Các yếu tố tác động đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh bánh kẹo

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động marketing mix tại Công ty Cổ Phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.doc (Trang 30 - 31)

d. Các quyết định về xúc tiến

1.2.2. Các yếu tố tác động đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh bánh kẹo

1.2.2.1. Vốn

Hiện nay mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng đang dao động ở mức khá cao từ 13-19%, và mức lãi suất này khó có thể giảm xuống do tác động của cả yếu tố liên quan đến quy định nghiêm ngặt của NHNN nhằm đảm bảo tính an toàn của hệ thống ngân hàng và các yếu tố khách quan khác. Do đó, đa số các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp sản xuất bán kẹo đều rơi vào tình trạng thiếu vốn. Vì thế các doanh nghiệp có tiềm năng về vốn, hoạt động hiệu quả sẽ trụ vững và vượt qua giai đoạn khó khăn này, còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp thiếu vốn, doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả sẽ có nguy cơ bị đào thải.

1.2.2.2. Công nghệ

Công nghệ là yếu tố then chốt quyết định chất lượng cũng như sản lượng của các doanh nghiệp bánh kẹo tại Việt Nam. Hiện nay, dây chuyền công nghệ sản xuất bánh kẹo của hầu hết các doanh nghiệp lớn khá hiện đại và đồng đều, được nhập khẩu từ các quốc gia nổi tiếng về sản xuất bánh kẹo như công nghệ cho bánh phủ socola (Hàn Quốc), công nghệ bánh quy (Đan Mạch, Anh, Nhật), công nghệ sản xuất bánh Cracker, bánh mì… Còn các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thủ công, doanh nghiệp nhỏ thì dây chuyền sản xuất còn thiếu thốn và lạc hậu, không đảm bảo sản lượng, chất lượng đồng đều cũng như ATTP cho các mặt hàng bánh kẹo sản xuất ra.

1.2.2.3. Nhân sự

Nhân sự trong ngành bánh kẹo được chia làm hai nhóm như sau:

Nhóm thứ nhất là công nhân (lao động đơn giản): Nhóm này chiếm số lượng lớn trong doanh nghiệp, đây đa phần là lao động thủ công, không yêu cầu trình độ cao. Do vậy, doanh nghiệp bánh kẹo trong nước dễ thu hút được một nguồn nhân công dồi dào với chi phí nhân công thấp trung bình mức lương của nhóm này hiện tại từ 1,8 đến 2,5 triệu đồng/tháng. Chi phí nhân công thường được điều chỉnh hàng năm tùy thuộc vào lạm phát và mức tăng trưởng của từng doanh nghiệp sản xuất. Và số lượng nhân công nhóm này cũng thay đổi theo mùa vụ. Nhu cầu của các doanh nghiệp về

nhóm này vào mùa vụ Tết Trung Thu và Tết Nguyên Đán là rất lớn, do đó việc cạnh tranh thu hút lao động trong những giai đoạn này diễn ra rất quyết liệt.

Nhóm thứ hai là những người quản lý và lao động kỹ thuật: Nhóm này chiếm số lượng nhỏ nhưng rất quan trọng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp, đây là nhũng người có trình độ kĩ thuật, trình độ quản lý điều hàng cao. Do đó các doanh nghiệp thường mong muốn giữ chân họ và mức lương trả cho nhóm này cao hơn nhiều so với công nhân, thường từ 4 đến 10 triệu đồng/ tháng đối với lao động kỹ thuật và nhân viên, còn quản lý cấp cao thường từ 20 triệu đồng/ tháng trở lên. Số lượng nhóm này thường được duy trì ổn định, việc cạnh tranh, thu hút thâm chí lôi kéo lao động nhóm này thường xuyên diễn ra giữa các doanh nghiệp lớn.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động marketing mix tại Công ty Cổ Phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.doc (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w