Xây dựng bảng hỏi

Một phần của tài liệu Nhập môn xã hội học (Trang 63 - 65)

II. Các phương pháp và kỹ thuật điều tra xãhội học

3. Xây dựng bảng hỏi

Bảng câu hỏi là phương pháp thu thập thông tin cá biệt theo đề tài nghiên cứu, là tổ hợp các câu hỏi, chỉt báo đã được vạch ra nhằm khai thác và thu thập thông tin trên cơ sở của các giả thuyết và mục đích của cuộc điều tra. Bảng câu hỏi thường dùng trong các trường hợp sử dụng các phương pháp phỏng vấn, ankét, mêtric xã hội.

Một bảng câu hỏi được xây xựng tốt sẽ cho phép thu được những lượng thông tin đáng tin cậy và khả quan, ngược lại sẽ làm thông tin thu được bị sai lệch hoặc méo mó.

Vì vậy, cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để xây dựng một bảng câu hỏi cho tốt hơn. Thông thường, lập một bảng câu hỏi phải tính đến hai yêu cầu sau:

- Phải đáp ứng được mục tiêu của cuộc điều tra.

- Phải phù hợp với trình độ và tâm lý người được hỏi.

+ Câu hỏi đóng: là câu hỏi đã có sẵn các phương án trả lời, thông thường gồm hai dạng:

+ Câu hỏi đóng đơn giản: là loại câu hỏi chỉ gồm hai phương án trả lời: có - không.

+ Câu hỏi đóng phức tạp: là câu hỏi có nhiều phương án trả lời hơn, phân biệt chi tiết hơn các phương án trả lời.

Thí dụ,anh chị có hài lòng với công việc cuả mình không?

- Hài lòng.

- Bình thường

- Không hài lòng.

- Câu hỏi mở: là loại câu hỏi chưa có phương án trả lời, ngươi được phỏng vấn tự mình đưa ra cách trả lời riêng của mình.

Oâng (bà) có kiến nghị gì …..? Oâng (bà) hãy cho biết thêm……….

Câu hỏi mở có khả năng bao quát rất rộng, nó cũng cho phép ghi nhận được khá đầy đủ chính kiến hoặc tâm tư, suy nghĩ của đối tượng đựơc phỏng vấn sâu.

- Câu hỏi hỗn hợp (loại câu hỏi vừa đóng vừa mở): là loại câu hỏi có một số phương án trả lời cho sẵn và một phương án để ngỏ (chưa có phương án trả lời).

Theo nội dung của các câu hỏi, các nhà xã hội học còn chia câu hỏi ra làm ba loại sau: câu hỏi sự kiện, câu hỏi chức năng, câu hỏi nội dung.

- Câu hỏi sự kiện: là những câu hỏi về thân thế, nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính, thành phần gia đình, địa vị xã hội, sự việc,…..

Đây là những câu hỏi sử dụng trong lúc bắt đầu để hỏi, để làm quen hoặc tạm nghỉ giữa các câu hỏi về ý kiến và các động cơ. Thông tin thu thập được từ những câu hỏi này có độ tin cậy cao, vì thế chúng thường thực hiện chức năng bổ sung và kiểm tra chất lượng.

- Câu hỏi chức năng: thường bao gồm ba dạng

+ Kiểm tra sự am hiểu của người được hỏi đối với vấn đề do nhà nghiên cứu đặt ra (câu hỏi lọc).

+ Kiểm tra tính trung thực của câu trả lời.

+ Chức năng tâm lý: tạo ra sự hứng thú, xoá bỏ các hàng rào tâm lý, giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi cho người trả lời.

- Câu hỏi về nội dung: là câu hỏi nhằm vào những vấn đề cơ bản mà nhà nghiên cứu cần nắm được.

b) Yêu cầu đối với câu hỏi:

- Các câu hỏi phải rõ ràng, cụ thể, không được hiểu theo nhiều nghĩa ( đặc biệt là trong câu hỏi đóng, các phương án trả lời phải được phân chia rạch ròi theo một cơ sở thống nhất, không được chồng chéo lên nhau).

- Hạn chế dùng các khái niệm như thường xuyên, đôi khi mà tăng những câu hỏi đo lường cụ thể….

- Câu hỏi phải có trật tự, lôgíc, phù hợp với trình độ và đặc điểm của từng người và từng nhóm đối tượng cụ thể. Hạn chế dùng các ngôn ngữ bác học hoặc quá thô thiển.

- Đối với các câu hỏi tìm hiểu về chính kiến hoặc tâm tư, tình cảm riêng của đối tượng, nên dùng nhiều câu hỏi gián tiếp; còn khi câu hỏi liên quan đến các hiện tượng tiêu cực thì nên tìm các từ ngữ và câu nói thích hợp để giảm nhẹ mức độ mới có thể thu được câu trả lời đáng tin cậy.

c) Lựa chọn các câu hỏi để đưa vào bảng câu hỏi

Để xây dựng được một bảng câu hỏi khoa học, đáp ứng yêu cầu của cuộc điều tra, phải biết lựa chọn các câu hỏi một cách nghiêm túc và bảo đảm một tỷ trọng thích hợp giữa các loại câu hỏi.

Thông thường, để chọn câu hỏi,căn cứ vào các tiêu chí: tính tiết kiệm của câu hỏi, tính chắc chắn của câu hỏi, tính xác thực của câu hỏi.

Trên cơ sở của ba tiêu chí đó, ta có nhận xét sau: câu hỏi đóng tiết kiệm hơn, tính xác thực cao hơn, và dễ xử lý bằng máy vi tính hơn, câu hỏi mở khó xác định hơn và xử lý bằng phương pháp định lượng khó hơn, song lại có thể cho ta những thông tin nhiều chiều hơn, sâu sắc hơn.

Những câu hỏi tiếp xúc và câu hỏi tâm lý chức năng thường đòi hỏi những câu hỏi mở, những câu hỏi lọc, hiếm khi dùng câu hỏi đóng.

Giữa các câu hỏi, những câu hỏi về nội dung phải chiếm ưu thế cả về mặt số lượng và về quỹ thời gian. Nó phải được ưu tiên trong việc xây dựng bảng câu hỏi cũng như trong thực hành điều tra.

d) Kết cấu và trình tự sắp xếp các câu hỏi

- Phần mở đầu.

+ Trình bày mục đích của cuộc điều tra.

+ Hướng dẫn cho người được phỏng vấn cách trả lời các câu hỏi.

+ Khẳng định tính khuyết danh của cuộc điều tra, có nghĩa là người trả lời không cần trả lời hoặc ghi địa chỉ cụ thể hay tên họ của mình vào phiếu.

- Phần nội dung chính của bảng câu hỏi : Bao gồm các câu hỏi và những câu trả lời

- Phần chức năng : Thông thường là những câu hỏi liên quan đến tổng thể các đặc điểm xã hội của người tham gia trả lời.

Một phần của tài liệu Nhập môn xã hội học (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)