GV hướng dẫn HS tìm hiểu bằng phương pháp thảo luận.
HS đọc văn bản của nhà văn Tô Hoài. GV: Em hiểu như thế nào về ý kiến của tác
giả?
HS thảo luận, trả lời.
GV: Mục đích của việc rèn luyện vốn từ là
gì?
HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK. HS độc lập làm bài
GV: qua đoạn nói về cách viết trong “Giữ
gìn sự trong sáng của tiếng Việt” của Hồ Chí Minh, ta có thể rút ra kết luận gì về cách làm tăng vối từ về số lượng?
HS dựa vào SGK để trả lời.
Nhận xét:
a) từ “ngây ngô” dùng chưa đúng, chưa vận dụng được vốn từ. Sửa ngây ngô thành
ngây thơ.
b)Nói “Nước Việt Nam chúng ta” là lặp ý không cần thiết. Cách sửa: bỏ từ chúng ta. “Nước Việt Nam có nhiều thắng cảnh đẹp” hoặc bỏ từ Việt Nam “Nước chúng ta có nhiều thắng cảnh đẹp”.
Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt, phải hiểu đầy đủ các nét nghĩa và cách dùng của từ.
- Không ngừng trau dồi vốn từ, biết vận dụng từ một cách nhuần nhuyễn.
3. Bài học
Trau dồi vốn từ bằng cách rèn luyện để biết đầy đủ các nghĩa của từ và cách dùng từ.
Bài tập
- Hậu quả:Kết quả xấu
- Đoạt: Chiếm được phần thắng - Tinh tú:Sao trên trời (nói khái quát)
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ về sốlượng lượng
1. Ví dụ (SGK trang 100-101):
Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân
- Tô Hoài đề cập: kiến thức học hỏi nhiều biết thêm về số lượng và thường xuyên trau dồi vốn từ.
2. Bài học
Rèn luyện để tăng cường vốn từ, làm tăng vốn từ về số lượng và thường xuyên phải trau dồi vốn từ.
3. Luyện tập
1. Bài tập 5(tr. 103)
Tăng vốn từ về số lượng bằng cách:
+ Chú ý quan sát, lắng nghe ý kiến hàng ngày của những người xung quan, trên các phương tiện thông tin đại chúng: phát thanh, truyền hình…
+ Đọc sách báo; xem sách vở, các tác phẩm văn học nổi tiếng.
+ Ghi chép những từ ngữ mới nghe được, đọc được, gặp những từ ngữ khó không giải thích được thì tra cứu từ điển hoặc hỏi thầy cô và bạn bè.
+ Tập sử dụng những từ ngữ mới ở trong hoàn cảnh giao tiếp thích hợp.
GV cho HS nêu yêu cầu của bài tập 6 (SGK, tr.103) và thực hiện.
Mỗi HS có thể trình bày 1 câu, các HS khác nhận xét câu của bạn, nếu sai thì sửa lại.
2. Bài tập 6
Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu. a) Đồng nghĩa với nhược điểm là điểm
yếu.
b) Cứu cánh nghĩa là (cách) cuối cùng. c) đề đạt
d) láu táu. e) hoảng loạn
(tiết 2)
GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 8(SGK, tr.104).
GV có thể chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm viết trong 10 phút, sau đó đại diện lên bảng trình bày.
HS đọc yêu cầu bài tập 9(tr, 104)
HS lần lượt lần lượt lên bảng làm, mỗi em từ 1- 2 câu. Các HS khác nhận xét.
Bài tập 8
Tìm từ ghép, từ láy tương tự (5 từ) trong SGK.
Ví dụ:
Bài tập 9, trang 104:
Tìm 2 từ ghép với mỗi yếu tố Hán Việt Ví dụ:
- Bất (chẳng - không): bất công, bất kính… - Bí (kín): bí mật, bí quyết…
- Đa (nhiều): đa nghĩa, đa dạng… - Đề (nâng, nêu ra): đề cao, đề xuất… - Gia (thêm vào): gia tăng, gia vị… - Giáo (dạy, bảo): giáo dục, giáo huấn… - Hồi (về, trở lại): hồi hương, hồi phục… - Khai (mở, khơi): khai phá, khai giảng… - Quảng (rộng, rộng rãi): quảng bá, quảng cáo…
- Suy (sút kém): suy thoái, suy sụp…
- Thuần (ròng không pha tạp): thuần chủng, thuần khiết…
- Thủ (đầu, đầu tiên, người đứng đầu): thủ lĩnh, thủ trưởng…
- Thuần (thật, người chân thật): thuần hậu, thuần phác…
- Thuần (dễ bảo, chịu, khiến) : thuần dưỡng, thuần hoá, thuần phục…
- Thuỷ (nước): thuỷ chiến, thuỷ quân…
Năm từ láy: Mênh mông - mông mênh Dạt dào - dào dạt Bề bộn - bộn bề Mịt mờ - mờ mịt Hắt hiu - hiu hắt Năm từ ghép: Bàn luận - luận bàn
Đấu tranh - tranh đấu.
