III. Nội dung bài mới:1. Đặt vấn đề:(1’) 1. Đặt vấn đề:(1’) 2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1(24’) Tìm hiểu đề và lập dàn ý.
HS đọc đề 1 SGK, GV ghi đề.
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề. Thể loại?
Em hiểu như thế nào về nghĩa các từ: phong phú, đa dạng, chủ lưu, quán thông kim cổ.
HS:
Xác định nội dung chính cần bàn luận? Cần làm rõ những luận điểm cụ thể nào?
HS:
Dẫn chứng?
Từ nội dung tìm hiểu đề và gợi ý SGK, học sinh lập dàn ý.
GV bổ sung và nhận xét. HS đọc đề 2.
Xác định nội dung càn bàn luận HS:
Em hiểu ý của từng luận điểm đó như thế nào? Ý của cả câu có nghĩa là gì?
HS:
1. Đề 1: Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng“Nhìn chung VHVN phong phú, đa dạng; nhưng “Nhìn chung VHVN phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một dòng chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước”. Hãy trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề trên..
a. Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Nghị luận văn học, bàn về một ý kiến về văn học.
- Giải thích nghĩa các từ:
+ Phong phú, đa dạng: có nhiều tác phẩm, với nhiều hình thức và thể loại khác nhau.
+ Chủ lưu: dòng chính, bộ phận chính.
+ Quán thông kim cổ: thông suốt từ xưa đến nay. - Nội dung: Văn học yêu nước là dòng chính trong sự phong phú và đa dạng của VHVN.
+ VHVN rất phong phú và đa dạng. + Dòng chính của VHVN là yêu nước.
+ Văn học yêu nước tông suốt từ xưa đến nay. - Lấy các tác phẩm chứng minh: Nam quốc sơn hà; Bình Ngô đại cáo; Tuyên ngôn độc lập...
b. Lập dàn ý: SGK.
2. Đề 2: Bàn về đọc sách, nhất là đọc các tác phẩm văn học lớn, người xưa nói: “Tuổi trẻ đọc phẩm văn học lớn, người xưa nói: “Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua cái kẻ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổigià đọc sách như thưởng thức trăng trên đài” Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào?
a. Tìm hiểu đề:
- Nội dung: bàn về đọc các tác phẩm văn học lớn của 3 thế hệ.
+ Tuổi trẻ đọc sách chỉ thấy được trong phạm vi nhỏ hẹp.
+ Lớn tuổi đọc sách thì tầm nhìn được mở rộng. + Tuổi già đọc sách thì hiểu sâu và rộng hơn. Càng lớn tuổi có vốn sống, vốn văn hóa và kinh nghiệm thì dọc sách càng hiệu quả.
Nhận xét trên có hoàn toàn đúng không? Cần bổ sung vấn đề gì để nhận xét được đầy đủ, phù hợp? HS:
Từ nội dung tìm hiểu đề và gợi ý SGK, học sinh lập dàn ý.
Từ các đề bài trên, nhận xét về đối tượng và nội dung bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học? HS phát biểu.
GV tổng kết, học sinh đọc ghi nhớ SGK.
- Cần bổ sung: Những người trẻ tuổi nếu chịu khó quan sát, tìm hiểu và nâng cao trình độ văn hóa, lí luận văn học thì sẽ hiểu sâu sắc tác phẩm văn học.
b. Lập dàn ý: SGK
* Ghi nhớ: SGK.
b. Hoạt động 2(10) Luyện tập
HS đọc kĩ nội dung và yêu cầu bài tập 1 SGK. Thảo luận và lập dàn ý ý kiến bàn về văn chương của Thạch Lam.
HS trình bày.
GV nhận xét, bổ sung và ghi điểm nếu học sinh trả lời tốt.
Bài tập 1:
a. Mở bài: Giới thiệu ý kiến bàn về văn chương của Thạch Lam.
b. Thân bài:
- Giải thích:
+ Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực.
+ Tố cáo, làm thay đổi thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú.
- Chứng minh bằng các dẫn chứng cụ thể.
- Đánh giá, bàn luận về sự phù hợp, đúng đắn của ý kiến trên.
c. Kết bài: Khẳng định quan niệm đúng đắn về vai trò và tác dụng của văn chương đối với đời sống xã hội.