5- Bố cục của luận văn:
3.3.4- Giải pháp về cơ chế, chính sách:
Bổ xung và ban hành hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ để khuyến khích phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến để chính sách thực sự đi vào cuộc sống. Thực hiện phân cấp mạnh cho cơ sở tổ chức, chỉ đạo thực hiện chính sách; đồng thời tăng cƣờng quản lý, giám sát việc thực hiện, đảm bảo chính sách đến đƣợc đúng đối tƣợng thụ hƣởng một cách kịp thời, thuận lợi.
Về chính sách đất đai: Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Tỉnh uỷ về tăng cƣờng quản lý đất đai ở vùng cao; tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc về đất đai theo luật định để kiểm soát chặt chẽ quỹ đất phục vụ sản xuất. Xây dựng và ban hành giá đất nông nghiệp bảo đảm hài hoà quyền lợi của ngƣời sử dụng đất trong quá trình giải toả, thu hồi đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Khuyến khích việc tích tụ và tập trung ruộng đất đáp ứng yêu cầu
phát triển sản xuất hàng hoá; nhƣng phải đƣợc quản lý, giám sát chặt chẽ, phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp - nông thôn. Phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận chuyển quyền sử đất, tạo điều kiện cho ngƣời sản xuất yên tâm đầu tƣ phát triển. Các tổ chức, cá nhân không phải là nông dân có quyền đƣợc thuê đất để tổ chức sản xuất nông nghiệp. Thời hạn và diện tích đƣợc thuê đất tuỳ thuộc vào vị trí, mục đích và quy mô sử dụng đất và tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành.
Về chính sách đầu tƣ: Tăng cƣờng đầu tƣ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phân cấp mạnh quản lý ngân sách cho địa phƣơng, cơ sở. Bổ xung, banh hành cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ nông dân để khuyến khích phát triển sản xuất hàng hoá và sản xuất lƣơng thực đảm bảo an ninh lƣơng thực ở vùng cao; khuyến khích và có chính sách đủ mạnh để các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ vào phát triển sản xuất nông sản hàng hoá có lợi thế.
Về chính sách thuế: Tiếp tục thực hiện tốt chính sách miễn, giảm thuế theo chính sách khuyến khích đầu tƣ của tỉnh. Nghiên cứu, áp dụng việc miễn, giảm thuế phù hợp để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh vào lĩnh vực nông nghiệp và chế biến nông sản; đặc biệt là ở các xã vùng sâu vùng xa.
Về chính sách tín dụng: Tăng cƣờng vốn cho vay trung và dài hạn, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng để tƣ vấn cho ngƣời dân các thủ tục vay vốn và sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả. Mở rộng hình thức cho vay tín chấp thông qua các tổ tín chấp, các tổ chức xã hội, hoặc đoàn thể. Áp dụng các chính sách hỗ trợ lãi xuất sau đầu tƣ, hỗ trợ lãi xuất, phủ lãi... đối với các lĩnh vực cần ƣu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trong từng thời kỳ; từng bƣớc giảm nguồn hỗ trợ trực tiếp có tính chất bao cấp từ ngân sách nhà nƣớc phù hợp với cam kết gia nhập WTO.
Chính sách sử dụng cán bộ hợp tác xã, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp: Quan tâm tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ miễn phí hoặc giảm một phần học phí cho cán bộ hợp tác xã. Mở rộng và từng bƣớc xã hội hoá hoạt động tổ chức khuyến nông ở cơ sở để thu hút đội ngũ kỹ thuật đã qua đào tạo tham gia phục vụ phát triển sản xuất.