Phân tích thuận lợ

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (Trang 53 - 55)

4. Những thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức đối với sự hình thành và phát triển của DNPM Việt Nam

4.1 Phân tích thuận lợ

Thuận lợi về con người

Việt Nam là một quốc gia trẻ, có lợi thế về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao với chi phí nhân lực khá thấp so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.

Việt Nam có gần 60% dân số trẻ (dưới 30 tuổi), khá cần cù, năng động, ham học và tinh thần phát triển đất nước. Giá nhân công tại Việt Nam so với nhiều quốc gia khác trong khu vực vẫn còn khá rẻ, chất lượng lao động qua đào tạo ngày càng được nâng cao. Riêng trong lĩnh vực phát triển DNPM, lực lượng lao động của Việt Nam đang được chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá theo từng lĩnh vực, nâng cao năng lực và uy tín. Việt Nam đã bắt đầu có tên tuổi trên bản đồ gia công phần mềm quốc tế, nằm trong Top 20 của thế giới và Top 5 theo tầm nhìn từ Nhật Bản. Trong 5 năm qua, chúng ta đã có được một số DNPM có tên tuổi, có quy mô lớn trên 500 lập trình viên, đạt các mức chứng nhận cao về CMM/CMMI (Level 5), có doanh số xuất khẩu phần mềm gần đạt ngưỡng 10 triệu USD/năm như TMA, PSV, Global Cybersoft. Bên cạnh sự tăng trưởng nhanh của các công ty xuất khẩu phần mềm, cũng đã xuất hiện một số DNPM trong nước khẳng định được tên thương hiệu và sản phẩm, có các giải pháp tốt cung cấp cho thị trường. Kết quả bình chọn các sản phẩm phần mềm có doanh số trên 100.000 USD/năm, các sản phẩm được khách hàng trong nước quan tâm và đánh giá cao qua các phiên “chợ phần mềm” ngày càng nhiều. Tên tuổi của công ty phần mềm hàng đầu TP. HCM như FPT Software, Lạc Việt Computing, FAST Software, Effect, Dolsoft, Netsoft, AZ…xuất hiện ngày càng nhiều,chứng tỏ Việt Nam hoàn toàn có khả năng trở thành một quốc gia có thể phát triển ngành CNPM nói chung và các DNPM nói riêng

Thuận lợi về vị trí địa lý

Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế và thị trường phát triển nhanh và năng động.

Vị trí địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên về con người của Việt Nam đã tạo nên một môi trường kinh doanh đầy hấp dẫn, đầy tiềm năng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Môi trường kinh doanh và phát triển CNPM ngày càng trở nên thuận lợi hơn: hạ tầng mạng viễn thông – Internet có chất lượng ngày càng cải thiện, chi phí kết nối và sử dụng dịch vụ liên tục giảm (tuy vẫn chưa ngang bằng với khu vực) nhưng cũng đã góp phần quan trọng làm giảm các chi phí, giảm bớt các khó khăn trong sản xuất và kinh doanh phần mềm. Các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác như giao thông, cung cấp điện, nước, môi trường đô thị cũng đang được cải thiện nhanh chóng. Thuận lợi về môi trường đầu tư

Việt Nam ổn định về chính trị, đang có môi trường khá hấp đẫn thu hút đầu tư nước ngoài.

Yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài bằng một thể chế chính trị ổn định, môi trường kinh doanh được cải thiện và an toàn đang là một lợi thế chung của nền kinh tế, và có tác động rất tích cực đến sự phát triển của các DNPM Việt Nam. Bản thân kinh tế của Việt Nam khá năng động, bắt đầu tăng tốc phát triển trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Trong năm 2005, theo đánh giá chưa đầy đủ, chúng ta sẽ có khả năng thu hút thêm 4 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhiều tập đoàn và công ty đa quốc gia lớn trong các lĩnh vực CNTT-TT đang có kế hoạch vào Việt Nam để đầu tư như Intel, IBM, HP. Bên cạnh một số nhà đầu tư như Fujitsu, Canon cùng một số công ty phần mềm lớn từ Nhật Bản đã có mặt và đang làm ăn hiệu quả tại Việt Nam chứng tỏ sự hấp dẫn để thu hút đầu tư từ nước ngoài của Việt Nam đang là một thế mạnh cần được khai thác triệt để.

Thuận lợi về chính sách ưu đãi quốc gia

CNPM, trong thời gian qua đã ban hành và thực thi nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ DNPM.

CNPM là lĩnh vực đang nhận được nhiều ưu đãi và hỗ trợ nhất của Nhà nước trong các chính sách thuế, đầu tư hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực… Các chính sách vĩ mô và cam kết của Nhà nước đã có tác dụng rất tích cực đến sự phát triển của CNPM 5 năm vừa qua, mặc dù còn một số khó khăn, bất cập trong việc ban hành và thực thi các giải pháp cụ thể, ở cấp bộ ngành trung ương hay từng địa phương, đa số các nhà đầu tư và các DNPM, nhất là các doanh nghiệp trong các khu CNPM tập trung đều đang được hướng các ưu đãi liên quan đến hạ tầng, thuế và chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong một thời gian dài, ngay cả sau khi Việt Nam tham gia các tổ chức thương mại và tài chính trong khu vực,quốc tế.

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w