, 0 5 , 0 + ≥ = si spi R σ β
Khi gây ứng lực trước cho các loại cốt thép thanh có giới hạn chảy quy ước bằng các phương pháp khác, cũng như gây ứng lực trước cho cốt thép sợi và cáp có giới hạn chảy quy ước bằng bất kỳ phương pháp nào, lấy giá trị ∆σspi = 0 và hệ số β = 0,8.
B.3.1.5 Giá trị ηr
Trong công thức (45) ηr lấy như sau:
+ Đối với cốt thép có giới hạn chảy thực tế: ηr = 1,0;
+ Đối với cốt thép có giới hạn chảy quy ước (gồm cả thép thanh, thép sợi, cáp): ηr = 1,1.
B.3.1.6 Hệ số η và θ trong công thức (55)
Hệ số η lấy bằng 25 đối với thép thanh cường độ cao có giới hạn chảy quy ước. Giá trị θ lấy không nhỏ hơn 1,0 và không lớn hơn 1,6.
B.3.1.7 Giá trị σsc,u
Trong công thức (57) đối với các loại cốt thép có giới hạn chảy quy ước lớn hơn 800 MPa, σsc,u lấy không lớn hơn 1 200 MPa, khi giới hạn chảy quy ước nhỏ hơn 800 MPa σsc,u lấy không lớn hơn 900 MPa.
B.3.1.8 Các hệ số ϕb2, ϕb3 và ϕb4
Trong 6.2.2.3: Khi tính toán kết cấu sử dụng cốt thép dọc có giới hạn chảy quy ước, các hệ số ϕb2,
3
b
ϕ cũng như ϕb4 (6.2.3.4) cần phải nhân với hệ số 0,8.
B.4 Yêu cầu cấu tạo
B.4.1 Chiều dày lớp bê tông bảo vệ
B.4.1.1 Trong 8.3.4: Chiều dày lớp bê tông bảo vệ ở đầu mút các cấu kiện ứng lực trước dọc theo chiều dài đoạn truyền ứng suất (xem 5.2.2.5) cần được lấy không nhỏ hơn:
Đối với thép thanh (cường độ cao) có giới hạn chảy quy ước:...3d
Đối với cốt thép dạng cáp:...2d
(ở đây, d tính bằng milimét (mm)).
Ngoài ra, chiều dày lớp bê tông bảo vệ ở vùng nói trên cần phải không nhỏ hơn 40 mm đối với tất cả các loại cốt thép thanh và không nhỏ hơn 30 mm đối với cốt thép dạng cáp.
B.4.1.2 Trong 8.6.2 : Trong các cấu kiện chịu uốn làm từ bê tông nhẹ sử dụng cốt thép tương đương với CIV , A-IV và thấp hơn, đường kính cốt thép dọc không được vượt quá:
Đối với bê tông có cấp độ bền chịu nén từ B12,5 trở xuống:...16 mm Đối với bê tông có cấp độ bền chịu nén từ B15, B25:...25 mm Đối với bê tông có cấp độ bền chịu nén từ B30 trở lên:...32 mm
Đối với cốt thép nhóm cao hơn, đường kính giới hạn của thanh cốt thép phải phù hợp với các quy định tương ứng hiện hành.
B.5 Quy định về hàn cốt thép
Khi hàn cốt thép phải tuân theo các yêu cầu về hàn cốt thép theo các tiêu chuẩn tương ứng với từng loại thép được chọn: kiểu hàn, phương pháp hàn…
B.6 Quy định về nối cốt thép
Phụ lục C
(Quy định)
Độ võng và chuyển vị của kết cấu C.1 Phạm vi áp dụng
C.1.1 Phần này qui định các giá trị giới hạn về độ võng và chuyển vị của kết cấu chịu lực và bao che của nhà và công trình khi tính toán theo các trạng thái giới hạn thứ hai.
C.1.2 Những qui định trong phần này không áp dụng cho các công trình thuỷ công, giao thông, nhà máy điện nguyên tử cũng như cột của đường dây tải điện, các thiết bị phân phối ngoài trời và các ăng ten của các công trình thông tin liên lạc.
C.2 Chỉ dẫn chung
C.2.1 Khi tính toán các kết cấu xây dựng theo độ võng (độ vồng) hoặc chuyển vị cần phải thoả mãn điều kiện:
u