1. NGÂN HÀNG NÀH NƯỚC CẦN BAN HÀNH VĂN BẢN PHÁP LÝ TẠO ĐIỀU KIỆN CHO THƯƠNG PHIẾU LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN
Hiện nay Việt Nam đã có pháp lệnh về Thương phiếu được ra đời năm 1999 nhưng cho đến nay thương phiếu trong nước vẫn chưa xuất hiện do nhiều lý do, một trong những lý do đó là môi trường pháp lý liên quan đến hối phiếu.
Do đó, cần nghiên cứu các Quy tắc thống nhất về nhờ thu và Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế để cải thiện phương thức uỷ nhiệm thu và thư tín dụng tại Việt Nam theo hướng đa dạng hoá các phương thức trên, cũng như gắn bó hối phiếu với các phương thức thanh toán. Khi hối phiếu có cơ sở phát sinh sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro thông qua nghiệp vụ cho vay chiết khấu hối phiếu.
2. NHÀ NƯỚC CẦN SỚM BAN HÀNH LUẬT THANH TOÁN SÉC TẠO CƠ SỞ PHÁP LÝ VỮNG CHẮC CHO VIỆC MỞ RỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
Một trong những điều kiện để tiến tới “tự do hoá lãi suất ” là nền kinh tế phải đảm bảo nguồn cung ứng tín dụng dồi dào cho xã hội, bởi khi cung tín dụng không đủ đáp ứng cho nhu cầu tín dụng thì lãi suất khó có thể tự do hoá được. Muốn vậy, phải tạo điều kiện để mọi cá nhân và tổ chức kinh tế mở tài khoản và thanh toán không dùng tiền mặt trong lưu thông giảm, nguồn cung ứng cho tín dụng tăng. Bên cạnh đó việc nghiên cứu ban hành luật séc theo hướng khắc phục những bất cập trong quy định về thanh toán séc sẽ góp phần nâng cao tính pháp lý của thể thức thanh toán này cũng tạo ra nền tảng cho việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
3. NHÀ NƯỚC CẦN NGHIÊN CỨU SỬA ĐỔI QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Nhà nước cần sớm ban hành văn bản đánh giá lại tài sản cố định hiện có tại các hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, các NHTMQD cũng cần nhanh chóng cơ cấu lại nợ vay NH, đối với những khoản nợ vay không có khả năng thu hồi phải có biện pháp giải quyết dứt điểm bằng cách nhà nước bù lỗ, lấy vốn chủ sở hữu để bù đắp…Tách hẳn những loại cho vay thuộc diện chính sách sang cho NHCSXH. Tiếp đến cho phép các ngân hàng này phát hành cổ phiếu mới nhưng nhà nước vẫn là cổ đông lớn nhất của NH (nếu thấy cần thiết) trên số vốn đã được xác định lại. Chỉ có bằng cách này nhà nước chủ
động giao quyền chủ động tài chính hoàn toàn cho các ngân hàng, chủ động trong điều hành về mọi mặt nâng cao khả năng cạnh tranh một cách lành mạnh với các hệ thống ngân hàng khác và với các ngân hàng nước ngoài, tạo tiền đề tốt cho tiến trình tự do hoá lãi suất.
4. XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
Một trong những Chương trình hành động của NHNN thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 BCH TƯ Đảng khóa IX ngày 12/5/2004, việc nghiên cứu hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất thị trường của NHNN là một trong nhiều công việc trọng tâm của NHNN.
4.1 Lựa chọn lãi suất liên ngân hàng làm lãi suất mục tiêu trong từng thời kỳ
Lấy lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng là lãi suất mục tiêu cho từng thời kỳ.
Có 2 cách xác định lãi suất liên ngân hàng trên thế giới:
Một là, xác định lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng dựa trên cơ sở tính bình quân lãi suất chào hàng của một số ngân hàng lớn. Hai là, xác định lãi suất giao dịch bình quân thực tế dựa trên giao dịch bình quân thực tế của các ngân hàng qua các mạng trực tuyến giữa NHTW và các NHTM.
Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, cách tính toán thứ nhất tỏ ra phù hợp hơn trong việc xác định lãi suất liên ngân hàng mà trước hết là lãi suất tiền gửi liên ngân hàng. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của lãi suất liên ngân hàng phù hợp với cung cầu thị trường, chúng ta phải đổi mới cách tính toán:
_ Các ngân hàng tham gia chào lãi suất:
Mở rộng hơn số lượng và cơ cấu các ngân hàng tham gia chào lãi suất, bao gồm các NHTMNN, các NHTMCP đô thị và nông thôn lớn, các ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng này phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có khả năng tài chính mạnh, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5%, hệ số an toàn vốn năm sau cao hơn năm trước.
+ Thường xuyên tham gia các thị trường liên ngân hàng thông qua hệ thống giao dịch điện tử có trung tâm điều hành tại NHNN, không có nợ quá hạn trên thị trường liên ngân hàng.
+ Có trách nhiệm cao trong việc chào lãi suất trên thị trường.
Để hỗ trợ cho các ngân hàng này, NHNN có những chế tài cần thiết như: quy định rõ ràng quyền lợi của họ trong các hoạt động tái cấp vốn, thị trường mở, cung cấp thông tin, xếp hạng tín nhiệm…Các ngân hàng này có trách
nhiệm đưa ra lãi suất chào chính xác và xác thực với với quan hệ cung cầu vốn trên thị trường. Ngược lại, các ngân hàng có thể bị loại vai trò này nếu như không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
NHNN có thể đưa ra các giới hạn về giá trị và thời hạn của khoản vay trên thị trường liên ngân hàng để ngăn chặn tình trạng vay/ cho vay quá mức, đi vay ngắn hạn để cho vay dài hạn của các ngân hàng.
_ Căn cứ vào lãi suất bình quân đầu vào của từng ngân hàng, vào nhu cầu vốn khả dụng của ngân hàng và cung cầu vốn trên thị trường, các ngân hàng thành viên đưa ra lãi suất chào hàng của mình trên thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng căn cứ vào lãi suất liên ngân hàng và các chi phí có liên quan về giấy tờ, chi phí ngân hàng…;các đặc điểm kinh tế-xã hội ở từng địa bàn, vào mức độ tín nhiệm của khách hàng để làm cơ sở đưa ra lãi suất vay/ cho vay đối với khách hàng của mình.
Đây sẽ là lãi suất cho vay và đi vay bình quân trên thị trường liên ngân hàng, được công bố theo từng thời hạn khác nhau và dao động xung quanh lãi suất thị trường mở. Ở đây, lãi suất được xác định trong nghiệp vụ thị trường mở chính là cơ sở để xác định lãi suất lãi suất ngắn hạn, vì lãi suất của các khoản vay đều xuất phát từ lãi suất tín phiếu chính phủ và cộng thêm các phụ phí có liên quan.
Căn cứ vào dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ mà NHNN tính toán và công bố lãi suất mục tiêu (thay thế cho lãi suất cơ bản) để định hướng cho thị trường.
Sử dụng các công cụ điều hành CSTT để điều chỉnh lãi suất thị trường mục tiêu của NHNN.
4.2 Xây dựng mô hình kiểm soát lãi suất của NHNN
Xây dựng mô hình lãi suất chuẩn của thị trường
Lãi suất chuẩn của thị trường được xây dựng dựa trên lãi suất của tín phiếu kho bạc vì đây là loại chứng khoán có độ an toàn và tính lỏng cao nhất. Để có thể xây dựng được lãi suất chuẩn trong thời gian tới thì cần phải chú ý một số vấn đề:
_Loại bỏ lãi suất chỉ đạo của kho bạc nhà nước hiện nay đối với đấu thầu tín phiếu và trái phiếu kho bạc vì nó mang tính hành chính không mang tính thị trường. Nên sử dụng đấu thầu lãi suất trong các phiên đấu thầu trái phiếu. _ Mở rộng và tạo điều kiện cho các thành viên tham gia thị trường thường xuyên trên thị trường đấu thầu với số lượng tiền đấu thầu lớn. Để tạo ra tính sôi động của thị trường thì cần phải có khoảng 10-15 thành viên thường xuyên tham gia thị trường. Có thể là số lượng này không dễ đạt tới trong thời gian trước mắt, nhưng đó là con số phải đạt tới để có thể tạo ra tính thị trường của bản thân thị trường tiền tệ và của lãi suất.
