Định hƣớng phát triển nông nghiệp Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hứớng sản xuất hàng hoá ở tỉnh yên bái (Trang 80 - 83)

5- Bố cục của luận văn:

3.1- Định hƣớng phát triển nông nghiệp Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đề ra mục tiêu chiến lƣợc về CNH - HĐH đất nƣớc là đến năm 2020 phấn đấu đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất… Đặc biệt coi trọng CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngƣ nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản… Hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hoá nhiều về số lƣợng, tốt về chất lƣợng, đảm bảo an toàn về lƣơng thực cho xã hội, đáp ứng đƣợc yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Thực hiện thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá, sinh học hoá… trong sản xuất nông nghiệp. Theo định hƣớng trên, nền nông nghiệp Việt Nam đảm bảo đƣợc an toàn lƣơng thực quốc gia, đủ nguyên liệu cho công nghiệp, đồng thời nâng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, Chính phủ đã có chủ trƣơng, chính sách để tăng khả năng tiêu thụ nông sản. Cụ thể, nhanh chóng ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp. Khoa học công nghệ phải phục vụ mục tiêu phát triển nền nông nghiệp bền vững, nâng cao năng xuất, chất lƣợng hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra nhiều mặt hàng mới, quý hiếm, trái vụ để nâng cao sức cạnh tranh.

Trong thập kỷ tới, phải đƣa trình độ khoa học công nghệ của nhiều ngành trong nông nghiệp Việt Nam đuổi kịp các nƣớc trong khu vực, nâng mức đóng góp của khoa học công nghệ vào giá trị gia tăng của nông nghiệp từ 30% hiện nay lên trên 50%. Về giống, đảm bảo trên 70% giống đƣợc dùng

trong sản xuất là giống tiến bộ kỹ thuật, đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học trong chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi. Về tƣới tiêu nƣớc và cơ giới hoá, đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng rộng rãi tƣới phun, tƣới nhỏ giọt, tƣới thấm… cơ giới hoá khâu làm đất trên 70% khâu gieo hạt cây ngắn ngày [35].

Trong cơ cấu kinh tế, tuy nông nghiệp tiếp tục phát triển mạnh, song công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng rất lớn trong GNP và trong lao động xã hội. Đặc biệt coi trọng CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngƣ nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản… Hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hoá nhiều về số lƣợng, tốt về chất lƣợng, đảm bảo an toàn về lƣơng thực cho xã hội, đáp ứng đƣợc yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Thực hiện thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá, sinh học hoá… trong sản xuất nông nghiệp.

Ngày 15/06/2000, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về một số chủ trƣơng chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Theo đó, trong 10 năm tới, những ngành sản xuất hàng hoá quan trọng của nông nghiệp nƣớc ta cần phát triển theo định hƣớng sau:

- Về sản xuất lương thực: Lúa gạo là ngành sản xuất có thế mạnh. Mức

sản lúa ổn định khoảng 33 triệu tấn/năm, trong đó lúa gạo để ăn và dự trữ khoảng 25 triệu tấn/năm. Giữ ổn định khoảng 4 triệu ha đất có điều kiện tƣới tiêu chủ động để sản xuất lúa. Cây màu lƣơng thực chủ yếu là ngô, cần phát triển đạt mức 5 - 6 triệu tấn/năm đủ nguyên liệu để làm thức ăn chăn nuôi.

- Về cây công nghiệp ngắn ngày: Không xây dựng thêm các nhà máy

đƣờng mới, phát triển mạnh các loại cây có dầu nhƣ lạc (đậu phụng), đậu tƣơng (đậu nành), vừng (mè), hƣớng dƣơng…để cung cấp dầu ăn, các loại cây có sợi nhƣ bông, dâu tằm gắn với ngành ƣơm tơ, dệt lụa phát triển thuốc lá nguyên liệu

để giảm lƣợng thuốc lá nhập khẩu. Những cây công nghiệp lâu năm truyền thống có giá trị kinh tế cao là: cà phê với mức 400.000 ha cà phê với hiện có, tập trung phát triển cà phê chè, sản lƣợng cà phê trong tƣơng lai giữ mức khoảng 600.000 tấn/năm. Phát triển mạnh cây điều ở miền Trung, tăng diện tích lên 500.000 ha, sản lƣợng khoảng 100.000 tấn nhân điều/năm. Hồ tiêu là cây lâu năm có hiệu quả kinh tế cao, cần nâng diện tích lên 50.000 ha, sản lƣợng 100.000 tấn/năm. Tập trung thâm canh 400.000 ha cao su hiện có, mở rộng vƣờn cây cao su để đạt 600.000 tấn cao su mủ khô/năm. Bên cạnh đó phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm từ mủ cao su, gỗ cao su. Chè là cây dài ngày chủ lực ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Cần mở rộng 100.000 ha với công nghệ thâm canh để đạt sản lƣợng 100.000 tấn chè các loại/năm.

- Về rau, hoa quả và cây cảnh: ngoài các loại rau truyền thống, phát

triển các loại rau cao cấp mới nhƣ: các loại đậu rau, ngô rau, măng, nấm ăn, nấm dƣợc liệu…là những loại rau có giá trị dinh dƣỡng cao, có thị trƣờng tiêu thụ, tiếp tục phát triển các loại cây ăn quả có khả năng xuất khẩu: vải, nhãn, dứa, thanh long…

- Về chăn nuôi: phát triển đàn lợn phù hợp nhu cầu thị trƣờng tiêu dùng

trong nƣớc, một số vùng nuôi lợn chất lƣợng cao để xuất khẩu, phát triển đàn bò thịt theo hƣớng bò Zêbu có năng suất cao, phấn đấu trong 10 năm tới có 200.000 con bò sữa, trong đó có 100.000 con bò cái vắt sữa với sản lƣợng 300.000 tấn sữa tƣơi/năm. Phát triển đàn gia cầm chủ yếu là gà vịt.

Theo định hƣớng trên, nền nông nghiệp Việt Nam đảm bảo đƣợc an toàn lƣơng thực quốc gia, đủ nguyên liệu cho công nghiệp, đồng thời nâng kim ngạch xuất khẩu lên khoảng 8 - 9 tỷ USD/năm [25]. Chính phủ đã có chủ trƣơng, chính sách để tăng khả năng tiêu thụ nông sản, nhanh chóng ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Khoa học công nghệ phải phục vụ mục tiêu phát triển nền nông nghiệp bền vững, nâng

cao năng xuất, chất lƣợng hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra nhiều mặt hàng mới, quý hiếm, trái vụ để nâng cao sức cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hứớng sản xuất hàng hoá ở tỉnh yên bái (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)