Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động tới tăng trưởng công nghiệp Việt Nam và những dự báo cho công nghiệp (Trang 66 - 70)

Vốn đầu tư là một nhân tố quan trọng tác động tích cực đến tăng giá trị sản xuất công nghiệp của Việt Nam. Để đem lại hiệu quả sản xuất cao chúng ta phải có chính sách để thu hút vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả nhất.

Chú trọng đầu tư vào những ngành mũi nhọn, chủ chốt, những ngành có nào có tiềm năng phát triển tốt thì nên đầu tư nhiều vốn hơn, tạo điều kiện

tăng khả năng sản xuất. Ngoài ra trước mỗi dự án đầu tư cần xem xét và thẩm định một cách kỹ càng về tính khả thi của dự án, nếu dự án có tính khả thi cao, mang lại hiệu quả cho nền công nghiệp cũng như nền kinh tế thì nên đầu tư.

Bằng việc tạo dựng một môi trường pháp lý ổn định cho các hoạt động đầu tư trong và ngoài nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư một cách đồng bộ sẽ tạo điều kiện thu hút thêm vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam.

Ngoài ra, có thể tận dụng nguồn vốn đầu tư sẵn có trong nước như tiết kiệm trong dân cư và vốn đầu tư trong các khu vực kinh tế. Bằng cách khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động như gửi tiết kiệm vào ngân hang hay đầu tư vào thị trường chứng khoán.

3. Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế

Mỗi nước đều có những đặc điểm riêng về lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội…khác nhau nên con đường để phát triển công nghiệp của từng nước cũng không giống nhau. Việc chủ động hội nhập quốc tế, sẽ là cơ hội để Việt Nam tiếp xúc với những nền công nghiệp lớn, là cơ hội để học hỏi các nước có nền công nghiệp phát triển trên thế giới. Từ kinh nghiệm của các nước đi trước sẽ giúp ta tìm ra được một hướng đi phù hợp với điều kiện thực tế của công nghiệp nước ta.

Hội nhập quốc tế mà cụ thể là việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã giúp Việt Nam mở rộng thị trường của mình,xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp sang một số thị trường tiềm năng.

KẾT LUẬN

Công nghiệp là một trong những ngành mũi nhọn của nước ta hiện nay và tăng trưởng công nghiệp là một phần quan trọng trọng trong tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và ổn định, rút ngắn khoảng cách về kinh tế và trình độ văn hoá với các nước phát triển trên thế giới.

Đất nước ta từ sau năm 1986 đã có nhiều khởi sắc, bắt đầu từ quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, xoá bỏ phương thức hoạt động kiểu cũ tiến hành một phương thức hoạt động kiểu mới phù hợp hơn với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, học tập kinh nghiệm của các nước đi trước. Đến nay, sau hơn 20 năm đổi mới về tất cả mọi mặt thì công nghiệp nước ta đã trở thành một trong những ngành mũi nhọn, đầu tàu với tỷ trọng đóng góp vào giá trị tổng sản lượng của nền kinh tế ngày càng cao và ổn định, giá trị sản phẩm xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong GDP…Những tiến bộ trong công nghiệp góp phần tạo ra các sản phẩm ứng dụng có hiệu quả vào các ngành sản xuất khác góp phần làm tăng năng suất cho các nghành đó. Trong thời gian gần đây với việc ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc với những công nghệ mới, tiên tiến đem về ứng dụng cho ngành công nghiệp nước nhà, hứa hẹn trong tương lai tăng trưởng công nghiệp Việt Nam sẽ không chỉ dừng lại ở hai con số mà có thể là ba, bốn con số. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được những mục tiêu trên thì ngành công nghiệp Việt Nam cũng cần phải khắc phục một số nhược điểm như: nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước tuy nhiều nhưng vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu một số nguyên liệu mà trong nước vẫn chưa sản xuất được, hay trình độ kỹ thuật của lao động nước ta còn thấp, chưa hình thành tác phong công nghiệp trong lao động…

Có thể nói, sự tăng trưởng của ngành công nghiệp phụ thuộc lớn vào các yếu tố về vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện hoàn cảnh thực tế của từng nước mà đối với yếu tố này có thể phụ thuộc nhiều, đối với yếu tố kia lại phụ thuộc ít. Đối với các nước phát triển thì ngoài yếu tố trên thì yếu tố xuất khẩu cũng có ảnh hưởng đến tăng trưởng công nghiệp. Đối với công nghiệp Việt Nam khi đưa yếu tố xuất khẩu vào mô hình thì lại đưa đến kết luận là yếu tố xuất khẩu không ảnh hưởng đến tăng trưởng công nghiệp Việt Nam. Điều này có thể giải thích là: có thể dưới dạng mô hình khác thì biến giá trị xuất khẩu có thể ảnh hưởng đến giá trị sản xuất công nghiệp, đây cũng phản ánh một thực tế là việc xuất khẩu công nghiệp nước ta còn yếu kém ảnh hưởng của nó rất nhỏ so với ảnh hưởng của các yếu tố khác như vốn và lao động nên xem như không có ảnh hưởng.

Trong bài là những phân tích, đánh giá của em về một số mô hình, dưới góc độ là một sinh viên chuyên ngành Toán kinh tế bài làm còn nhiều hạn chế, và thiết sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía thầy cô giáo.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động tới tăng trưởng công nghiệp Việt Nam và những dự báo cho công nghiệp (Trang 66 - 70)