Đánh giá nhu cầu của các DNPM để hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (Trang 25 - 28)

1. Tổng quan về doanh nghiệp phần mềm

1.5 Đánh giá nhu cầu của các DNPM để hình thành và phát triển

Vốn

Vấn đề thiếu vốn để có thể thành lập, sản xuất và phát triển của DNPM hiện nay chưa có giải pháp hỗ trợ nào được thực thi. Quy đầu tư mạo hiểm hay còn được gọi là đầu tư triển vọng là một hoạt động kinh doanh không nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp. Có ý kiến cho rằng tìm nguồn vốn là vấn đề của doanh nghiệp và của ngân hàng. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thì phải vay vốn ở ngân hàng theo quy định cần thiết như thế chấp tài sản. Điều này đúng trong trường hợp bình thường, phát triển ngành CNPM thì cần tìm ra giải pháp có tính đột phá. Nhà nước cần chấp nhận một tỷ lệ tổn thất trong việc hỗ trợ DNPM vay vốn. Đây cũng là yêu cầu để nâng cao tỷ lệ “sống được” của DNPM. Sự tổn thất từ 60% đến 70% doanh nghiệp hoặc nếu chỉ là 50% cũng là một tổn thất rất lớn không những về chi phí xã hội mà còn làm chậm việc đạt được mục tiêu phát triển CNPM.

Nhân sự

DNPM không nêu vấn đề thiếu nhân sự, không nêu vấn đề nhân sự thiếu trình độ mà nêu khó khăn vì nhân sự không ổn định. Như vậy, nhu cầu về

nhân sự mà một trong số công ty nêu ra có thể là vấn đề bức bách nhưng không hẳn là vấn đề cơ bản. Cần bảo đảm để giải quyết một khủng hoảng thiếu nhưng không đem đến một khủng hoảng thừa. Khủng hoảng thừa có thể không chỉ vi chưa xác định địa chỉ cung cấp mà còn có thể vì chưa tạo đủ điều kiện môi trường để các địa chỉ đó xuất hiện trên thực tế. Có trường hợp doanh nghiệp một năm trước còn xem nhân lực là vấn đề bức xúc nhưng ngay trong năm sau đã giải quyết ổn thoả nhu cầu phát triển nhân sự của mình.

Trở lại vấn đề nhân sự không ổn định của các DNPM vừa và nhỏ, chúng ta thấy không chỉ là nhân sự không ổn định mà bản thân các doanh nghiệp khó giữ được sự ổn định. Như vậy vấn đề chính là việc xây dựng và định hình được môi trường kinh doanh ổn định cho DNPM. Đây chính là vấn đề khó khăn cho các DNPM, đặc biệt trong buổi đầu thành lập.

Thị trường

Hai thiếu thốn lớn của DNPM trong vấn đề thị trường là thiếu thông tin và thị trường không ổn định. Trong đó, thiếu thông tin là vấn đề lớn nhất. DNPM ngoài việc tự bản thân phải thu thập thông tin thì rất cần được hỗ trợ từ nhà nước những thông tin về thị trường, như các quốc gia khác vẫn làm để hỗ trợ DNPM của họ.

Đối với thị trường CNTT nội địa, khách hàng lớn nhất hiện nay là khu vực nhà nước. Hàng năm, DNPM cần được thông báo công khai, đầy đủ và cùng lúc về nhu cầu thực hiện các dự án phát triển CNTT của các bộ ngành trung ương cũng như các cơ quan, sở ngành của tất cả các địa phương. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của cơ quan quản lý CNTT các cấp. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho DNPM phát triển thị trường, cần phải tháo gỡ những ràng buộc làm cản trở tính cạnh tranh của doanh nghiệp, như giải quyết nhu cầu kết nối viễn thông giá rẻ (qua vệ tinh chẳng hạn), tiết kiệm chi phí cho những doanh nghiệp thực sự có nhu cầu. Điều nay sẽ làm tăng lợi thế thu hút đầu tư vào ngành CNPM.

Bên cạnh sự tăng trưởng nhanh về số lượng các DNPM thì ngày càng xuất hiện nhiều DNPM có tên thương hiệu, có đủ sức cung cấp các giải pháp và sản phẩm tốt cho thị trường trong nước.

Quy mô doanh nghiệp ngày càng lớn cũng đòi hỏi trình độ quản lý doanh nghiệp ngày càng cao, càng có nhiều thách thức khác phát sinh.

Luật pháp về bảo hộ sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giả vẫn còn nhiều bất cập là mối lo ngại và nguy cơ rủi ro cao đối với các DNPM hàng đầu cung cấp phần mềm trong nước. Nguy cơ tranh chấp sản phẩm có chiều hướng gia tăng trong những năm tới, cũng như sự cạnh tranh của các phần mềm và giải pháp từ nước ngoài là thách thức lớn đối với DNPM trong nước hiện nay.

1.6 Ứơc tính số lượng DNPM thực sự hoạt động trong cả nước

Tổng hợp số liệu điều tra DNPM đang hoạt động ở Hà Nội, TP. HCM và các tỉnh thành khác, ta có số DNPM cả nước ước khoảng 722 đơn vị, theo bảng sau:

Số lượng DNPM hiện đang hoạt động trong cả nước(Nguồn: HCA)

Ước tính doanh nghiệp phần mềm Số lượng Tỷ lệ Hà Nội 290 40% TP. Hồ Chí Minh 372 52% Các tỉnh thành khác 60 8% Cả nước 722 100%

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w