Giữ vững sự ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp,cơ chế, chính sách kinh tế

Một phần của tài liệu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 74 - 78)

III. Quan điểm của Đảng và những giải pháp để phát triển KTTT ở Việt Nam.

2.5.Giữ vững sự ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp,cơ chế, chính sách kinh tế

2/ Các giải pháp cơ bản để phát triển

2.5.Giữ vững sự ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp,cơ chế, chính sách kinh tế

chính sách kinh tế

Muốn giữ vững sự ổn định chính trị ở nước ta hiện nay cần phải giữ và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Đổi mới đồng bộ bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả trên cơ sở xác định lại chức năng và nhiệm vụ của từng cơ quan, của từng cấp, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, các cấp. Đẩy mạnh phân cấp quản lý kinh tế - xã

hội giữa bốn cấp chính quyền; nhà nước, thành phố, quận (huyện), phường xã hợp lý tạo điều kiện cho chính quyền cấp cơ sở, có đủ năng lực và thẩm quyền để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh. Đưa nhà nước tới gần dân hơn sao cho nhà nước hiểu được nhu cầu của đông đảo quần chúng nhân dân để đưa ra các chính sách hữu hiệu nhằm phát triển kinh tế - xã hội.

Tiếp tục ngiên cứu sửa đổi bổ sung pháp luật, cơ chế chính sách để thực hiện luật doanh nghiệp nhà nước, luật hợp tác xã nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, vừa đảm bảo lợi ích của doanh nghiệphoạt động, vừa bảo vệ lợi ích của nhà nước, để tạo sự chuyển biến về chất trong lực lượng sản xuất, khơi dậy tiềm năng thế mạnh của các thành phần kinh tế. Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một số luật: luật thương mại, luật cạnh tranh… để từng bước

tạo bình đẳng về mặt pháp lý giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác.

Một phần của tài liệu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 74 - 78)