II. Các phương pháp và kỹ thuật điều tra xãhội học
2. Phương pháp quan sát
Trong nghiên cứu xã hội học, quan sát là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối tượng nghiên cứu bằng cách tri giác trực tiếp và ghi chép lại những nhân tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu.
Đặc điểm của quan sát
Quan sát phải đảm bảo tính hệ thống, tính mục đích và tính kết hoạch (thông thường quan sát chỉ giữ vai trò bổ trợ cho các phương pháp khác). Nó được sử dụng khi:
- Những thông tin cần thiết cho nhà nghiên cứu không thể thu được từ các phương pháp khác.
- Tiến hành độc lập, quan sát mang lại hiệu quả hơn so với phương pháp chuyên khoả.
- Phục vụ những nghiễn cứu dự định thăm dò.
- Bổ sung cho việc trình bày hay kiểm tra các giả thuyết công tác.
- Kiểm tra hay xác nhận những kết quả thu được từ các phương pháp khác. Phương pháp quan sát thường bộc lộ một số nhược điểm, khó khăn sau:
- Xác định khách thể, mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng quan sát.
- Xác định thời hạn quan sát, những yêu cầu về mặt tài chính.
- Dự kiến các phương án khó khăn khi quan sát.
- Tiếp cận hiện trường quan sát, chuẩn bị giấy phép, những thủ tục tiếp xúc bước đầu.
- Lựa chọn các phương án quan sát vàvạch ra các thể thức lựa chọn khi quan sát.
- Chuẩn bị tài liệu, kế hoạch, thiết bị kỹ thuật in ấn, văn bản, văn phòng phẩm.
- Thực hành quan sát.
- Các cách thức thu thập thông tin được sử dụng khi quan sát: + Quan sát không cơ cấu hoá và cơ cấu hoá
+ Quan sát tham dự và quan sát không tham dự.
+ Quan sát hiện tượng và quan sát trong phòng thí nghiệm. + Quan sát hệ thống và quan sát ngẫu nhiên.