nghiệp, tăng thu cho NSNN, và giải quyết việc làm cho người lao động
hạn với hiệu ứng khuyến khích thông qua lãi suất và các điều kiện ưu đãi khác mà các doanh nghiệp có thể ĐTPT cơ sở vật chất và năng lực sản xuất với máy móc, trang thiết bị, công nghệ hiện đại, giảm chi phí sản xuất. Đặc biệt là các dự án đầu tư trong ngành dệt may, TDĐT của Nhà nước đã góp phần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất ra được hàng hoá có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Qua theo dõi một số doanh nghiệp được Sở giao dịch I cho vay đầu tư cho thấy đa số các doanh nghiệp đều có lãi, tỷ trọng doanh thu của các dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước trong tổng doanh thu của doanh nghiệp bình quân là 36, 8%/năm thể hiện rằng các dự án này có đóng góp đáng kể vào kết quả hoạt động chung của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may được vay vốn TDĐT theo chiến lược tăng tốc ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010. Đồng thời, tăng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp. Các chủ đầu tư vay vốn TDĐT tại Sở giao dịch I đã nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của mình, qua đó đã góp phần tăng thu ngân sách.
Các dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước đã giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, đặc biệt là trong các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, giải quyết nhiều việc làm trong lĩnh vực cơ khí (giai đoạn 1990-1998 bị giảm sút
nghiêm trọng) đòi hỏi tay nghề cao với thu nhập cao hơn và ổn định so với các lĩnh vực công nghiệp nhẹ.