Mình cho rằng:

Một phần của tài liệu Thảo luận các kiến thức sinh học quan tâm (Trang 98 - 105)

TL di truyền cặp dị hợp = 1/2

TL di truyền cặp đồng hợp trội = (1-1/2)/2=1/4 => kết quả= 1/8. nhưng đáp án sách ghi là 1/4...??? Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận

Gửi bởi: Mrs McCartney trong 10 Tháng Mười Một, 2008, 11:42:16 AM

Trích dẫn từ: ccmt19 trong 10 Tháng Mười Một, 2008, 12:38:43 AM

cho lai 2 thỏ dị hợp 2 cặp gen nằm trên 2 NST khác nhau. TL di truyền 1 cặp gen dị hợp, 1 đồng hợp trội ở F1 là?

- mình cho rằng:

TL di truyền cặp dị hợp = 1/2

TL di truyền cặp đồng hợp trội = (1-1/2)/2=1/4 => kết quả= 1/8. nhưng đáp án sách ghi là 1/4...???

Tỉ lệ giao tử là 1/4 AB

1/4 Ab 1/4 aB 1/4 ab

Vậy trường hợp để có 1 dị 1 đồng trội chỉ có thể là Hoặc AABb hoặc AaBB

AABb = 1/4 AB x 1/4 Ab = 1/16 hoặc 1/4 Ab x 1/4 AB = 1/16 AaBB = 1/4 AB x 1/4 aB = 1/16 hoặc 1/4 aB x 1/4 AB = 1/16

(Viết ngược lại như thế kia vì hai cái giống hệt nhau nên đều có AB và Ab ý :D )

Vì là một trong hai trường hợp đều được nên ta dùng phép cộng nghĩa là 1/16 + 1/16 + 1/16 + 1/16 = 1/4 :-??

Do you understand? :-?? Is it true? Có thể PM để cãi tiếp ;))

Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận

Gửi bởi: phamhuunhan trong 10 Tháng Mười Một, 2008, 02:20:11 PM

Mình nghĩ cách ngắn hơn là như sau: Gọi kiểu gen 2 con thỏ là AaBb.

1 cặp gen dị hợp, 1 đồng hợp trội ở F1 tức là có 2 trường hợp: AaBB hoặc AABb.

Ta tính tỉ lệ AaBB ở đời con:

Từ đề bài ta suy ra sự di truyền tuân theo quy luật phân li độc lập do đó các cặp gen phân li độc lập nhau tức là khi tính tỉ lệ của AaBB ta có thể tính tỉ lệ của Aa trong phép lai Aa x Aa và tỉ lệ của BB trong phép lai Bb x Bb rồi nhân lại:D

Nên tỉ lệ AaBB = 1/2Aa x 1/4BB = 1/8

Cái kia cũng tương tự như thế ta tính được tỉ lệ của AABb = 1/8. Sau đó cộng 2 cái lại cũng giống như trên. ;)

Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận

uhm hiểu rồi, là do mình quên không xét 2 trường hợp. Thanks 2 bạn nhiều ^^

Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận

Gửi bởi: ccmt19 trong 13 Tháng Mười Một, 2008, 12:35:59 AM

Mình muốn hỏi thêm một câu về lý thuyết:

Khi mình học ở lớp & hỏi 1 số thầy cô bên ngoài đều khẳng định rằng axit amin thứ n thì bộ ba sẽ là thứ (n+1). Điều này mình hoàn toàn đồng ý về mặt số lượng Nu khi tính toán (do axit amin đầu tách ra khi chuỗi hình thành), nhưng về tên gọi bộ ba thì mình nghĩ có lẽ sẽ tương ứng chứ không cộng thêm. Nhưng hình như chỉ mình mình bảo thế thôi nên chấp nhận & làm BT thành quen.

Dạo này khi đọc SGK lại có đoạn thế này: bệnh hồng cầu hình liềm do ĐB ở axit amin thứ 6 quy định bởi codon thứ 6...?

Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gửi bởi: mynhan87 trong 30 Tháng Mười Hai, 2008, 10:05:40 AM

Mọi người cho mình hỏi con người là loại động vật bật cao sao lại còn cái ruột thừa? "Tiền thân" của ruột thừa là gì? Tác dụng của nó đối với cơ thể?

Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận

Gửi bởi: nguanhbaby trong 31 Tháng Mười Hai, 2008, 12:29:24 PM

Đối với động vật ăn thực vật, có 1 bộ phận là manh tràng, có tác dụng tiêu hoá thức ăn chứa nhiều xenlulozo. Ở người, bộ phận đó teo nhỏ lại, không có tác dụng gì cả(vì thức ăn của người không nhiều xenlulozo), nên gọi là ruột thừa. Vì "thừa" nên cắt đi cũng không việc gì.:D Nó chỉ là một bộ phận còn lại khi tiến hoá thôi.