_ Đa dạng hoá các kỳ hạn của tín phiếu kho bạc: hiện nay kỳ hạn của trái phiếu kho bạc ở Việt Nam vẫn còn đơn điệu và thường là 364 ngày, 2 năm, 3 năm, 5 năm. Để có thể xây dựng đường cong lãi suất chuẩn thì tất yếu phải đa dạng hoá các kỳ hạn của trái phiếu kho bạc, ví dụ là 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm. Khi đó đường cong lãi suất dựa trên các giao điểm giữa thời hạn và lãi suất tương ứng mới chính xác.
Xây dựng hành lang lãi suất
NHNN thực hiện điều hành lãi suất theo hướng tự do hoá có sự điều tiết gián tiếp của NHNN thông qua lãi suất định hướng. Lãi suất chủ đạo này sẽ tác động tới lãi suất thị trường thông qua thị trường liên ngân hàng để định hướng lãi suất biến động phù hợp với các mục tiêu của CSTT. Nên xây dựng một hành lang lãi suất hẹp hoặc một lãi suất kỳ vọng trong từng thời kỳ. Lãi suất kỳ vọng này sẽ thay đổi trong từng thời kỳ để đạt tới các mục tiêu CSTT tốt nhất. NHNN sẽ can thiệp kịp thời để lãi suất thị trường dao động xung quanh lãi suất kỳ vọng này.
Vì vậy, NHNN nên bỏ hình thức chiết khấu và lãi suất chiết khấu mà tập trung sử dụng lãi suất tái cấp vốn, thay vào đó là lãi suất tiền gửi của các TCTD tại NHNN. NHNN có thê sử dụng một hành lang lãi suất mà trong đó, trần lãi suất nên là lãi suất tái cấp vốn hoặc lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng, tức là loại lãi suất của những giao dịch chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường. Sàn lãi suất là lãi suất tiền gửi của các TCTD. Lãi suất thị trường dao động xung quanh lãi suất thị trường mở. Lãi suất thị trường mở sẽ đóng vai trò điều chỉnh lãi suất thị trường cho phù hợp với lãi suất mục tiêu của NHNN.
NHNN thay việc công bố lãi suất cơ bản hiện nay bằng việc công bố lãi suất mục tiêu của NHNN (có thể lấy lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng làm lãi suất mục tiêu). Như vậy, lãi suất cơ bản vẫn được sử dụng như luật NHNN đã quy định, song nó được thay đổi hoàn toàn về cách thức tính toán.
Trong điều hành lãi suất thị trường tiền tệ, NHNN phải gắn chặt với điều hành các công cụ thị trường tiền tệ. Tuỳ theo tình hình thực tế mà NHNN sử dụng các công cụ gián tiếp như thị trường mở, tái cấp vốn dưới dạng tái chiết khấu, cầm cố, hoặc SWAP, trong đó chú trọng nghiệp vụ thị trường mở.
