Quan điểm, định hướng về công tác xúc tiến đầu tư trong giai đoạn 2001 – 2010.

Một phần của tài liệu 228942 (Trang 58 - 61)

đoạn 2001 – 2010.

Quan điểm và định hướng của Nhà nước về công tác xúc tiến đầu tư không được đề cập một cách cụ thể trong các văn bản, báo cáo của Chính phủ xong về cơ bản nó bao hàm trong quan điểm, định hướng chung về nhu cầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn tới. Cụ thể, theo báo cáo về nhu cầu thu hút và sử dụng vốn FDI giai đoạn 2001 – 2010 của Bộ kế hoạch và đầu tư ngày 09/06/2000 thì các quan điểm chung về nhu cầu vốn FDI của nền kinh tế thời kỳ 2001 – 2010 được tóm tắt như sau.

 Trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài với nhiều hình thức đầu tư đa dạng, với sự tham gia hợp tác đầu tư của các thành phần kinh tế để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

 Trong các nguồn lực bên ngoài, phải đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI mạnh mẽ hơn nữa nhằm vừa tranh thủ vốn vừa tranh thủ công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý kinh tế tiên tiến, tranh thủ thị trường thế giới và tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế. Tranh thủ khai trương các nguồn vốn ODA và có bước đi và biện pháp thận trọng mở cửa thị trường vốn để thu hút các nguồn vốn đầu tư gián tiếp khác; quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vay thương mại, giám sát chặt chẽ các nguồn vay ngắn hạn, xây dựng

 Khuyến khích mạnh mẽ thu hút vốn FDI vào các ngành công nghiệp xuất khẩu và công nghệ cao, những ngành công nghiệp mũi nhọn và những ngành Việt Nam có thế mạnh và lao động, tài nguyên, nhiên liệu. Có chính sách ưu đãi thiết thực hấp dẫn để thu hút vốn FDI vào các ngành và vùng ưu tiên.

 Hướng mạnh việc thu hút vốn đầu tư từ các nước có tiềm lực tài chính và công nghệ mạnh, trước hết là Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông á; chú trọng thu hút vốn đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia; vừa quan tâm các dự án vừa và nhỏ nhưng công nghệ hiện đại.

 Đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án để phát huy nhanh tác dụng vốn FDI đối với nền kinh tế; tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư có mặt bằng chung cho đầu tư trong nước và nước ngoài, đơn giản hoá các thủ tục trước và sau cấp giấy phép.

Trên cơ sở đó những định hướng, cơ chế, chính sách lớn trong thu hút và sử dụng vốn FDI được đề ra như sau.

 Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách theo hướng tiến tới xây dựng một bộ luật đầu tư chung áp dụng cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia hợp tác đầu tư với nước ngoài.

 Xây dựng danh mục loại trừ tạm thời và danh mục nhạy cảm theo quy định của hiệp định khung về đầu tư ASEAN. Có định hướng thu hút vốn FDI, tăng cường đầu tư trong nước để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, chuẩn bi từng bước cho việc mở cửa các ngành kinh tế cho tự do đầu tư vào sau năm 2013 theo hiệp định khung về đầu tư ASEAN đã ký.

 Cải tiến mạnh mẽ thủ tục đầu tư theo hướng mở rộng diện đăng ký đầu tư, chỉ xem xét cấp chứng nhận về ưu đãi đầu tư đối với các dự án quy mô lớn, xuất khẩu là chủ yếu trên các quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ.

 Đa dạng hoá các hình thức đầu tư như hình thức công ty cổ phần, cho phép doanh nghiệp FDI phát hành trái phiếu, cổ phiếu để mở rộng quy mô đầu tư phát triển hình thức công ty quản lý vốn, quỹ đầu tư.

 Có chính sách ưu đãi hấp dẫn cao để thu hút mạnh vốn đầu tư để nâng cao trình độ công nghệ, năng lực xuất khẩu của nền kinh tế; đầu tư vào các ngành công nghệ sinh học, vật liệu mới, điện tử, tin học, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội.

 Tăng cường thu hút đầu tư vào các KCN, KCX, khu công nghệ cao; xây dựng một số khu kinh tế mở với chính sách ưu đãi đặc thù để tạo nên các vùng tăng trưởng mới có tác động lôi kéo thúc đầy nền kinh tế. Sớm có biện pháp thiết thực thu hút vốn FDI lấp đầy các KCN.

 Mở rộng thị trường đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ; tăng cường thu hút vốn vào nông lâm nghiệp để tăng cường cải tạo cây, con, ứng dụng công nghệ sinh học, chế biến xuất khẩu; tăng cường đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn, kỹ thuật cao, cũng như những ngành sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu của Việt Nam.

 Nâng cao chất lượng quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ và cả nước, dự báo chuẩn xác nhu cầu thị trường làm cơ sở cho việc xây dựng

và công bố danh mục dự án và thu hút vốn FDI phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư.

 Tăng cường mạnh vận động xúc tiến đầu tư theo từng chương trình dự án cụ thể để nâng cao hiệu quả. Chú trọng thu hút vốn của các tập đoàn lớn trên thế giới và nguồn vốn từ các nước có tiềm năng kinh tế lớn, thị trường lớn, công nghệ cao như Mĩ, Tây Âu…

 Tạo mọi điều kiện thuận lợi để triển khai nhanh chóng dự án đầu tư; thành lập một đầu mối đủ mạnh và đủ quyền để xử lý kịp thời các khó khăn của nhà đầu tư, thúc đẩy dự án phát triển.

 Tăng cường tiềm lực nghiên cứu và cải tiến hệ thống thông tin để theo dõi, dự báo sát tình hình FDI trong nước và quốc tế để hoạch định chính sách, chiến lược về vốn nước ngoài.

 Tăng cường theo dõi, quản lý, giám sát vốn FDI thực hiện, trong đó có nội dung vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp FDI.

Một phần của tài liệu 228942 (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w