Những mặt còn hạn chế

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: TÌM HIỂU, TỔNG HỢP VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG, GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TẠI TP. PHAN RANG – THÁP CHÀM, NINH THUẬN. (Trang 52)

Vì đặc thù là truyền thông bảo vệ môi trường mà các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường mới chỉ thu hút được phần đông sự tham gia học sinh, sinh viên và công nhân viên chức tri thức trên địa bàn tỉnh tham gia.

Các sự kiện đã tổ chức chỉ mới dừng lại ở việc tạo được sự chú ý mà chưa thực sự đủ sâu sắc để thay đổi cả hành vi và suy nghĩ về việc bảo vệ môi trường.

Các hoạt động tổ chức còn chú trọng nhiều ở hình thức mà chưa đánh mạnh vào nội dung, mang tính phong trào hơn so với thay đổi cụ thể vì vậy không tạo được hiệu quả lâu dài và tính thiết thực cho các hoạt động.

Các chương trình về tuyên truyền bảo vệ môi trường hiên thời thu hút một lượng học sinh, sinh viên tham gia nhưng không ổn định.

Các cá nhân, tập thể, hay tổ chức phi chính phủ luôn gặp khó khăn trong các hoạt động truyền thông nhưng chưa được hỗ trợ thỏa đáng, đặc biệt ở mặt giấy tờ.

CHƢƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 5.1 Nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông môi trƣờng

Mục tiêu chung của truyền thông môi trường là khuyến khích và giúp đỡ các cá nhân và cộng đồng tham gia vào việc bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, bảo đảm sử dụng hợp lý và bền vững các tài nguyên thiên nhiên.

Trong thực tế hiện nay, truyền thông là công cụ thiết yếu để đạt được mục tiêu xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Nói một cách khác làm cho mọi người biết, hiểu về môi trường thấy rõ được trách nhiệm và có những hành động đúng trong cuộc sống hằng ngày. Vậy truyền thông là cách tiếp nhận đảm bảo sự tham gia của các bên liên quan, những bên có trách nhiệm và những người được thụ hưởng.

Với học sinh, sinh viên, những tri thức trẻ tương lai. Sự “hiểu”, sự “biết” về môi trường hay về nguyên nhân làm nên môi trường ngày trở nên xấu đi đều được giảng dạy ở trường hay sinh viên tự trang bị qua các kênh truyền thông như báo chí, TV, radio, internet, bạn bè, bandrole… Nhưng để biến những điều hiểu, điều biết đó thành những hành động thiết thực thì vẫn còn hạn chế. Vì vậy truyền thông giáo dục môi trường không chỉ tạo ra những nhận thức đúng mà còn phải thiết lập những hành vi, thái độ cụ thể góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Có như vậy, hoạt động truyền thông mới thực sự có hiệu quả.

5.1.1 Biện pháp về nguồn lực và tổ chức

- Thông tin: Thông tin về môi trường và tài nguyên ở nước ta thường xuyên được rất nhiều cơ quan thu thập. Nhưng việc truy cập, khai thác sử dụng thông tin gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Các nguồn thông tin không ăn khớp với nhau, tản mạn nên người thụ hưởng khó lựa chọn cho mình nơi cung cấp thông tin đáng tin cậy.

- Nhân sự: Tại địa bàn Tp. Phan Rang – Tháp Chàm hầu hết đều không có đội ngũ tình nguyện truyền thông có năng lực thực sự về truyền thông và bảo vệ môi trường hoặc những bạn tình nguyện làm công tác truyền thông thiếu kỹ năng, thông tin, kiến thức khoa học về môi trường.

- Phương tiện kỹ thuật: Cùng với sự khó khăn về mặt nhân sự, các phương tiện truyền thông hạn chế. Ngân sách cho các hoạt động truyền thông mang tính nhỏ giọt. Chỉ

có những hoạt động truyền thông mang tính sự kiện trong năm và do các tổ chức Đoàn thể và chính phủ đứng ra tổ chức mới có khả năng được cấp kinh phí. Ở Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, các hoạt động chủ yếu mang tính tự phát và tự vận động nguồn quỹ. Vì vậy hoạt động truyền thông không diễn ra xuyên suốt, thương xuyên dẫn đến hiệu quả truyền thông không được cao.

- Sự phối hợp hoạt động: Hiện tại một số cơ quan làm truyền thông thông môi trường chưa có cơ chế hoạt động chặt chẽ, phối hợp lỏng lẻo với các đội hình truyền thông tại các trường dẫn đến nhiều thông tin bị bỏ sót. Việc thiếu sự điều phối chung sẽ dẫn đến sự lãng phí nguồn lực và sự nỗ lực của từng bên.

