó sẽ giúp tôi hiểu rõ hơn về hoạt động dạy, hoạt động học và tổ chức- quản lý của nhà trường. Đồng thời, tôi cũng có thêm cơ hội để học hỏi, giao lưu trao đổi và rèn luyện những kỹ năng của bản thân với thầy cô và bạn bè nơi đây. Cụ thể:
* Dự hội thi Nghiệp vụ sư phạm cấp trường năm học 2010-2011
Qua việc tham dự hội thi với tư cách người nghe tôi đã học hỏi được phong cách lên lớp, các bước lên lớp, thấy được sự tâm huyết của các thí
sinh dự thi (là những thầy cô giáo trong tương lai) với bài giảng của mình, thái độ của học sinh với nội dung bài học, thấy được sự tương tác giữa giáo viên với học sinh trong quá trình học... Những kiến thức đã được học trong các học phần Quản lý hoạt động giáo dục, Quản lý hoạt động dạy học đã giúp tôi có phương pháp nhìn nhận, đánh giá một giờ dạy. Qua đây cũng thấy rằng, đối với các trường đại học sư phạm việc tổ chức các Hội thi nghiệp vụ sư phạm là một nét đặc trưng trong các phong trào văn hóa-văn nghệ và có tính giáo dục cao. Bởi vì, hội thi vừa là nơi để các bạn sinh viên được thực hành, được vận dụng các kiến thức lý thuyết đã được học vào một giờ dạy. Đồng thời nhằm sớm phát hiện các sinh viên có trình độ chuyên môn thực sự động viên khen thưởng kịp thời, cũng như tạo điều kiện để sinh viên trong nhà trường có thể học hỏi trau dồi thêm những kiến thức kỹ năng và cũng là biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy…
* Dự hội thảo trao đổi và rút kinh nghiệm về việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ của trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.
Hình thức đào tạo theo tín chỉ xuất hiện rất sớm và được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, hình thức này cũng được áp dụng với nhiều trường Cao Đẳng, Đại học đặc biệt là các trường nằm trong khối kỹ thuật. Bất kỳ hình thức Đào tạo nào, dù ưu việt tới đâu cũng tồn tại những hạn chế nhất định, hình thức đào tạo theo tín chỉ cũng vậy. Việc tổ chức hội nghị trao đổi và rút kinh nghiệm đào tạo theo tín chỉ là vô cùng cần thiết. Phòng Đào tạo chịu trách nhiệm tổ chức hội nghị, thành phần tham gia gồm có: Trưởng Khoa, phó Khoa, lãnh đạo các phòng ban trong Khoa, các cán bộ giảng viên thuộc những bộ môn khác nhau.
Tham dự hội nghị, tôi được nghe các lãnh đạo phòng ban báo cáo về tình hình quản lý, việc sử dụng các phần mềm quản lý hoạt động đào tạo theo tín chỉ, báo cáo của các giảng viên chuyên môn về tình hình học tập của sinh viên. Được nghe ý kiến đóng góp, trao đổi giữa thầy trưởng Khoa với cán bộ các phòng ban, với các giảng viên, giữa các giảng viên với nhau về mặt chuyên môn và phương pháp giảng dạy. Hình thức đào tạo theo tín chỉ tôi cũng chỉ mới được biết qua sách vở chứ chưa được trực tiếp thực hiện, bởi vậy, đợt thực tập này cũng là một cơ hội tốt để tôi có thể tiếp cận với nó nhiều hơn, hiểu sâu hơn để có thể phục vụ cho công việc sau này. Đào tạo theo tín chỉ đồng nghĩa với việc, phát huy tính chủ động, sáng tạo của sinh viên, sinh viên tự học, tự nghiên cứu là chủ yếu, giảng viên chỉ đóng vai trò định hướng, hướng dẫn. Như vậy, giảng viên sẽ nhàn hơn, sẽ là một cơ hội tốt với những sinh viên ham học hỏi, tự tìm tòi, muốn rút ngắn thời gian học của mình để sớm ra trường và tìm cho mình một công việc phù hợp với khả năng và chuyên ngành mình theo học. Nhưng cũng là một thách thức với những sinh viên đã quen với việc học thụ động, không biết cách tự họ.
Ngoài ra, việc tham dự hội thảo cũng giúp tôi thêm một lần nữa có cơ hội được quan sát, học hỏi nhiều hơn về kỹ năng tổ chức và điều hành hội thảo, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng sử dụng thời gian hội thảo cho hợp lý khoa học, đặc biệt là hiểu rõ hơn về quy trình diễn ra một hội nghị, hội thảo...