Khả năng thanh toán của công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH Tiên Lâm (Trang 53 - 58)

II. Thực trạng Tình hình sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Tiên Lâm

b.Khả năng thanh toán của công ty.

Như đã trình bày ở chương 1 các hệ số này đo lường khả năng đáp ứng các ràng buộc pháp lý về tài chính của doanh nghiệp (nghĩa là thanh toán các khoản nợ ngắn hạn). khi doanh nghiệp có đủ tiền, doanh nghiệp sẽ tránh được việc vi phạm các ràng buộc pháp lý về tài chính và vì thế tránh được nguy cơ chịu các áp lực về tài chính.

Khả năng thanh toán của công ty tốt hay xấu ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của công ty.bởi vậy để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

không thể không đánh giá tình hình và khả năng thanh toán của công ty. khả năng thanh toán của công ty được thể hiện qua một số chỉ tiêu như khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời ở bảng sau:

Tt

Chỉ

tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tài sản bằng tiền 1103614391 2884506214 3314499125 Hàng lưu kho 2076287170 3880417589 4374063372 54

Hệ số thanh toán hiện thời 1.098478754 1.008936815 1.478911381 Hệ số thanh toán nhanh 0.914209747 0.69262483 1.084307731 Hệ số thanh toán tức thời 0.097944991 0.235130335 0.299015662

 Hệ số thanh toán hiện thời: ta thấy nhìn chung các năm đều có xu hướng tăng, và tỷ lệ nàu qua các năm đều lớn hơn 1. Tỷ số này tăng qua các năm. Cụ thể năm 2009: 1.098478754 lần, năm 2010 là 1.008936815 lần và tơi năm 2011 tăng lên 1.478911381 lần. Khi đến hạn đòi nợ thì doanh nghiệp đủ tài sản lưu động để thanh toán

 Hệ số thanh toán nhanh: năm 2010 có xu hướng giảm, đến năm 2011 có xu hướng tăng. Cụ thể năm 2009 là 0.914209747 lần, năm 2010 là 0.69262483 lần và năm 2011 tăng lên 1.084307731 lần. Một đấu hiệu đáng mừng về khả năng thanh toán. Khi mà tỷ lệ này lớn hơn 1 có nghĩa là nếu chủ nợ đòi tiền thì Tiên Lâm có đủ khả năng sử dụng tài sản thanh khoản để chi trả mà không phải thanh lý hàng tồn kho.

 Hệ số thanh toán tức thời: tỷ lệ này có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2009 là 0.097944991 lần, năm 2010 là 0.235130335 lần và năm 2011 là 0.299015662 lần. Ta thấy rằng tỷ lệ này hơi thấp. Vì khi chủ nợ tới đòi tiền thì doanh nghiệp sẽ không đủ tiền mặt chi trả cho chủ nợ. Tuy nhiên do đặc thù nghành thì là hợp lý.

So với nghành thì các tỷ lệ thanh toán của công ty là cao. Chứng tỏ doanh nghiệp khá thành công trong quản lý tính thanh khoản của công ty

1.3. Nhận xét về hiệu quả sử dụng vốn lưu động1.3.1. Ưu điểm 1.3.1. Ưu điểm

Nhìn một cách tổng quát quá trình hoạt động trong giai đoạn 2008-2011 ta có thể thấy được một số mặt đã đạt được của công ty như sau:

Công ty đã sử dụng VLĐ đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục. Cơ cấu VLĐ hợp lý, được đảm bảo bởi các nguồn vốn ổn định. Ngoài ra trong những tình huống kinh doanh cần vốn mà công ty không thể đáp ứng ngay, công ty vẫn có thể huy động được từ các nguồn vốn ngắn hạn để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục.

1.3.2. Nhược điểm

Qua phân tích thực trạng vốn lưu động bình quân và hiệu quả sử dụng VLĐ ta có thể thấy:

Mặc dù VLĐ của công ty tăng trong giai đoạn 2009-2011 nhưng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong giai đoạn này giảm dần và thấp nhất vào năm 2010, là năm mà công ty làm ăn không có hiệu quả. Như vậy có thể kết luận rằng trong giai đoạn 2009-2010 công ty nợ đọng vốn nhiều, vốn bị đình trệ chủ yếu trong khâu tồn kho nên làm tăng thời gian luân chuyển, doanh nghiệp phải huy động vốn nhiều hơn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó đã

làm tăng chi phí vốn, giảm khả năng sinh lời của đồng vốn, việc sử dụng VLĐ không hiệu quả.

Tất cả những chỉ tiêu đánh giá đều cho thấy công ty sử dụng VLĐ không hiệu quả. Điều này cho thất trình độ sử dụng VLĐ của công ty còn thấp. Công ty quản lý VLĐ còn lỏng lẻo và không được chú trọng mặc dù VLĐ chiếm tỷ lệ chủ yếu trong cơ cấu vốn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

1.3.3. Nguyên nhân của nhược điểm

1.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân quan trọng nhất là công ty chưa có một mô hình quả lý VLĐ phù hợp. Việc quản lý VLĐ của công ty hiện nay vẫn trên mô hình quản lý cũ như các doanh nghiệp nhà nước mà chưa áp dụng một mô hình quản lý hiện đại nào. Công tác phân tích dự án, đánh giá hiệu quả của những công trình, sản phẩm thi công còn chưa được chú trọng quan tâm đúng mức. Hay nói đúng ra là công tác này còn yếu kém, việc sản xuất kinh doanh chỉ dừng lại ở mực độ có hợp đồng là nhận thi công. Ngoài ra, do là một công ty mới thành lập trong ngành nên công ty còn gặp phải nhiều hạn chế và khó khăn. Khó khăn vì uy tính của công ty chưa có nhiều, uy tín ở đây là ở mặt chất lượng và giá thành của những công trình thi công của công ty so với những doanh nghiệp khác trong ngành.

Thứ hai, bộ máy quản trị của công ty còn có ít kinh nghiệm trong quản lý, mới chỉ có hơn 5 năm hoạt động trong lĩnh vực quản lý. Nhiều chiến lược kinh doanh đưa ra còn chưa đúng, chưa phù hợp với thực tế môi trường kinh doanh và phù hợp với tình hình thực tế của chính công ty. Do đó, hiệu quả mà những chiến lược này mang lại là không cao, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cũng vì thế mà hiệu quả hoạt động của vốn lưu động cũng giảm theo.

1.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Có một thực tế đang diễn ra tại công ty hiện nay, là thời gian thu hồi vốn sau khi hoàn thành những công trình thi công là khá dài. Điều là là do, đa phần những hợp đồng của công ty gắn với những công trình xây dựng. Do vậy công tác quyết toán chỉ được hoàn thành khi toàn bộ công trình được hoàn thành nên bản thân công ty không thể tự quyết định được thời gian hoàn thành. Vốn lưu động đọng ở khâu này chiếm vị trí cao trong tổng vốn kinh doanh của công ty. Vì thế nó trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của đồng vốn cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn bộ công ty. Càng thu hồi được vốn ở khâu này nhanh bao nhiêu thì càng rút ngắn được vòng quay VLĐ bấy nhiêu. Đây là vấn đề cần thiết với một công ty có quy mô nhỏ như công ty TNHH Tiên Lâm, có nguồn vốn kinh doanh không nhiều, việc đọng vốn ở bất kỳ khâu nào cũng làm ảnh hưởng đến nguồn VLĐ phục vụ cho quá trình sản xuất.

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Tiên Lâm.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH Tiên Lâm (Trang 53 - 58)