Cho em hỏi ạ: trong đề thi học kỳ của em vừa rồi, Sở có ra 1 câu "Ở người, gen b gây bệnh máu khó đông nằm trên NST X. Cặp vợ chồng sinh con trai bị bệnh thì kiểu gen người mẹ như thế nào?"

A. XbXb B. XBXB C. XBXb D. XBXb hoặc XbXb

Hầu hết các bạn đều chọn D. Nhưng đáp án đưa về là C. Theo lí giải của Sở thì người có kiểu gen XbXb thì sẽ chết chứ không thể lấy chồng sinh con ==> bẫy học sinh. Các thầy cô gọi điện vào hỏi lại, nhưng cuối cùng cũng chịu. Nói chung là tụi em bị trừ điểm oan uổng. Nhưng em thấy trong SGK không hề nói người có gen đồng hợp lặn về bệnh máu khó đông thì sẽ chết. Rõ ràng là có thể tiêm thuốc thường xuyên để sống được. Vậy phải thế nào mới đúng? Ai

có chuyên môn cao cho em hỏi ý kiến ạ. Có bạn nào học 12 ở Quảng Nam cũng làm đề này thì cho mình biết với?

Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận

Gửi bởi: mynhan87 trong 31 Tháng Mười Hai, 2008, 03:40:38 PM

Hì cảm ơn bé Anh :D

Hôm trước nghe cô mình nói bây giờ không còn chuyện máu O là máu cho nữa mà nhóm nào cho nhóm ấy, A cho A, B cho B,... Vì sao lại thế? Vì lượng máu dữ trự ở các ngân hàng máu hiện nay ở nước ta đã đủ hay là ... "một phát hiện mới"?

Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận

Gửi bởi: bé Vân trong 03 Tháng Một, 2009, 10:09:01 AM

Trích dẫn từ: nguanhbaby trong 31 Tháng Mười Hai, 2008, 12:29:24 PM

Đối với động vật ăn thực vật, có 1 bộ phận là manh tràng, có tác dụng tiêu hoá thức ăn chứa nhiều xenlulozo. Ở người, bộ phận đó teo nhỏ lại, không có tác dụng gì cả(vì thức ăn của người không nhiều xenlulozo), nên gọi là ruột thừa. Vì "thừa" nên cắt đi cũng không việc gì.:D Nó chỉ là một bộ phận còn lại khi tiến hoá thôi.

Em nghĩ là ruột thừa nó không thừa đâu ạ.

- Ở thai nhi, các tế bào nội tiết xuất hiện ở ruột thừa thai nhi khoảng tuần thứ 11. Chúng tạo nhiều amin và hormon peptic có vai trò trợ giúp sự ổn định nội môi.

- Ở thanh niên, ruột thừa liên quan đến chức năng miễn dịch. Sau khi sinh, tổ chức lympho bắt đầu tích ở ruột thừa và đạt cực đại ở độ tuổi giữa 20 và 30, sau đó giảm dần rồi hầu như biến mất sau tuổi 60. Trong giai đoạn đầu, ruột thừa có chức năng như một cơ quan lympho, giúp các tế bào lympho B trưởng thành và giúp tạo các kháng thể IgA. Ngoài ra, ruột thừa còn liên quan với việc tạo các phân tử định hướng lympho bào tới nhiều nơi trong cơ thể. Nói cách khác, nó hướng bạch cầu tới các kháng nguyên hay chất lạ trong đường tiêu hóa; giúp ức chế phản ứng kháng thể thể dịch toàn thân có sức tàn phá lớn và khuyến khích sự miễn dịch tại chỗ. Ruột thừa nhận các kháng nguyên từ thức ăn trong ruột và phản ứng với chúng. Ruột thừa đóng vai một hệ miễn dịch tại chỗ có tác dụng sống còn trong việc kiểm soát thức ăn, thuốc, vi khuẩn hay virus.

(Cái này em đọc báo rồi copy lại vào Word, có sửa đổi lại vài chỗ không cần thiết. Giờ em chả biết nguồn ở đâu nữa :D).

phải tiêu biến đi ít nhiều, chứ không thể để mãi thế để người ta bị...viêm :)), có khi còn nguy hiểm tới tính mạng :).

