NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA TRÊN CON ĐƯỜNG TỰ DO HOÁ LÃ

Một phần của tài liệu Tự do hoá lãi suất ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 48)

HOÁ LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM SAU KHI THỰC HIỆN CƠ CHẾ LÃI SUÂT THOẢ THUẬN

Trong thời điểm hiện nay chúng ta đang áp dụng thực hiện cơ chế “lãi suất thoả thuận” trong hoạt động tín dụng thương mại, đó là một bước chuyển đổi quan trọng và mạnh mẽ về chính sách lãi suất và chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường. Lãi suất thoả thuận, về bản chất kinh tế, chính là lãi suất thị trường. Vì vậy, nó chỉ hoạt động và phát huy tác dụng trong điều kiện thị trường tài chính phát triển. Những điều kiện cơ bản bao gồm:

(i) Thị trường tài chính phát triển có chiều sâu

(ii) Hệ thống NHTM hoạt động trên nguyên tắc thị trường và hiệu quả (iii) NHTƯ có đủ năng lực điều hành chính sách tiền tệ và kiểm soát thị

trường tài chính.

Với những điều như vậy việc thực hiện lãi suất thoả thuận hiện nay ở Việt nam đặt ra không ít thách thức:

1/ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VỐN CÒN HẾT SỨC KÉM PHÁT TRIỂN VÀ LẠC HẬU SO VỚI CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC

Xét về độ sâu tài chính, mức độ tiền tệ hoá nền kinh tế, thị trường tài

chính Việt Nam vẫn còn lạc hậu so với hầu hết các nước trong khu vực. Sự nông cạn của thị trường sẽ làm cho các công cụ thi trường kém phát huy tác dụng, trong đó bao gồm cả lãi suất. Sự yếu kém của thị trường tài chính Việt Nam được phản ánh các chỉ số tài chính cơ bản: các chỉ số M2/GDP, tín dụng/GDP, tiền gửi/GDP… đều ở mức thấp so với các chỉ số của các nước trong khu vực. Sự lạc hậu, sơ khai của thị trường tài chính Việt Nam cũng bao gồm cả tình trạng các công cụ tài chính còn nghèo nàn về chủng loại và nhỏ bé về lượng giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và trên thị trường mở- thij trường tiền tệ trong những năm qua. 2./ CƠ CHẾ LÃI SUẤT THỊ TRƯỜNG HAY LÃI SUẤT THỎA THUẬN ĐÒI HỎI MỘT CHẾ ĐỘ THÔNG TIN TƯƠNG XỨNG

Tại điều 1 của Quyết định 546/2002/QĐ-NHNN, quy định “Tổ chức tín dụng xác định lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam, pháp nhân và cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam”. Đó là một quy định rất phù hợp với cơ chế thị trường và điều đó đặt ra yêu cầu về chế độ thông tin phù hợp nhằm đảm bảo để các NHTM có thể cho vay một cách độc lập với mức lãi suất phù hợp theo từng đối tượng khách hàng ở các thời điểm nhất định. Cũng có thể nói cách khác, các doanh nghiệp cần được định mức tín nhiệm một cách

tương ứng để tránh tình trạng ”Bằng đầu như vại ”. Việc xác định đâu là doanh nghiệp có nhu cầu vốn thực sự cho sản xuất kinh doanh cũng đòi hỏi một chế độ thông tin, cập nhật và minh bạch như chế độ công bố thông tin tài chính, chế độ kế toán và kiểm toán chuẩn mực quốc tế… Doanh nghiệp yếu kém, làm ăn thua lỗ…,đặc biệt là các trường hợp lừa đảo thường sẵn sàng chấp nhận vay “mọi giá”. Tình trạng khách hàng chấp nhận “vay với mọi giá” nhắc nhở các ngân hàng về lợi nhuận cao gắn với rủi ro cao và do đó hãy cảnh giác với các trường hợp này.

Xây dựng thể chế thị trường, như việc tăng cường công khai về thông tin, điều kiện bảo đảm an toàn và giám sát tài chính là việc cần thiết phải tiến hành song song với quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế về tài chính tiền tệ nhằm tránh những thất bại của thị trường, đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả. Sự chậm trễ của các nước Đông Á trong việc củng cố thể chế thị trường là một bài học quý giá cho Việt Nam. Tuy nhiên hiên nay Việt Nam chưa có cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng, hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn, chuẩn mực Việt Nam là một trở ngại lớn và làm lệch lạc việc đánh giá hiệu quả kinh doanh và kiểm tra giám sát đối với hoạt động của các ngân hàng và doanh nghiệp trong nước. Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN đã đi vào hoạt động nhưng vẫn còn trong giai đoạn thí điểm và do đó, chưa có cơ quan đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập. Điều này đưa đến khó khăn cho ngân hàng thương mại trong việc đưa ra một mức lãi suất thỏa thuận phù hợp vói mức độ tín nhiệm của từng doanh nghiệp và diễn biến thị trường. Hơn nữa đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng tín dụng ngân hàng hơn nữa theo cơ chế thương mại – lãi suất thương mại thực sự. 3. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM CÒN NHIỀU YẾU KÉM CŨNG LÀ THÁCH THỨC CHO QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SANG LÃI SUẤT THỊ TRƯỜNG

