Tiết) Mục tiêu

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP DẠY THỂ DỤC (Trang 61 - 66)

Mục tiêu

Chủ đề này giúp sinh viên xác định được và có những hiểu biết cơ bản về các khái niệm, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và các nguyên tắc chung của GDTC.

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số khái niệm cơ bản trong TDTT (2 tiết)

Thông tin cơ bản

Một số khái niệm cơ bản

Thể dục thể thao

TDTT là đồng nghĩa với văn hoá thể chất.

Để hiểu được khái niệm văn hoá thể chất, trước hết ta phải hiểu được thế nào là văn hoá. Văn hoá: là sự tổng hoà giá trị vật chất và tinh thần cũng như các hoạt động (cách thức) tạo ra những giá trị đó (kết quả hoạt động ).

Đối tượng của văn hoá là thế giới tự nhiên.

Đối tượng của văn hoá thể chất là cái tự nhiên trong con người. Do vậy, TDTT là hoạt động nhằm tiến tới sự hoàn thiện ngay chính bản thân con người, cải tạo ngay phần tự nhiên trong con người. Sự cải tạo, phát triển đó có ý thức, có điều khiển.

Do thể chất và tinh thần con người quan hệ thống nhất với nhau nên từ sự cải biến, PTTC mà cũng cải biến, phát triển tinh thần con người và ngược lại: sự phát triển về tinh thần tác động mạnh mẽ đến sự phát triển về thể chất. Vì vậy, ta có thể nói: TDTT liên quan mật thiết tới sự PTTC.

Sự PTTC của con người trước hết tuân theo quy luật khách quan (Ví dụ: Quy luật phát triển theo lứa tuổi, giới tính; quy luật bẩm sinh, di truyền…), nhưng nó cũng bị chi phối sâu sắc bởi các điều kiện xã hội (chế độ kinh tế, văn hoá, đời sống xã hội, phong tục, tập quán…) trong đó có TDTT; cho nên ta có thể nói: Trong chừng mực nhất định TDTT có thể điều khiển sự PTTC.

TDTT được hình thành do nhu cầu xã hội về việc chuẩn bị thể lực trước cho lao động, đồng thời khi trong xã hội hình thành những hệ thống giáo dục, giáo dưỡng hoàn chỉnh, thì TDTT (văn hoá thể chất) trở thành một bộ phận hữu cơ của những hệ thống ấy như một nhân tố cơ bản của việc xây dựng những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho cuộc sống, phát triển toàn diện năng lực thể chất và khả năng hoạt động của con người.

Hơn thế nữa, TDTT còn là một trong những phương tiện giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, phòng bệnh có hiệu quả, phục hồi chức năng, tăng cường sức khoẻ cho con người.

Tóm lại: TDTT là một hiện tượng xã hội, ra đời và phát triển cùng sự hình thành và phát triển của xã hội loài người. Lao động sản xuất là nguồn gốc cơ bản của TDTT (nguyên nhân khách quan). TDTT mang tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc sâu sắc.

Dướ i chế độ xã hội chủ nghĩ a (XHCN), TDTT đượ c phát triển mạnh mẽ và phân hoá sâu sắc vào các lĩnh vực đời sống xã hội, được thể hiện ở 5 hình thức cơ bản sau:

TDTT cơ sở (TDTT trường học) đ GDTC. Thể thao (TT quần chúng và TT thành tích cao) TDTT thực dụng nghề nghiệp

TDTT hồi phục sức khoẻ.

TDTT vệ sinh, giải trí - nghỉ ngơi.

TDTT TDTT TDTT thực Thể giải trí, dụng nghỉ ngơi thao nghề hiệ TDTT SK, HP TDTT trường học Hình 1: Các hình thức TDTT

Từ những phân tích trên, ta có thể hiểu khái niệm: TDTT là một bộphận của nền văn hoáxã hội, một loại hình hoạt động mà phương tiện cơ bản là các BTTC nhằm tăng cường thể chất cho con người, nâng cao thành tích thể thao, góp phần làm phong phú sinh hoạt văn hoá và giáo dục con người phát triển cân đối, hợp lý.

1.2. Thể thao

Trong thuật ngữ khoa học người ta phân biệt khái niệm TT theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng.

Theo nghĩa hẹp

TT là hoạt động thi đấu nhằm biểu diễn những thành tích cao trong bản thân hoạt động đó, là sự so sánh khả năng thể chất và tinh thần của con người. Sự so sánh đó được biểu hiện toàn diện trên các mặt: Trình độ kỹ thuật, chiến thuật, thể lực và tâm lý - ý chí giữa cá nhân với cá nhân, giữa nhóm người này với nhóm người khác.

Nói tóm lại nói đến TT là nói đến thi đấu. Thi đấu trong TT khác với các loại thi đấu khác trong xã hội. Bởi vì nó được thể hiện theo một luật thống nhất trên phạm vi lớn, phải có sự chuẩn bị trước (thông qua huấn luyện) có hệ thống. Kết quả thi đấu mang ý nghĩa xã hội.

Theo nghĩa rộng

TT là một hoạt động văn hoá, là một hiện tượng xã hội tương đối độc lập. TT bao gồm hoạt động thi đấu với những quan hệ tiêu chuẩn đặc biệt và những thành tựu nảy sinh trên cơ sở hoạt động đó, gộp chung lại có ý nghĩa xã hội.

Đặc tính nổi bật của TT là: như một phương pháp GDTC để mở rộng khả năng giới hạn của con người (cả thể chất lẫn tinh thần), cho nên người ta sử dụng TT như là một phương tiện, phương pháp hữu hiệu của GDTC.

TT bao gồm 2 bộ phận: TT cho mọi người. TT thành tích cao.

TT cho mọi người (TT quần chúng) tức là mọi người tập luyện và thi đấu TT vì mụcđích sức khoẻ. Ai cũng tham gia tập luyện và thi đấu được.

TT thành tích cao: Với mục đích chính là đạt tới đích giới hạn cao nhất, nó thúc đẩy con người đạt tới trình độ hoàn thiện về thể chất. Vì thế, chỉ có một số ít người tham gia tập luyện và thi đấu được (đó là những người có năng khiếu, có tài năng thực sự). Đây chính là TT chuyên nghiệp, TT nhà nghề.

TT thành tích cao đòi hỏi được đào tạo từ nhỏ, kéo dài nhiều năm với chế độ dinh dưỡng đặc biệt và cơ sở vật chất để tập luyện và thi đấu hiện đại.

TT thành tích cao lấy kỷ lục nhân loại (Thế giới), kỷ lục Châu lục, Khu vực, Quốc gia làm đích phấn đấu.

TT thành tích cao có tính độc lập tương đối, điều đó được thể hiện ở chỗ: Có chế độ đầu tư tập trung, trung ương hoá.

TT là nghề nghiệp.

Có một số môn TT thành tích cao không cần dựa vào nền tảng TT cho mọi người (như: Cờ tướng, Cờ vua…)

TT cho mọi người và TT thành tích cao có quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau:

TT thành tích cao giữ vai trò chủ đạo đối với thực tiễn TT nước nhà, nó trang bị cho phong trào quần chúng những kinh nghiệm tiên tiến.

TT thành tích cao phụ thuộc căn bản vào TT quần chúng, nó được phát triển và lớn lên từ đó.

L

ư u ý : Khái niệm TT có phầnđồng nghĩa với khái niệm văn hoá thểchất (TDTT) nhưngchỉ một phần thôi, ta không thể coi 2 khái niệm đó đồng nhất với nhau.

Trong mối quan hệ đó, khái niệm TDTT rộng hơn khái niệm TT, có những môn TT (như: Cờ tướng, Cờ vua…) không mang đặc điểm TDTT hoặc chỉ gián tiếp mà thôi, do đó, trong các tài liệu chuyên môn người ta thường nói đến: Văn hoá thể chất và TT. Nói như vậy là rất chính xác.

1.3. Giáo dục thể chất

GDTC là một trong 5 mặt giáo dục của hệ thống giáo dục

Trong cuộc sống thường ngày, người ta thường gọi GDTC là TD.

Thông thường, người ta coi GDTC là một bộ phận của TDTT, nhưng nói chính xác hơn thì GDTC là một trong những hình thức hoạt động cơ bản của TDTT có định hướng rõ ràng trong xã hội. GDTC cũng như các mặt giáo dục khác, nó là một quá trình sư phạm, là quá trình hoạt động có tổ chức để truyền thụ và tiếp thu những giá trị của TDTT trong hệ thống giáo dục - giáo dưỡng chung (chủ yếu trong nhà trường, gọi là TDTT trường học).

Đặc điểm nổi bật của GDTC là quá trình giáo dục nhằm hoàn thiện về mặt hình thái, chức năng cơ thể con người, hình thành và củng có các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản, quan trọng trong đời sống, cùng với những tri thức có liên quan các kỹ năng, kỹ xảo vận động đó.

GDTC có 2 mặt chuyên biệt:

Dạy học (tập luyện) động tác (còn gọi là giáo dưỡng). Giáo dục các tố chất vận động.

Dạy học động tác:

Là sự truyền thụ và tiếp thu có hệ thống những cách điều khiển hợp lý sự vận động của con người, qua đó sẽ hình thành những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản cần thiết và những hiểu biết (tri thức) có liên quan đến các kỹ năng, kỹ xảo vận động đó.

1.3.2. Giáo dục các tố chất vận động (tố chất thể lực).

Giáo dục các tố chất thể lực nhằm nâng cao khả năng vận động cho con người. Đó chính là sự tác động có chủ đích đến sự phát triển theo hướng các tố chất thể lực (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo) nhằm nâng cao sức lực vận động của con người.

Dạy- học động tác và giáo dục các tố chất thể lực liên quan chặt chẽ với nhau, đến mức chúng có thể “chuyển” cho nhau. Nhưng, chúng ta không bao giờ được hiểu là chúng đồng nhất với nhau, trong các giai đoạn dạy học động tác, mối quan hệ đó được biểu hiện khác nhau.

GDTC có liên quan chặt chẽ đến các mặt giáo dục khác (đức dục, trí dục, giáo dục thẩm mỹ và giáo dục lao động- kỹ thuật), chúng cùng thực hiện mục đích chung là phát triển con người toàn diện, cân đối, hợp lý.

Kết luận: GDTC là một hình thức giáo dục màđặcđiểm thểhiện (nội dung chuyên biệt) dạy học động tác và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP DẠY THỂ DỤC (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w