Xoá bỏ triệt để cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước.

Một phần của tài liệu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 81 - 91)

III. Quan điểm của Đảng và những giải pháp để phát triển KTTT ở Việt Nam.

2.7.Xoá bỏ triệt để cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước.

2/ Các giải pháp cơ bản để phát triển

2.7.Xoá bỏ triệt để cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước.

quản lý kinh tế của Nhà nước.

Để nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của nhà nước, cần nâng cao năng lực của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia. Nhà nước thực hiện định hướng sự phát triển kinh tế; có hệ thống chính sách nhất quán để tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho hoạt

động kinh tế; hạn chế, khắc phục những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường. Nhà nước thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng chủ sở hữu tài sản công, không can thiệp vào chức năng quản trị kinh doanh để các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế chính là để điều tiết nển kinh tế.

Một nền kinh tế thị trường mà không có sự can thiệp của Nhà nước thì khác nào như vỗ tay bằng một bàn tay.

Kết luận

Như vậy trong những năm nước ta thực hiện đường lối kinh tế mới: KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa chúng ta đã thu được nhiều thành tựu từ phát triển kinh tế, tuy nhiên xét một cách khách quan, đến nay KTTT của nước ta vẫn còn là nền kinh tế thị trường sơ khai. Vì đó là nền kinh tế được thực hiện trên cơ sở pháp luật chưa đày đủ, các nhà đầu tư quan tâm nhiều đến lĩnh vực lưu thông,

nhằm nhanh chóng mang lại lợi nhuận cao nhất. Và cũng vì thế mặt trái của nó như buôn lậu, đầu cơ, tham nhũng càng phổ biến.

Bên cạnh đó, so với nền kinh tế thị trường ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta cũng bộc lộ khá nhiều ưu điểm. Đó là xây dựng được một nền kinh tế tăng trưởng đi đôi với giải quyết các vấn đề chính trị xã hội như công bằng xã hội, tạo một môi

trường sống lành mạnh; hạn chế những tiêu cực do nền kinh tế thị trường gây ra, cả về đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam; mặc dù pháp luật chúng ta chưa thực sự hoàn thiện.

Trước kia, trước sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa Liên Xô và các nước Đông Âu đã gây nhiều khó khăn cho việc định hướng sự phát triển của đất nước ta. Một số nước đã chuyển sang tư bản chủ nghĩa nhưng nước ta vẫn

kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là sự sáng tạo của Đảng và Nhà nước ta. Thực tế, chúng ta đã gặt hái được những thành công đáng khích lệ từ khi chuyển sang mô hình mới.Trên cơ sở đó có thể hi vọng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước nền kinh tế thị trường sơ khai định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ trở thành nền kinh tế thị trường ngày một hoàn thiện hơn.

Tài liệu tham khảo:

1.Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin.

2.Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 334 – Tháng 3/2006. 3.Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 333 – Tháng 2/2006. 4.Tạp chí Cộng sản số 3 - tháng 2/2005.

5.Tạp chí Cộng sản số 16 – Tháng 8/2005.

6.Con đường dẫn tới nền KTTT.Hội tin học Việt Nam.

7.Phát triển nên KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Nhà xuất bản Thống kê 2003.

Một phần của tài liệu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 81 - 91)