Chỉ có hệ thống ngân hàng lành mạnh mới có thể đưa ra hệ thống lãi suất phù hợp và hiệu quả. Điều này có thể đựơc lý giải như sau: khi ngân hàng hoạt động lành mạnh, có hiệu quả; có năng lực quản lý rủi ro; có khả năng đánh giá doanh nghiệp…thì ngân hàng mới có khả năng đưa ra một mức lãi suất cho vay thấp nhất ứng với một mức rủi ro nhất định. Ngược lại, khi các NHTM hoạt động kém hiệu quả (chi phí cao, quản lý rủi ro kém…) thường có khuynh hướng đưa ra mức lãi suất cao hơn bình thường. Đối với lãi suất huy động, các NHTM hoạt động yếu kém thường đưa ra mức lãi suất khá cao để huy động được nhiều tiền từ công chúng nhằm duy trì hoạt động cầm chừng của nó. Điều này nhắc nhở những người gửi tiền hãy cảnh giác vơi những ngân hàng chào lãi suất cao bất thường.

Giống như hệ thống ngân hàng ở các nước đang phát triển, hệ thống ngân hàng Việt Nam còn nhiều yếu kém trên các mặt: quản lý yếu kém (nhất là quản lý rủi ro lãi suất), dễ đổ vỡ do vốn thấp, nợ quá hạn cao, cạnh tranh và sinh lời thấp. Đây là những thách thức lớn đối với hệ thống NHTM Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang cơ chể thị trường, chấp nhận một cơ chế kinh doanh thực sử trên một sân chơi bình đẳng, đặc biệt là khi tiến tới tự do hoá lãi suất một các đầy đủ hơn nữa trong thời điểm hội nhập đang đến gần.

Tính cạnh tranh thấp trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

Trong quá trình tự do hoá tài chính và hội nhầp quốc tế về ngân hàng, các NHTM trong nước sẽ phải cạnh tranh quyết liệt hơn, NHTM nào có đủ sức cạnh tranh làm ăn có lãi sẽ tồn tại, ngược lại ngân hàng nào làm ăn thua lỗ sẽ có thể bị đóng cửa. Trước sức ép của cạnh tranh, các ngân hàng không ngừng nâng cao năng lực quản lý, cắt giảm chi phí… để cho vay với lãi suất hấp dẫn nhất.

Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm đa số cả về quy mô và thị phần: với 6 NHTM Nhà nước nhưng thị phần huy động và tín dụng đã chiếm trên 70%; tổng tài sản có của hệ thống NHTM quốc doanh cũng chiếm gần 80% tổng tài sản có của hệ thống NHTM Việt Nam; các NHTM quốc doanh lại cho vay DNNN là chủ yếu. Điều này gây khó khăn trong quá trình cải cách NHTM quốc doanh nhằm chuyển hoạt động của hệ thống ngân hàng này sang kinh doanh trên cơ sở thương mại thực sự, tạo lập một sân chơi bình đẳng trong lĩnh vực ngân hàng đồng thời cản trở việc phát huy tác dụng của quy luật kinh tế thị trường, vì vậy, tính cạnh tranh trong khu vực ngân hàng còn thấp.

Từ khi Việt Nam thực hiện cải cách kinh tế, việc cho phép thành lập các NHTM cổ phần, các chi nhánh NHTM nước ngoài, ngân hàng liên doanh đã phần nào giảm bớt tính độc quyền của các NHTM quốc doanh. Tuy nhiên, dường như tình hình thay đổi không nhiều bởi vì vốn của các NHTMCP quá nhỏ bé, dịch vụ đơn điệu, mạng lưới các chi nhánh không nhiều, năng lực cạnh tranh thấp; các hoạt động của các chi nhanh NHTM nước ngoài còn bị hạn chế về tiền Đồng (các chi nhánh NHTM nước ngoài chỉ được phép huy động vốn bằng VND không vượt quá 25% vốn được cấp, từ các cá nhân Việt Nam và pháp nhân Việt Nam).

Sự dễ tổn thương của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Các NHTM Việt Nam có mức vốn rất thấp, nợ quá hạn cao (nhất là các NHTMCP). Sự dễ tổn thương của hệ thống NHTM Việt Nam có thể là thách thức lớn khi hệ thống này chuyển sang cơ chế thị trường thực sự, đặc biệt là sự tự do lãi suất, thả nổi tỉ giá trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Các NHTMCP Việt Nam là khu vực dễ tổn thương nhất. Các NHTMCP dường như được thành lập khá dễ dàng từ những năm 1993-1996 và phát triển vớI tốc độ khá nhanh. Từ 15 NGTMCP vào năm 1990, năm 1997 đã tăng lên 53 NHTMCP. Đến nay, một số ngân hàng cổ phần không đủ vốn điều lệ như quy định, quản lý yếu kém đã bị đóng cửa (bị sát nhập, bị mua lại…) và chỉ còn 43 NHTMCP.

Nợ quá hạn của hệ thống NHTM Việt Nam có chiều hướng gia tăng kể từ năm 1997. Hệ thống hạch toán, phân loại tài sản theo các quy định quốc tế về nợ quá hạn đã cho thấy các ngân hàng thương mại đã phải đối mặt với nhiều khó khăn theo tiêu chuẩn mới.

PHẦN III: BIỆN PHÁP

Một phần của tài liệu Tự do hoá lãi suất ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 48)