5.1.2 Phát triển hệ thống truyền thông môi trƣờng

- Truyền thông môi trường không chỉ đóng khung trong các hoạt động sản xuất tờ rơi, áp phích, video, khẩu hiệu… mà mục đích cuối cùng của truyền thông môi trường là tạo ra nhận thức đúng đắn về bảo vệ môi trường, lôi cuốn người thụ hưởng thông tin truyền thông cam kết và tham gia trực tiếp vào các hoạt động bảo vệ môi trường.

- Cần có sự tham gia đầy đủ và có ý thức trách nhiệm của từng người thụ hưởng muốn tồn tại trong một môi trường xanh, sạch, đẹp. Thiết kế các chương trình truyền thông môi trường hợp lý, phù hợp với mọi đối tượng tham gia.

5.1.3 Nội dung thông điệp truyền thông môi trƣờng

Như đã nói, mục tiêu cuối cùng của truyền thông môi trường là hướng vào việc thay đối hành vi của người thụ hưởng thông tin. Để thay đổi hành vi một cách có hiệu quả, các thông điệp truyền thông cần hướng vào mục tiêu cụ thể như sau:

- Giáo dục nhận thức (recognition) môi trường: đây là nội dung hướng người thụ hưởng đi đến sự thừa nhận đầy đủ về tác hại của ô nhiễm. Quan niệm phổ biến cho rằng, con người khi nhận thức đầy đủ thì họ sẽ bảo vệ môi trường. Điều này không hoàn toàn đúng. Ví dụ các xí nghiệp xả chất thải ô nhiễm chưa xử lý ra môi trường. Rõ ràng họ nhận thức được hẩu quả , tác hại của việc làm đó nhưng họ vẫn cố tình vì họ có nhận thức nhưng không có ý thức hay vì quyền lợi ích kỷ của bản thân họ.

- Giáo dục kiến thức (knowledge) môi trường: Những thông điệp về giáo dục kiến thức nhằm nâng cao sự hiểu biết về môi trường, ô nhiễm môi trường, các chất độc hại…, nâng cao trách nhiệm và cách ứng xử của con người trước môi trường.

- Giáo dục kỹ thuật (technique) môi trường: Thông điệp đưa ra nhằm cung cấp kiến thức về phương pháp xử lý kỹ thuật môi trường, xử lý các chất độc hại, rác thỉa nhằm đưa ra công nghệ sản xuất sạch, công nghệ sản xuất sạch hơn, thân thiện với môi trường.

- Giáo dục ý thức (awareness) môi trường: Đây được xem là một nội dung có tác dụng chi phối nhất. Bởi vì, con người cho dù có kém nhận thức, kém kiến thức nhưng nếu họ vẫn có ý thức họ vẫn có hành vi ứng xử tốt trước môi trường, biết hướng tới hành vi bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, thông điệp về nâng cao ý thức môi trường ở nước ta không được chiếm một vị trí quan trọng.

- Giáo dục đạo đức (ethnics) môi trường: Đây là thông điệp đặt sứ mệnh của truyền thông ở vị trí quan trọng nhất, cao nhất, đặt người thụ hưởng thông tin ở một lối ứng xử văn hóa cao trước môi trường. Khi có đạo đức, con người sẽ có ý thức, sẽ hướng tới nhận thức và chi phối hành vi.

- Giáo dục hành vi (behavior) môi trường : Hành vi là kết quả cuối cùng của truyền thông giáo dục môi trường. Từ hành vi ứng xử mà môi trường có thể được bảo vệ hoặc bị xâm hại. Nhưng hành vi chỉ có thể có được khi tất cả mục tiêu trên được thực hiện.

5.2 Xây dựng chƣơng trình giáo dục truyền thông môi trƣờng

Hiện nay các chương trình chương trình, hoạt động truyền thông môi trường diễn ra tại Tp. Phan Rang – Tháp Chàm do nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân và tập thể khác nhau đứng ra tổ chức. Có thể là một tập thể nhóm bạn yêu thích tổ chức các sự kiện và quân tâm đến môi trường, có thể là các clb, hội nhóm như C4E Ninh Thuận, diễn đàn www.PRLH.info, hay các tổ chức Thành Đoàn Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, Đoàn trường các trường các cấp..v…v… Nhưng chung quy lại, tất cả các hoạt động được tổ chức ra đều hướng tới một mục tiêu tuyên truyền cho người dân, học sinh, sinh viên trong địa bàn tỉnh có cái nhìn thực tế hơn về tình hình môi trường hiện tại, góp phần nâng cao

nhận thức và thay đổi hành vi cho mỗi người. Các chương trình luôn được sự hỗ trợ và tham gia rất tích cực từ người dân trên địa bàn tỉnh.

