Có thể nói rằng việc xúc tiến đầu tư là việc “bán cơ hội đầu tư” cho các nhà đầu tư tiềm năng. Một chương trình marketing sẽ có thể không thành công như mong muốn nếu có “sản phẩm tồi”. Tạo ra một môi trường đầu tư tốt là tạo ra một sản phẩm tốt. Hiện nay, mặc dù có những tài liệu đáng kể nhưng môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn chưa thể cạnh tranh được với các nước như Trung Quốc hay các nước trong ASEAN 5. Các nhà đầu tư vẫn còn lo ngại về tốc độ cải tổ nền kinh tế và rất nhiều người trong số họ đã rất thất vọng khi đầu tư vào Việt Nam.
Nếu Việt Nam muốn thu hút được nguồn FDI thì nhất thiết phải tiến hành cải thiện môi trường đầu tư của mình. Đã có rất nhiều báo cáo và nghiên cứu về vấn đề này và cũng đã có nhiều đề xuất được đưa ra nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Trong ngắn hạn, mục tiêu chính của VNIPA là phải lấy lại lòng tin của các nhà đầu tư thông qua các biện pháp như:
Tránh đưa ra những chính sách và định chế một cách bất ngờ.
Giảm bớt chi phí kinh doanh bằng cách cắt bỏ hệ thống hai giá và các chi phí không chính thức.
Phát triển chiến lược phát triển chung cho từng khu vực.
Tăng cường xây dựng hình ảnh của mình.
Trong trung hạn (3 – 5 năm) Việt Nam cần có mặt trong nhóm 25 nước thu hút đầu tư nhất của FDI Confidence Index. Để làm được điều này Việt Nam cần phải:
Xây dựng nội dung luật đầu tư cơ bản chứ không chỉ là các chính sách FDI.
Xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm thực thi các chính sách.
Xoá bỏ hoàn toàn sự phân biệt giữa khu vực Nhà nước và tư nhân.
Nâng cao chất lượng hạ tầng cơ sở phần cứng và phần mềm như hệ thống giao thông, ngân hàng và tài chính, giáo dục và đào tạo.
Tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân.
Giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia.