f ≤ (C.1)
trong đó:
f là độ võng (độ vồng) hoặc chuyển vị của các bộ phận của kết cấu (hay toàn bộ kết cấu) được xác định có kể đến các yếu tố có ảnh hưởng đến các giá trị của chúng như trong C.7.1 đến C.7.3;
u
f là độ võng (độ vồng) hoặc chuyển vị giới hạn được qui định trong phần này.
Việc tính toán cần được thực hiện xuất phát từ các yêu cầu sau:
a) Các yêu cầu về công nghệ (đảm bảo điều kiện sử dụng bình thường của các thiết bị công nghệ, các thiết bị nâng chuyển, các dụng cụ đo đạc và kiểm tra v.v...);
b) Các yêu cầu về cấu tạo (đảm bảo sự toàn vẹn của các kết cấu liền kề với nhau và các mối nối của chúng, đảm bảo độ nghiêng qui định);
c) Các yêu cầu về tâm sinh lý (ngăn ngừa các tác động có hại và cảm giác không thoải mái khi kết cấu dao động);
d) Các yêu cầu về thẩm mỹ và tâm lý (đảm bảo có ấn tượng tốt về hình dáng bên ngoài của kết cấu, loại trừ các cảm giác nguy hiểm).
Khi tính toán, mỗi yêu cầu trên cần được thoả mãn riêng biệt không phụ thuộc lẫn nhau. Các hạn chế về dao động của kết cấu cần được qui định theo những yêu cầu nêu trong C.7.4.
C.2.2 Tình huống tính toán trong đó cần xác định độ võng, chuyển vị và các tải trọng tương ứng với chúng, cũng như các yêu cầu liên quan đến độ vồng ban đầu cho trong C.7.5.
C.2.3 Độ võng giới hạn của các phần kết cấu mái và sàn được qui định theo các yêu cầu về công nghệ, cấu tạo và tâm sinh lý cần được tính từ trục uốn của cấu kiện tương ứng với trạng thái tại thời điểm đặt tải gây ra độ võng cần tính, còn theo các yêu cầu về thẩm mỹ và tâm lý được tính từ đường thẳng nối các gối tựa của cấu kiện (xem C.7.7).
C.2.4 Độ võng của các bộ phận kết cấu theo các yêu cầu thẩm mỹ và tâm lý không cần hạn chế nếu chúng bị khuất không nhìn thấy, hoặc không làm xấu đi hình dáng bên ngoài của kết cấu (ví dụ: kết cấu có thanh cánh hạ treo hoặc nâng cao, mái mỏng, mái đua nghiêng). Độ võng theo các yêu cầu kể trên cũng không cần hạn chế đối với cả kết cấu sàn và mái trên các phòng có người lui tới trong thời gian không lâu (như trạm biến thế và gác mái)
CHÚ THÍCH. Đối với tất cả các dạng sàn mái sự toàn vẹn của lớp bao mái cần phải được đảm bảo theo qui định bằng các biện pháp cấu tạo (ví dụ: sử dụng cơ cấu bù trừ hay tạo cho các kết cấu mái làm việc theo sơ đồ liên tục).
C.2.5 Hệ số độ tin cậy về tải trọng đối với tất cả các tải trọng và hệ số động lực đối với tải trọng xe tải, xe tải điện, cầu trục được lấy bằng 1.
C.2.6 Đối với các chi tiết kết cấu nhà và công trình mà độ võng và chuyển vị của chúng không đề cập đến trong tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn khác thì độ võng theo phương đứng và phương ngang do tải trọng thường xuyên, tạm thời dài hạn và tạm thời ngắn hạn, không được vượt quá 1/150 nhịp hoặc 1/75 chiều dài công xôn.
C.3 Độ võng giới hạn theo phương đứng của các cấu kiện
C.3.1 Độ võng theo phương đứng của các cấu kiện và tải trọng tương ứng dùng để xác định độ võng đó được cho trong Bảng C.1. Các yêu cầu đối với các khe hở giữa các cấu kiện nêu trong C.7.6.
Bảng C.1 – Độ võng giới hạn theo phương đứng fu và tải trọng tương ứng để xác định độ võng theo phương đứng
Cấu kiện kết cấu Theo các yêu cầu về Độ võng giới hạn theo phương đứng fu Tải trọng để xác định độ võng theo phương đứng
1. Dầm cầu trục và cẩu treo được điều khiển:
– từ dưới sàn, kể cả palăng Công nghệ l/250 Do một cầu trục
– từ cabin ứng với chế độ làm việc: Tâm sinh lý và công nghệ nhóm 1K–6K l/400 Như trên nhóm 7K l/500 Như trên nhóm 8K l/600 Như trên
Bảng C.1 - (tiếp theo)
Cấu kiện kết cấu Theo các yêu cầu về Độ võng giới hạn theo phương đứng u