5.2.1 Chƣơng trình giáo dục truyền thông môi trƣờng thông qua các cuộc thi triễn lãm tranh ảnh, thông qua các buổi sinh hoạt tọa đàm tại các triễn lãm tranh ảnh, thông qua các buổi sinh hoạt tọa đàm tại các trƣờng THCS, THPT, các buổi sinh hoạt cùng các trƣờng cấp 1 và mầm non..v…v…

Tổ chức các buổi giao lưu cùng các bạn học sinh trung học trong thanh phố với các đội, nhóm có các hoạt động chuyên về môi trường, có khả năng giao lưu với các bạn về các vấn đề môi trương. Các đội nhóm sẽ có các công tác tuyên truyền cụ thể ở mỗi trường tùy thuộc vào thời gian và trường.

Đối với đối tượng là các học sinh trung học, các bạn đã có ý thức về môi trường, nên công tác truyền thông cần diễn ra một cách chuyên nghiệp. Cần tập huấn cho các bạn tình nguyện viên trước khi tham gia chương trình. Các chương trình cần được lên kế hoạch một các rõ ràng và cụ thể. Đáng mạnh vào các yếu tố thay đổi hành vi, tiết kiệm trong từng hành động nhỏ, ở trường, ở lớp và ở nhà. Tổ chức các trò chơi nhằm giúp các bạn ý thức được hệ quả của Biến đổi khí hậu và mối liên quan giữa con người và môi trường.

Đối với các trường tiểu học và mầm non, các bé chưa có nhận thức nhiều về môi trường. Cần tổ chức các hoạt động nhỏ, vui chơi tuyên truyền 1 cách đơn giản nhất, không lý thuyết sáo rỗng mà cần phải đi kèm với thực tế. Các trò chơi cần đơn giản, nhẹ nhàng và phù hợp với các bé.

Các cuộc thi ảnh, triển lãm ảnh về môi trường, cảnh đẹp quê hương sẽ giúp mọi người có cái nhìn về những điều tuyệt vời mình đang có, về những thay đổi, thách thức môi trường mà con người đang phải đối mặt. Qua đó tự đánh giá và hoàn thiện bản thân, có ý thức bảo vệ những điều tốt đẹp hơn.

5.2.2 Các chƣơng trình hành động

Bên cạnh các hoạt đông mang tính thay đổi về nhận thức, sự thanh đổi về hành vi mỗi người thông qua sự hoạt động, trao dồi. Mỗi người cũng cần có những sân chơi để ứng dụng những kiến thức, nhận thức về môi trường của mình vào thực tế hơn.

Xây dựng các chương trình hoạt động hưởng ứng các ngày lễ môi trường như: Ngày nước thế giới (22/3)

Giờ trái đất (Thứ 7 cuối cùng của tháng 3) Ngày Đa dạng sinh học (22/5)

Ngày môi trường thế giới (5/6)

Ngày làm cho thế giới sạch hơn (một ngày trong tuần thứ 3 của tháng 9)

Tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường khung vực xung quanh nơi mình sinh sống học tập. Các hoạt động tái chế rác thải, ngày hội đổi đồ cũ.

Gian hàng trò chơi mô phỏng với nội dung được lồng ghép với những thông điệp bảo vệ môi trường, bảo vệ thế giới như: “Tâm trái đất”, “Chinh phục nóc nhà thế giới”, “Đại dương sâu thẳm”, “Hành động thiết thực”…thông qua các trò chơi các bạn Sinh

viên sẽ hiểu được mức độ ô nhiễm cũng như khả năng khắc phục các sự cố về môi trường hiện nay.

Gian hàng tái chế khuyến khích các bạn tái chế, tái sử dụng để tiết kiệm tài nguyên như: làm túi giấy sử dụng thay thế bao nilong, thiết kế bình hoa tái chế, đồ dùng học tập từ những chai nước và vật dụng đã qua sử dụng

Gian hàng tuyên truyền có những hoạt đông tuyên truyền bổ ích và sinh đông như: thi giải đáp câu hỏi về lĩnh vực môi trường, trình chiếu clip đặc sắc về những sự kiện môi trường có tính thời sự,…

Gian hàng thu đổi sách, giấy, báo cũ, chai nhựa…tích lũy điểm nhận nhiều phần quà từ BTC

Đạp xe với các bandrole và biểu ngữ mang nội dung bảo vệ môi trường qua các tuyến đường được quy định sẵn để tới các “điểm xanh”, “điểm đen” trong địa bàn thành phố.

