Những cơ sở khoa học của công tác giống rau

Một phần của tài liệu Sổ tay người trồng rau (Trang 47 - 48)

Công tác giống rau có những nét riêng của nó xuất phát từ những đặc điểm về nông sinh học của cây rau.

a) Tính di truyền khác biệt:

Đó là cơ sở cho công tác lai tạo, chọn giống rau. Mỗi giống cây đều có những −u nh−ợc điểm riêng. Ví dụ, giống có năng suất cao th−ờng hay có phẩm chất kém hoặc tính chống chịu với những điều kiện ngoại cảnh bất lợi kém. Ví dụ, giống cà chua quả to, đẹp mã lại hay có tỷ lệ đậu quả thấp: các giống ớt nửa hoang dại quả tuy rất bé nh−ng lại có vị cay cao, vv... đều do tính di truyền của chúng quyết định. Chỉ có bằng con đ−ờng lai tạo mới phối hợp đ−ợc tính di truyền khác biệt ấy lại trong một giống vừa năng suất cao lại vừa có phẩm chất tốt, có tính chống chịu sâu bệnh cao, vv...

Tất cả các giống rau có −u thế lai hiện nay đều là kết quả của ph−ơng pháp lai tạo nhân tạo. Những giống rau bị thoái hóa làm giảm phẩm chất và năng suất không còn giữ đ−ợc những đặc điểm hình thái và những đặc tính qúy so với lúc đầu cũng là kết quả của sự lai tạo tự nhiên theo chiều h−ớng xấu mà ra.

b) Tính chất khác biệt của hạt giống trên cây mẹ:

Nghĩa là vị trí của quả giống trên cây mẹ, nó quyết định đặc tính của cây con mọc ra từ những hạt ở trên những quả đó.

Ví dụ: Các cây cà chua mọc từ hạt lấy đ−ợc từ những quả gốc của cây mẹ bao giờ cũng sinh tr−ởng mạnh và chín muộn hơn các cây mọc từ hạt lấy ở những quả phần trên của cùng một cây mẹ ấy.

Tính chất này giúp ng−ời làm v−ờn dần dần cải l−ơng đ−ợc giống rau theo ý muốn.

c) Tính khác biệt sinh thái:

Tức là điều kiện đất đai, khí hậu nơi gieo trồng ảnh h−ởng trực tiếp đến hạt giống; Nhiều thí nghiệm chính xác cũng nh− kinh nghiệm thực tiễn cho thấy phẩm chất sinh học cũng nh−

năng suất thu hoạch hạt giống của cùng một giống nh−ng đ−ợc gieo trồng ở những vùng khác nhau thì khác nhau, và chỉ những cây nào thích ứng với điều kiện ấy mới tồn tại và phát triển đ−ợc. Đó là tính thích ứng sinh thái của cây trồng, và là cơ sở khoa học của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.

Tính chất này giúp nhà chọn giống nhanh chóng đào thải những cây xấu, giữ lại và nhân ra những giống có lợi cho sản xuất.

d) Tính khác biệt nông sinh học:

Tức là sự tác động những biện pháp kỹ thuật nông nghiệp lên cây giống từ lúc gieo trồng đến lúc hình thành phôi, kết hạt bằng cách điều chỉnh chế độ ánh sáng, chế độ dinh d−ỡng, chế độ n−ớc, chế độ không khí hoặc dùng phẫu thuật để tác động, vv.... đều có thể dẫn đến những kết quả nhất định về chất l−ợng và năng suất hạt giống rau.

Một phần của tài liệu Sổ tay người trồng rau (Trang 47 - 48)