Các phương pháp.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP DẠY THỂ DỤC (Trang 54 - 56)

2.1. Phương pháp tắm nắng.

Những tia nắng khi chiếu vào thân thể, dù chỉ trong chốc lát cũng sẽ kích thích thân thể và những quá trình sinh lý phức tạp sẽ xẩy ra:

Nhiệt độ thân thể tăng lên (thân nhiệt tăng). Áp lực máu giảm (do động mạch nở ra). Nhịp thở tăng lên và sâu hơn.

Trao đổi chất tăng cường, ra mồ hôi... (bài tiết tăng).

Nếu tắm nắng vừa đủ (theo đúng chỉ dẫn khoa học) thì lượng hồng cầu trong máu tăng lên, tinh thần sảng khoái, toàn cơ thể sẽ có biến đổi tốt.

Tắm nắng là một phương pháp đơn giản và đỡ tổn phí.  Khi tắm nắng cần chú ý các vấn đề sau đây:

Tiến hành tập luyện theo nguyên tắc tăng dần từng bước: nâng dần cường độ và thời gian tắm nắng.

Tập luyện tắm nắng tốt nhất vào buổi sáng.

Khi tắm nắng cơ thể có thể ở các tư thế khác nhau.

Thời gian tập luyện tắm nắng với người mới tập luyện lần đầu là: 4 - 5 phút, sau mỗi lần tập tăng lên 5 phút, thời gian tối đa không quá 90 phút.

Sau khi tắm nắng xong, nếu thấy trong người khó chịu, sức khoẻ không bình thường thì phải khám sức khoẻ hoặc hỏi ý kiến của y- bác sỹ để có biện pháp điều trị ngay.

Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt và những người mắc bệnh tim, mạch đập thất thường, đau đầu, đau thận ...thì không nên tắm nắng.

2.2. Tắm không khí:

Phương pháp luyện tập tắm không khí có rất nhiều cách, như: Tăng thời gian vận động ở nơi không khí trong sạch.

Ngủ ở ngoài trời.

Tập luyện thể dục sáng .

Sử dụng tính chất môi trường không khí để GDTC cần chú ý những điểm sau đây:

- Bắt đầu tập luyện từ không khí ấm (20 - 30 0 C ) rồi đến không khí lạnh vừa (14 - 19 0 C ) đến không khí lạnh (7 - 13 0 C ). Thông thường là từ mùa thu đến mùa đông.

Thời điểm tập luyện tắm không khí tốt nhất là vào buổi sáng, lúc đầu tắm không khí trong khỏang 15 phút, sau đó mỗi tuần tăng lên 5 phút, tối đa là 1 giở 30 phút đến 2 giờ.

Khi tập luyện tắm không khí nên mặc ít quần áo, nếu thời tiết lạnh quá thì nên kết hợp với vận động TDTT. Tập luyện xong cần lau-sát người cho nóng hoặc tắm bằng nước ấm.

Vào mùa đông, nên tắm không khí ở trong nhà, song phải ở nơi không khí lưu thông và cần kết hợp với tập luyện thể dục sáng.

Với những người có trạng thái sức khoẻ yếu, những người đang mắc các bệnh cấp tính, bệnh hở van tim...thì không nên tắm không khí. Khi tắm không khí nếu thấy cảm giác lạnh hoặc có gió lớn thì không nên tắm lâu.

2.3. Tắm nước:

Tắm nước được mọi người ưa thích, nhất là với thanh thiếu niên. Trong điều kiện thời tiết, khí hậu của Đất nước ta việc tắm nước càng được phổ biến với mọi người, đi sâu vào đời sống hàng ngày của mỗi con người.

Tắm nước rất có lợi cho sự phát triển và rèn luyện của cơ thể.  Khi tắm nước cần chú ý mấy điểm sau đây:

Tập luyện tắm nước bắt đầu vào mùa hè hoặc mùa xuân, mùa thu, tắm từ nước ấm chuyển sang lạnh dần (với các em nhỏ thì không nên tắm nước quá lạnh).

Người mới tập luyện, lần đầu ngâm nước chỉ từ 3 - 4 phút, sau đó tăng dần lên 2 - 3 phút, nhưng không nên ngâm mình trong nước quá 20 phút. Thông thường khi có cảm giác lạnh lần thứ

trong nước thì thôi ngay.

Những phương pháp tắm nước thích hợp nhất là: lau, sát, ngâm, bơi và cũng có thể sử dụng các phương pháp hỗn hợp đễ tập luyện. Vào mùa đông nên sử dụng các phương pháp theo thứ tự: lau tay - ngực - bụng - chân - lưng rồi đến sát - ngâm nước. Vào mùa hè thì tốt nhất là tập luyện bơi lội.

Tắm nước tốt nhất là vào buổi sáng sớm, trước khi ăn sáng 30 phút, không nên ngâm nước vào buổi tối.

Ngoài 3 phương pháp trình bày ở trên, để không ngừng củng cố, tăng cường sức khoẻ cần thường xuyên tham gia tập luyện TDTT, đặc biệt là tập luyện thể dục sáng.

Để tập luyện thể dục sáng có hiệu quả thì người tập cần: Tập luyện đúng bài quy định cho đối tượng.

Tập đúng động tác, tiết tấu, nhịp điệu của động tác. Tập luyện thể dục sáng trước khi làm vệ sinh cá nhân.

Trước khi thực hiện bài tập cần vận động nhẹ: đi bộ, chạy nhẹ nhàng… Tập luyện thể dục sáng ở nơi thoáng mát, không khí trong lành.

- Vào mùa hè, sau khi tập luyện thể dục sáng cần được tắm mát…

Phương pháp tập luyện phát triển các tố chất vận động cho HS tiểu học.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP DẠY THỂ DỤC (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w