Thực hiện công tác tuyên truyền, phát tờ rời tuyên truyền bảo vệ môi trường đến mọi người dân. Thực hiện công tác dọn dẹp vệ sinh tại các “điểm đen”..

Tổ chức sinh hoạt với các trò chơi tập thể mang tính teambuilding và các câu hỏi về môi trường cho các bạn sinh viên tham gia đạp xe có cơ hội thử thách khả năng làm việc nhóm và tìm hiểu thêm về kiến thức môi trường của bản thân.

5.3 Thuận lợi – khó khăn khi xây dựng chƣơng trình 5.3.1 Thuận lợi 5.3.1 Thuận lợi

- Tất cả chương trình hoạt động đều được sự hỗ trợ nhiệt tình từ các cấp, ban, ngành, các trường trong địa bàn tới các bạn học sinh sinh viên trong địa bàn thành phố.

- Thông tin hoạt động đều được truyền thông đầy đủ trên bandrole, áp phích, website của trường ở vị trí dễ thấy nên tu hút được sự quan tâm tham gia của sinh viên trong trường.

- Đa số các bạn học sinh sinh viên trong trường đều có nhận thức về vấn đề môi trường một cách đầy đủ qua các môn học trong trường, các kênh truyền thông, báo chí, internet .

5.3.2 Khó khăn

- Việc tổ chức tuyên truyền tập trung chủ yếu dành cho các bạn học sinh, sinh viên. Tính hanh động chưa cao.

- Công tác tuyên truyền thường bao gồm việc phát tờ rơi tuyên truyền, tuy nhiên vấn đề dễ nhận thấy là tờ rơi tuyên truyền đa phần lại được biến thành rác. Vì vậy việc đảm bảo nội dung tuyên truyền và cách thức tuyên truyền sao cho hợp lý để tờ rời tới được tay nhiều người giúp mọi người quan tâm và hiểu rõ hơn.

- Kỹ năng tuyên truyền và cách thức tuyên truyền của các cộng tác viên luôn là vấn đề lớn khi không có các lớp đào tạo hoặc các buổi tập huấn thật sự nghiêm túc dành cho các CTV tham gia chương trình.

- Kinh phí là vấn đề của mọi chương trình.

- Các hoạt động tổ chức còn chú trọng nhiều ở hình thức mà chưa đánh mạnh vào nội dung để tạo được hiệu quả lâu dài và mang tính thiết thực hơn.

- Các gian hàng trò chơi muốn thu hút các bạn sinh viên tham gia và quan tâm thì phải đảm bảo được việc lồng ghép các nội dung tuyên truyền và giáo dục ý thức tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường khi các bạn tham gia.

- Nguồn nhân lực tham gia cho công tác chỉ đạo và tuyên truyền chưa thật sự tốt. - Khó khăn trong công tác tuyên truyền cho người dân vì các bạn sinh viên tham gia vì nhiệt tình chứ chưa hề được qua các lớp hướng dẫn các kỹ năng tuyên truyền sao cho hiệu quả.

CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận

- Chiến lược truyền thông môi trường và các chương trình hành động bảo vệ môi trường của mỗi quốc gia, mỗi địa phương phụ thuộc vào nhiều công tác giáo dục và hiệu quả công tác truyền thông môi trường. Giáo dục truyền thông môi trường làm sao để tạo ra được nhận thức, hành vi của mỗi cá nhân trong việc trân trọng, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

- Tóm lại, việc truyền thông giáo dục môi trường hiện nay là nhiệm vụ cấp bách. Làm sao để hiệu quả truyền thông đạt kết quả cao nhất là một thách thức rất lớn.

Bằng các tìm hiểu và tổng hợp các thông tin trên, tao cơ sở xây dựng một kế hoạch chi tiết trong năm để công tác truyền thông tại địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm có hiệu quả. Phần lớn các bạn học sinh, sinh viên trong tỉnh đều mong muốn có nhiều hoạt động thiết thực bảo vệ môi trường, tăng tính giao lưu với nhau. Tuy sự nhận thức về môi trường tốt nhưng từ sự nhận thức đưa tới hoạt động, hành vi tốt còn là một câu hỏi.

6.2 Kiến Nghị

- Khi xây dựng các chương trình cần chú trọng hơn nữa vào tính thiết thực. Trước

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: TÌM HIỂU, TỔNG HỢP VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG, GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TẠI TP. PHAN RANG – THÁP CHÀM, NINH THUẬN. (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)