Cầu khẩn - khẩn cầu
Đơn giản - giản đơn
Yêu thương - thương yêu.
GV có thể tổ chức cho HS làm các bài tập còn lại theo nhiều cách thức khác nhau. Những bài chưa hoàn thành có thể giao về nhà làm.
- Tư (riêng): tư(nhân, hữu, lợi)… - Trữ (chứa, cất): trữ(lượng, lưu, dự)… - Trường(dài): (trường ca,sinh, kỳ).
-Trọng (nặng, coi nặng): trọng đại, trọng âm…
- Vô (không): vô biên,bổ, tận… - Xuất (đưa): bản, chính…
- Yếu (quan trọng): yếu lược, yếu điểm…
Tiết…
Ngày soạn….
THUÝ KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
1. Thấy được tấm lòng nhân nghĩa, vị tha của Kiều và ước mơ công lý được thực hiện theo quan điểm quần chúng nhân dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên thực hiện công lý “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.
- Thấy được thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du: khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại
- Biết vận dụng bài học để phân tích tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại. 2. Giáo dục HS tình yêu công lý, chĩnh nghĩa.
3. Rèn kĩ năng phân tích nhân vật, khắc hoạ nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.
B. CHUẨN BỊ
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1. Đọc, tìm hiểu chung về văn
bản
GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc, nhấn giọng những từ miêu tả, đặc tả, lời nói của từng nhân vật thể hiện rõ tính cách của nhân vật đó.
HS đọc, các HS khác nhận xét. GV uốn nắn sửa chữa.
GV hướng dẫn HS đọc SGK, tìm hiểu 1 số từ ngữ khó.
GV: Đoạn trích nằm ở vị trí nào của tác
phẩm ?
HS trả lời, GV bổ sung.
I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản
1. Đọc
2. Vị trí đoạn trích
Đoạn trích thuộc phần 2 “ Gia biến và lưu lạc”. Mến mộ tài năng đức hạnh của Kiều, Từ Hải (người anh hùng ) đã lấy Kiều sau khi chuộc nàng ra khỏi lầu xanh lần thứ 2. Từ Hải không chỉ đem lại cho Kiều một
GV: Đoạn văn có bố cục như thế nào? HS tìm bố cục của đoạn trích.
Hoạt động 2. Tìm hiểu đoạn trích
HS đọc 12 câu đầu.
GV: Ở 2 câu đầu đoạn trích, tác giả giới
thiệu hình ảnh Thúc Sinh như thế nào, trong hoàn cảnh ra sao? Qua hình ảnh ấy, tính cách Thúc Sinh biểu hiện như thế nào?
HS tìm các chi tiết miêu tả hình ảnh Thúc Sinh khi được gọi đến.
GV: Kiều đã nói với Thúc Sinh như thế
nào? Vì sao Kiều lại “báo ân” Thúc Sinh?
HS thảo luận, trả lời.
GV: Cách xử sự đó thể hiện tình cảm nào
của nàng?
GV: Kiều luôn ghi nhớ, trân trọng “nghĩa
nặng nghĩa non” của Thúc Sinh nên nàng đã đền ơn như thế nào?
HS thảo luận.
GV: Qua ngôn ngữ và hành động với Thúc
Sinh, em thấy Kiều là người có tính cách như thế nào?
HS thảo luận.
GV: Khi nói với Thúc Sinh, Kiều dùng
nhiều từ Hán Việt, ngôn ngữ công thức, ước lệ. Còn khi nói về Hoạn Thư, nàng lại dùng ngôn ngữ nôm na bình dị. Vì sao có sự khác nhau ấy?
HS thảo luận.
tấm tình tri ân tri kỷ mà còn giúp Kiều đền ơn, trả oán, thực hiện ước mơ công lý, chính nghĩa.
3. Bố cục
Đoạn trích có thể chia làm 2 phần:
- 12 câu đầu: Kiều báo ân(trả ơn Thúc Sinh)
- Các câu còn lại: Kiều báo oán.