Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh thành phố Hà Nội (Trang 49 - 53)

Bảng; Chỉ tiêu về dư nợ tín dụng XNK Đơn vị: tỷ đồng

2.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế của hoạt động tín dụng tài trợ XNK của CN xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

a) Nguyên nhân khách quan * Môi trường pháp lý

- Hiện nay hệ thống NHTM đang hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng, văn bản dưới luật của Chính phủ và NHNN. Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng đã có nhiều đổi mới tích cực song vẫn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, các luật định còn chông chéo gây khó khăn cho ngân hàng khi áp dụng.

Cho đến nay, mới chỉ Nghị định số 151/2006/NĐ-CP về quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu hướng dẫn thực hiện hoạt động tín dụng xuất khẩu và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 151/2006/NĐ-CP thì chưa có thêm văn bản hướng dẫn nào về hoạt động tín dụng XNK để tạo cở sở pháp lí chặt chẽ cho hoạt động này của các NHTM.

- Luật doanh nghiệp mới chỉ quy định doanh nghiệp được dùng tài sản Nhà nước để thế chấp ngân hàng nhưng không có quy định về vấn đề xử lý tài sản thế chấp khi doanh nghiệp không trả được nợ. Quy chế về thế chấp tài sản cho vay và xử lí tài sản thế chấp còn nhiều vướng mắc như: khi cho vay ngân hàng sẽ giữ giấy tờ sở hữu gốc của tài sản, nhưng với những động sản như phương tiện vận tải nếu ngân hàng giữ giấy tờ sở hữu thì phương tiện đó không được phép lưu hành còn nếu ngân hàng không giữ giấy tờ sở hữu gốc cúa tài sản thì sẽ không có đủ cơ sở pháp lí để phát mại tài sản khi khách hàng không trả được nợ. Khi xử lí tài sản thế chấp thì ngân hàng không được tự đứng ra bán tài sản để thu nợ, mà phải được sự đồng ý và giấy uỷ quyền của chủ tài sản. Trên thực tế nếu gặp phải còn nợ chây ì không hợp tác với ngân hàng thì ngân hàng sẽ mất nhiều thời gian và công sức để thu được nợ, ngân hàng sẽ bị tổn thất.

* Môi trường kinh doanh

- Do chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ và Nhà nước, ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam để tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Bên cạnh đó là sự gia tăng về số lượng ngân hàng trong nước dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng để giành thị phần. Về hoạt động tín dụng XNK, cũng có rất nhiều ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực này đặc biệt là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và các ngân hàng nước ngoài như HSBC, ANZ là những ngân hàng rất có thế mạnh trong hoạt động tín dụng XNK.

- Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, suy thoái kinh tế thế giới từ cuối năm 2007 đã tác động xấu tới hầu hết các lĩnh vực kinh tế- xã hội trong nước. Thêm vào đó là việc Chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, cắt giảm đầu tư và sự biến động tăng của lãi suất ngân hàng vào đầu năm 2008 khiến các doanh nghiệp gặp khó

khăn trong tiếp cận vốn vay, chi phí vốn vay bị đẩy lên cao dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước bị ảnh hưởng nặng nề.

- Tỷ giá ngoại tệ VND/USD trong thời gian qua có nhiều biến động mạnh, các doanh nghiệp XNK bị thiệt hại nhiều do rủi ro về tỷ giá. Ngoài ra, chính sách tỷ giá vẫn chưa phản ánh đúng theo quy luật cung cầu của thị trường nên xảy ra tình trạng, tỷ giá USD trên thị trường tự do cao hơn nhiều so với tỷ giá do NHNN công bố dẫn đến việc cung ứng ngoại tệ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn.

* Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp XNK

Những năm gần đây hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam rất phát triển, kim ngạch XK tăng, năm sau cao hơn năm trước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp XK, đồng thời cũng là nền tảng để mở rộng hoạt động tín dụng XK của ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động tín dụng tài trợ XK của CN lại rất nhỏ.

- Do việc tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng XK có hiệu quả của các doanh nghiệp còn hạn chế quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, đầu vào cho các sản phẩm XK thường lại phải NK, nên chi phí đầu vào tăng, làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường thế giới.

- Doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm và hiểu biết trong hoạt động thương mại quốc tế nên không tránh khỏi những sai xót khi kí kết hợp đồng, đặc biệt khi giá cả thị trường thế giới biến động, khó dự báo, doanh nghiệp có thể bị thiệt thòi, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ngân hàng, theo đó ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động tín dụng XK của ngân hàng.

b) Nguyên nhân chủ quan

- CN chưa có chính sách khách hàng đa dạng, vẫn tập trung cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp quốc doanh và hầu hết vẫn là những khách hàng quen thuộc, chưa mở rộng đối tượng tài trợ XNK.

- Công tác Marketing ngân hàng cũng chưa được CN chú trọng do đó chưa thực sự mang lại hiệu quả. Nhiều sản phẩm dịch vụ và các tiện ích của chúng vẫn chưa được khách hàng biết đến.

- Công tác phân tích tín dụng dự án còn nhiều hạn chế. Việc đánh giá TSĐB nhiều khi chưa thật chính xác do việc thẩm địng khách hàng, dự án đều dựa trên cơ sở đánh giá của Nhà nước ban hành nên không cập nhật trong điều kiện nền kinh tế thay đổi từng ngày.

- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang được áp dụng tại CN song vẫn còn nhiều hạn chế. Từ khi ban hành quy trình chấm điểm tín dụng, CN vẫn chưa tổ chức một khoá đào tạo hướng dẫn nào đối với việc thực hiện quy trình. Mô hình chấm

điểm và xếp hàng tín dụng đang áp dụng được xây dựng chủ yếu theo mô hình của ngân hàng nước ngoài, do đó chưa phù hợp hoạt động tín dụng của Việt Nam và đặc thù khách hàng của ngân hàng.

- Trong quá trình tìm hiểu thông tin về khách hàng, CN vẫn thiếu thông tin về khách hàng. Phần lớn hiện nay CBTD tiến hành thẩm định thông tin về khách hàng (tư cách pháp nhân, khả năng tài chính, khả năng thanh toán...) đều dựa trên hồ sơ mà khách hàng cung cấp mà không kiểm tra khách hàng thông qua hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro, thông qua đối tác của khách hàng. Đôi khi những thông tin mà khách hàng cung cấp không chính xác, CBTD thẩm định không đúng năng lực tài chính của khách hàng, đưa ra quyết định cho vay thiếu chính xác, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của CN.

- Về nguồn nhân lực của CN: hiện nay CN đang rất thiếu CBTD, đặc biệt là các CBTD có kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng XNK. Phòng khách hàng của CN hầu hết đều là những cán bộ trẻ, số năm công tác còn ít nên còn rất thiếu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, số lượng cán bộ hạn chế trong khi khôi lượng công việc tăng thêm cũng tạo ra nhiều khó khăn cho các CBTD.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh thành phố Hà Nội (Trang 49 - 53)