Trích dẫn từ: mynhan87 trong 31 Tháng Mười Hai, 2008, 03:40:38 PM

Hôm trước nghe cô mình nói bây giờ không còn chuyện máu O là máu cho nữa mà nhóm nào cho nhóm ấy, A cho A, B cho B,... Vì sao lại thế? Vì lượng máu dữ trự ở các ngân hàng máu hiện nay ở nước ta đã đủ hay là ... "một phát hiện mới"?

Em nghĩ là do bây giờ phong trào hiến máu nó phát triển quá ;)), gì chứ SV Y khoa như chị em 1 năm phải hiến máu tới 2 lần là bình thường ;)), máu bây giờ chắc là không thiếu.

Mà máu O không còn là máu cho được tất cả là đúng rồi, ngoài A, B, AB, O còn Rh(+) và Rh(-). Rh(+) chỉ có thể nhận Rh(+) hoặc (-), còn Rh(-) chỉ nhận được chính nó thôi, O mà làm gì được :)).

Nếu đúng vote cho em phát ;)).

Tiêu đề: Quang tổng hợp - Hóa tổng hợp.

Gửi bởi: thanhthanh trong 27 Tháng Một, 2009, 07:01:10 PM

Chị Vân ơi! Chị có thể so sánh Quang tổng hợp với hóa tổng hợp được không ạ? (không phải riêng chị Vân đâu mà tất cả mọi người).Ai giúp được em xin đa tạ ^:)^ ^:)^. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

À quên còn cả so sánh quang hợp và hô hấp . Em xin chân thành cảm ơn ^:)^

Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận

Gửi bởi: MU_forever love trong 27 Tháng Một, 2009, 09:57:22 PM

Quang tổng hợp sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng mặt trời là nguồn vô tận còn hóa tổng hợp sử dụng năng lượng hóa học từ chất hữu cơ nên có hạn. Quang tổng hợp sử dụng H+ từ nước còn hóa tổng hợp sử dụng H+ từ chất hữu cơ có hạn.

Quang hợp và hô hấp bạn cần so sánh về thời gian, không gian, nguyên liệu, sản phẩm, năng lượng. Những cái này thì chắc bạn rõ chứ.Chỉ cần tìm hiểu một chút là có ngay mà.

Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận

Gửi bởi: bé Vân trong 29 Tháng Một, 2009, 10:34:38 PM

Chị Vân có mặt đây em ;)).

So sánh:

*Giống: Đều là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho bản thân các sinh vật thuộc nhóm sinh vật tự dưỡng từ các chất vô cơ đơn giản ở MT xung quanh (cái này sinh vật dị dưỡng bó chiếu =)) ).

*Khác:

- Quang tổng hợp là quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ cần cho cơ thể từ các chất vô cơ nhờ năng lượng của ánh sáng Mặt Trời với sự có mặt của chất diệp lục.

- Hóa tổng hợp cũng là quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể từ chất vô cơ nhưng năng lượng sử dụng trong quá trình này do các p/ứ hóa học tạo ra ở một số loại vi khuẩn.

Quang hợp - hô hấp:

*Quang hợp:

- Là quá trình tổng hợp chất hữu cơ (chất sống) từ những hợp chất vô cơ đơn giản nhờ chất diệp lục bằng việc sử dung năng lượng ás Mặt Trời.

- Liên quan đến quá trình đồng hoá.

- Thực chất là quá trình tổng hợp chất sống. - Tạo ngliệu cho hô hấp.

*Hô hấp:

- Là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ nguyên liệu chủ yếu là glucozơ, để giải phóng năng lượng cần sử dụng cho mọi hđ sống của cơ thể.

- Liên quan đến quá trình dị hoá. - Thực chất là quá trình tổng hợp ATP. - Tạo ngliệu cho quang hợp.

Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận

Gửi bởi: thanhthanh trong 30 Tháng Một, 2009, 12:18:57 PM

Chị Vân ơi!

Em học phần quang hợp, hô hấp mà chẳng hiểu gì hết chị ạ b-(

Chị nêu kỹ cho em về nguyên liệu, qui trình, sản phẩm ... của pha sáng, pha tối được không chị?

Em cảm ơn chị nhiều :D

Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận

Gửi bởi: bé Vân trong 30 Tháng Một, 2009, 06:49:53 PM

Chị chẳng hiểu cái dấu "..." của em nó bao gồm cái gì nữa ;)). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*Pha sáng:

- Nguyên liệu: H2O.