4.3 Quản lý các loại lãi suất thị trường
Bỏ lãi suất cơ bản của NHNN theo cách tính toán hiện nay
Lãi suất cơ bản được NHNN áp dụng từ tháng 8/2000 cho đến nay. Lãi suất này được xác định hàng tháng dựa trên cơ sở tham khảo lãi suất cho vay của 15 NHTM áp dụng với khách hàng tốt nhất. Tuy có những ưu thế so với các cơ chế lãi suất trần trước đây, song nó vẫn thể hiện sự can thiệp hành
chính của NHNN, các TCTD không thể phản ứng kịp thời để phòng tránh rủi ro lãi suất và thanh khoản. Còn quá nhiều loại lãi suất cho vay ưu đãi, cạnh tranh không lành mạnh về lãi suất giữa các TCTD. Dường như lãi suất cơ bản thoát ly lãi suất cho vay bình quân của các TCTD, tính tham khảo đối với TCTD hầu như không còn nữa. Hiện nay, với những biến động về lạm phát và diễn biến sức mạnh của thị trường tiền tệ trong nước và ngoài nước, lãi suất cơ bản chưa phản ánh đúng tình hình thị trường. Nó chủ yếu mang tính định hướng mà NHNN muốn đưa ra cho các TCTD tham khảo khi thực hiện chính sách lãi suất của mình. Vì vậy, việc xoá bỏ lãi suất cơ bản theo cách tính hiện nay vào thời điểm này là cần thiết để NHNN chuyển sang cơ chế điều hành lãi suất khác.
Loại bỏ bớt các loại lãi suất ưu đãi
Theo kinh nghiệm tự do hoá lãi suất trên thế giới, việc xoá bỏ các mức lãi suất ưu đãi thường được tiến hành vào thời kỳ đầu của quá trình tự do hoá lãi suất để không làm ảnh hưởng tới các loại lãi suất cho vay của các TCTD. Ở Việt Nam , theo dõi tiến trình chuyển biến của lãi suất, ta thấy việc xoá bỏ các loại lãi suất ưu đãi muộn hơn so với các nước và ngược lại các nước. Điều này gây ảnh hưởng xấu tới các hoạt động tín dụng của NHTM, đến hạnh toán tài chính của các ngân hàng về chi phí đầu vào và tính toán lợi nhuận. Do đó chúng ta phải loại bỏ bớt các loại lãi suất ưu đãi, trừ lãi suất vay vốn đối với các đối tượng chính sách trong xã hội và các chương trình kinh tế - xã hội của Chính phủ. Điều này có thể thực hiện bằng cách tách toàn bộ các hoạt động cho vay chính sách ra khỏi các hoạt động tín dụng thương mại, xoá bỏ bao cấp đối với các doanh nghiệp nhà nước dưới các hình thức cho vay chỉ định, bảo lãnh vay, khoan nợ, giãn nợ, bù lỗ, từng bước xoá bỏ việc chỉ định các NHTM bảo lãnh cho doanh nghiệp nhà nước. Có thể là, lãi suất ưu đãi đối với các đối tượng chính sách bằng khoảng 60% - 70% lãi suất thị trường liên ngân hàng. Các loại lãi suất ưu đãi nên tập trung vào Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Quản lý các loại lãi suất của các tổ chức khác
Hiện nay, chúng ta có nhiều tổ chức tài chính vi mô hoạt động ngân hàng, họ tự định ra lãi suất của mình nên có lúc lãi suất nơi này cao hơn lãi suất thị trường và lãi suất do NHNN công bố. Điều này làm ảnh hưởng đến cơ chế lãi suất thị trường nói chung. Do đó, các hoạt động ngân hàng của các tổ chức phi ngân hàng phải được quản lý chặt chẽ theo Luật các TCTD và lãi suất của các tổ chức này cũng phải tuân theo cơ chế lãi suất chung. Đó là dựa vào lãi suất ngắn hạn liên ngân hàng cộng thêm các khoản chi phí khác để tính ra lãi suất cho vay đối với các hoạt động tín dụng trong cộng đồng.
Đối với lãi suất tín dụng nhà nước của Kho bạc Nhà nước
Việc hoàn thiện cơ chế lãi suất thị trường tiền tệ chịu ảnh hưởng rất lớn từ lãi suất huy động vốn từ các tổ chức thuộc Bộ Tài chính. Để tạo ra sự hỗ trợ tốt hơn đối với cơ chế lãi suất thị trường tiền tệ, ngoài ra việc phải bảo đảm lãi suất thực dương, lãi suất tín dụng nhà nước (tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu địa phương, trái phiếu công trình…) nên được xác định thông qua đấu giá lãi suất hoặc bảo lãnh.