Chăm sóc v−ờn rau

Một phần của tài liệu Sổ tay người trồng rau (Trang 37 - 38)

Chăm sóc v−ờn rau gồm các công việc:

- Làm cỏ vun xới tiến hành vào những ngày khô ráo. Sau những trận m−a rào, khi đất còn

−ớt, tuyệt đối không đ−ợc xới xáo vun gốc vì sẽ làm đứt rễ, chột cây hoặc gây rụng nụ, rụng hoa, quả, đồng thời các sâu bệnh hại dễ xâm nhập vào các vết th−ơng ở rễ, phá hoại cây. Tùy theo yêu cầu sinh tr−ởng của từng loại rau mà vun cao hay thấp, xới sâu hay nông. Ví dụ: hành cần xới luôn nh−ng xới nông; các loại cà rốt, cải củ xới nông, vun nhẹ; các loại củ đậu khoai tây xới sâu, vun cao để củ phát triển đ−ợc to đều...

Để giảm bớt chi phí cho công tác chăm sóc ng−ời ta dùng những chất hóa học để diệt cỏ bằng cách bón thẳng vào đất tr−ớc khi ra ngôi cây con, hoặc kết hợp phun trực tiếp lên cây cỏ dại cùng lúc t−ới n−ớc cho rau. Việc vun xới bằng tay nay đã đ−ợc máy móc thay thế ở nhiều n−ớc công nghiệp phát triển.

- Điều tiết sinh trởng của cây rau gồm:

• Giặm cây, giặm hạt: tiến hành sau khi các hạt gieo chính đã mọc đều đ−ợc từ 3 - 5 ngày, còn các loại cây cấy thì nên giặm sau khi cây trồng đã bén rễ đ−ợc 5 - 10 ngày.

• Tỉa bỏ cây thừa, cây xấu: làm vào những ngày đẹp trời, tơi đất, công việc này đơn giản nh−ng có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với các loại cây gieo thẳng nh− cà rốt, cải củ, cải chiêm và một số loại cây gia vị.

• Đánh ngọn tỉa cành: là kỹ thuật thâm canh cao của nghề trồng rau, nó đem lại hiệu quả kinh tế to lớn đối với những cây nh− cà chua, cà tím, củ đậu, bí xanh, d−a chuột,v.v... Tùy loại cây mà có cách đánh ngọn tỉa cành khác nhau.

• Cà tím: tỉa bỏ hết các nhánh từ gốc đến quả đầu tiên

• Cà chua: chỉ để 1-2 thân đối với loại sinh tr−ởng vô hạn và đến chùm hoa thứ 5 hoặc thứ 7 (tùy loại giống và phụ thuộc thời gian sinh tr−ởng) thì bấm ngọn. Cứ 5 - 7 ngày phải tỉa nhánh cây một lần, tỉa lúc mầm cây còn non vừa dễ tỉa vừa không làm ảnh h−ởng đến cây chính.

• Các loại m−ớp: Tỉa bỏ hết nhánh từ mặt đất lên tới 40 - 50cm

• D−a chuột, d−a gang: phải bấm ngọn th−ờng xuyên năng suất mới ổn định; chỉ để mỗi nhánh có quả 3 - 4 lá để nuôi quả còn thì bấm đi, vv...

• Làm giàn, bắt dây, phân nhánh cho bầu, bí, m−ớp, đậu đỗ leo, các loại cây sinh tr−ởng vô hạn nh− cà chua. Có nhiều cách cắm giàn: cắm giàn bằng, giàn mái nhà, vv....

Khi cắm giàn xong phải h−ớng dây leo bắt ngọn vào chân dèo, chân choái; đối với bí xanh, cà chua còn phải dùng các loại dây mềm để buộc giữ thân cây vào cọc, vào dèo, khi cây đã leo lên giàn phải phân bổ dây leo cho đều lên giàn. Ngoài ra còn phải th−ờng xuyên theo dõi để sửa vị trí của quả thì quả mới đều, mới thẳng, mới sáng mã, đẹp quả.

- Chống rụng hoa rụng quả:

Để cho hoa quả đậu đ−ợc sai (các loại bầu bí, cà chua) ngoài việc thụ phấn tự nhiên, còn thụ phấn nhân tạo (thụ phấn bổ sung) tốt nhất tù 8 - 10 giờ sáng.

Ng−ời ta lấy nhị đực (hay hoa đực) chụp lên vòi nhụy của hoa cái để cho hạt phấn từ nhị đực rơi vào nuốm nhụy.

Ng−ời ta cũng đã chế ra một loại máy thụ phấn hoa bỏ túi. Phấn hoa đ−ợc máy này làm rơi đầy vào một ống thủy tinh nhỏ, ta chỉ việc nhúng vòi nhụy cái vào ống thủy tinh ấy, thế là xong.

Một công nhân có thể thụ phấn cho hàng nghìn hoa trong một ngày.

Ngoài ra, ng−ời ta còn dùng các chất kích thích để xử lý làm tăng tỷ lệ hoa quả đậu, làm tăng phẩm chất các loại hoa quả (nh− làm tăng hàm l−ợng đ−ờng, chất khô, giảm tỷ lệ hạt, v.v...) Những chất kích thích th−ờng dùng để xử lý hiện nay là fito hoocmon (auxin, hêtêrôauxin, biôzơ), giberenlin, 2,4D, 2,4, 5T; hỗn hợp hêtêrôauxin và vitamin B1 v.v...

- Chống rét, chống nóng, chống hạn, chống úng:

Để chống rét và s−ơng giá, ng−ời ta bón phân ngay vào gốc (các loại phân chuồng nửa hoai) và t−ới đuổi s−ơng (rửa s−ơng) sau mỗi lần có s−ơng giá. Chống nóng bằng cách t−ới đủ n−ớc, bón đủ phân để cây luôn giữ đ−ợc l−ợng n−ớc cần thiết trong các mô tế bào.

Ngăn ngừa úng hạn bằng cách lên luống mai rùa, lên luống cao, xẻ rãnh ở đầu bờ để tiêu thoát n−ớc, v.v...

Một phần của tài liệu Sổ tay người trồng rau (Trang 37 - 38)