+ Dưới tác động của năng lượng ánh sáng Mặt Trời, các phân tử diệp lục trở thành dạng kích động điện tử, các điện tử vòng ngoài của phân tử diệp lục dễ bị bật ra khỏi phân tử (cứ hình dung như là đang học Lý vậy :P ). Phtử diệp lục ở dạng mất e có khả năng phản ứng cao: nó giành giật điện tử của các chất khác ---> gây ra các pứ (quang phân li nước và tổng hợp ATP). + Oxi được giải phóng ở pứ quang phân li nước:

H2O ---> 4H+ + 4e- + 4[OH]-

+ Các gốc [OH]- được tạo sẽ kết hợp với nhau tạo thành H2O2 không bền và bị phân hủy ngay thành H2OO2:

4[OH]----> 2H2O2-->2 H2O + O2

+ Ngoài ra trong quang phân li nước, nó còn cung cấp H+ thông qua chất nhận là NADP+ để tạo thành NADPH + H+ có tính khử mạnh, sẽ tham gia vào quá trình khử CO2 diễn ra trong pha tối.

Như vậy, năng lượng được chlorophyl hấp thụ được dùng : + Một phần tạo lực khử.

+ Mặt khác, phần lớn được chuyển thành hóa năng trong liên kết cao năng của phân tử ATP.

(Tất cả đều diễn ra ở grana) Tóm lại, ta tóm tắt chuỗi pứ sáng trong pt:

4 H2O + 2NADP+ + 2ADP + 2P + 8 quang tử (ánh sáng) ---> H2O + O2

+ (2NADPH + 2H+ ) + 2ATP

- Sản phẩm: Dựa vào pt tóm tắt :D.

*Pha tối:- Ngliệu: NADPH, ATP, CO2.

- Quy trình:

Các pứ diễn ra trong pha này không cần ánh sáng mà nhờ các chất khử mạnh và chất cung cấp năng lượng ATP do pha sáng tạo ra để tổng hợp glucozo qua chu trình Canvin.

Tất cả đều diễn ra ở pha tối, tại stroma.

- Sản phẩm: Glucozo.

Nói chung chị nghĩ học quang hợp và hô hấp thì cần nhìn vào sơ đồ tổng quát, như vậy vừa dễ hiểu lại vừa rút ra được mối liên hệ ==> nhớ lâu và nắm được bản chất :).

Mọi người thấy em còn thiếu sót thì bổ sung thêm để giúp em thanhthanh và cả em với ạ :D; vì có thể em vẫn chưa hiểu kĩ bản chất của nó :D.

Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận

Trích dẫn từ: thanhthanh trong 27 Tháng Một, 2009, 07:01:10 PM

Chị Vân ơi! Chị có thể so sánh Quang tổng hợp với hóa tổng hợp được không ạ? (không phải riêng chị Vân đâu mà tất cả mọi người).Ai giúp được em xin đa tạ ^:)^ ^:)^.

À quên còn cả so sánh quang hợp và hô hấp . Em xin chân thành cảm ơn ^:)^

1, So sánh quang tổng hợp và hóa tổng hợp nè:

* Giống nhau: Đều là quá trình đồng hóa Cacbon để tổng hợp chất hữu cơ ở sinh vật qua hàng loạt các phản ứng khác nhau.

* Khác nhau: - Đối tượng :

+ QUang tổng hợp: Có ở cây xanh, vi khuẩn lam

+ Hóa tổng hợp: Có ở một số loại vi khuẩn như: Vi khuẩn Sắt, vi khuẩn Nito, vi khuẩn lưu huỳnh...

- Điều kiện xảy ra: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Quang tổng hợp: Cần có ánh sáng + Hóa tổng hợp: không cần có ánh sáng - Nguồn năng lượng:

+ Quang tổng hợp: Năng lượng ánh sáng mặt trời

+ Hóa tổng hợp: Năng lượng lấy từ sự oxi hóa các hợp chất hữu cơ - Nguồn H+(nguyên liệu)

+ Quang tổng hợp: Nước

+ Hóa tổng hợp: Các hợp chất hữu cơ - Mức độ tiến hóa:

+ Hóa tổng hợp: Là hình thức tự dưỡng xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất + Quang tổng hợp: Là hình thức tự dưỡng xuất hiện sau hóa tổng hợp

Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận

Gửi bởi: Bemap trong 31 Tháng Một, 2009, 02:47:28 PM

Trích dẫn từ: bé Vân trong 30 Tháng Một, 2009, 06:49:53 PM

Chị chẳng hiểu cái dấu "..." của em nó bao gồm cái gì nữa ;)).

*Pha sáng:

Một phần của tài liệu Thảo luận các kiến thức sinh học quan tâm (Trang 98 - 105)