muối hoặc dạng oxit rồi sau đó điện phân dung dịch muối của chúng hoặc dùng hiđro để khử oxit của chúng.
PHÂN NHÓM GALI
PHÂN NHÓM GALI
Tính chất lý học
• Ở trạng thái tự do, Ga và In là những kim loại màu trắng bạc, Tl có màu xám xanh. Ga cứng gần bằng Pb, còn In và Tl mềm
hơn.
• Ga, In và Tl đều có nhiệt độ nóng chảy thấp, nhất là Ga nhưng lại có nhiệt độ sôi cao.
• Ga lỏng rất dễ chậm đông, nghĩa là dưới nhiệt độ nóng chảy vẫn không hoá rắn. Do nhiệt độ nóng chảy thấp, nhiệt độ sôi cao và giãn nở khá đều nên Ga lỏng được dùng để nạp vào các nhiệt kế có vỏ bằng thạch anh dùng ở nhiệt độ cao, có thể đo được từ 5000C đến 12000C.
• Ga và In phản chiếu ánh sáng tốt và đều nên được dùng để
tráng gương, đặc biệt là In được dùng trong sản xuất gương của kính thiên văn.
• Dễ tạo hợp kim với các kim loại khác. Ga và In được dùng để chế hợp kim dễ nóng chảy, ví dụ: hợp kim gồm 82%Ga, 12%Sn và 6%Zn nóng chảy ở 170C dùng để trám răng. Tl được dùng để chế những hợp kim bền hoá học, ví dụ như hợp kim gồm
70%Pb, 20%Sn và 10%Tl rất bền với hỗn hợp các axit H2SO4, HCl và HNO .
PHÂN NHÓM GALI
PHÂN NHÓM GALI
PHÂN NHÓM GALI
PHÂN NHÓM GALI
PHÂN NHÓM GALI
Tính chất hoá học
• Ga và In bền với không khí vì được lớp oxit bền bảo vệ (như Al), còn Tl bị oxi hoá chậm.
• Khi đun nóng, cả ba kim loại tương tác mãnh liệt với oxi và lưu huỳnh. Với Cl2 và Br2 thì chúng phản ứng ngay ở nhiệt độ
thường, còn với I2 thì phải đun nóng.
• Ga bền với nước, In và nhất là Tl bị nước tác dụng trên bề mặt khi có không khí.
• Ga và In tan dễ dàng trong dung dịch axit HCl và axit H2SO4,
nhưng Tl tác dụng rất chậm vì tạo lớp muối TlCl khó tan trên bề mặt. Với axit HNO3, Ga phản ứng chậm, còn Tl phản ứng rất mãnh liệt.
• Ga tan trong dung dịch kiềm đặc tạo muối galat và khí H2. 2Ga + 2OH- + 6H2O = 2[Ga(OH)4]- + 3H2
còn In và Tl chỉ tan trong dung dịch kiềm khi có mặt chất oxi hoá. Ngoài ra, Ga còn có thể tan rõ rệt trong dung dịch amoniac.