VÍ DỤ: Ở cà chua:
A: thân cao > a: thân thấp B: quả tròn > b: quả bầu dục
Tiến hành 2 phép lai riêng rẽ giữa 2 cây cà chua cao-tròn với cà chua thấp- bầu dục. Kết quả phân tích kiểu hình ở thế hệ lai nhận được từ 2 phép lai trên cho thấy bên cạnh 2 kiểu hình của các cây bố mẹ còn xuất hiên 2 kiểu hình mới là những cây cà chua cao-bầu dục và thấp-tròn.
Mỗi kiểu hình mới ở phép lai 1 chiếm 10% và phép lai 2 chiếm 40%. Biện luận và viết SĐL.
Giải:
- 2 phép lai đều là lai phân tích. Ở F1 xuất hiện 4 kiểu hình chứng tỏ cây cao- tròn ở P cho 4 loại giao tử.
- Nếy là Di truyền phân li độc lập thì tỉ lệ F1 = 1:1:1:1 Tỉ lệ đề bài là do HVG.
Kiểu gen thấp-bầu dục có kiểu gen ab/ab chỉ cho giao tử ab -> Kiểu gen của 2 kiểu hình mới ở F1 là:
- Cây cao-bầu dục: Ab/ab - Cây thấp-tròn : aB/ab
*Phép lai 1: Tỉ lệ 2 kiểu hình mới Ab/ab = aB/ab = 10% + Ab/ab = 10% = 10%giao tử Ab * 100%ab
10% < 25% -> Ab là giao tử hoán vị.
+ aB/ab = 10% = 10%giao tử aB * 100%ab 10% < 25% -> aB là giao tử hoán vị.
Cây cao-tròn P1 cho 2 loại giao tử hoán vị Ab và aB có kiểu gen là AB/ab TSHVG = 10% + 10% = 20%
*Phép lai 2: tỉ lệ 2 kiểu hình mới AB/ab = aB/ab = 40% + Ab/ab = 40% = 40%giao tử Ab * 100%ab
40% > 25% -> Ab là giao tử liên kết.
+ aB/ab = 40% = 40%giao tử aB * 100%ab 40% > 25% -> aB là giao tử liên kết.
Cây cao-tròn P2 cho 2 loại giao tử liên kết là Ab và aB có kiểu gen: Ab/aB TSHVG = 100% - 2.40% = 20%
(Nguồn: Bài của chị Uyên, em copy sang :D) Tham khảo link sau:
http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=248.0 Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận
Gửi bởi: Mrs McCartney trong 24 Tháng ſáu, 2008, 10:54:37 PM
Trích dẫn từ: Bemap trong 22 Tháng ſáu, 2008, 03:17:27 PM
Các kỉ với các đại ở phần Tiến hóa nhỉ, hình như là có đấy chị ạ! Mà có nhiều nhất là phần Di truyền, mà chị Hằng học chuyên SInh mà. Lo gì môn Sinh :D
Lo nhất môn sinh :-S tốt nghiệp còn được có 8 đại học chắc gì ... vì chị không đầu tư môn sinh, chỉ học khối A thôi :-S
Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận
Gửi bởi: Bemap trong 24 Tháng ſáu, 2008, 11:04:15 PM
Trích dẫn từ: Mrs McCartney trong 24 Tháng ſáu, 2008, 10:54:37 PM Trích dẫn từ: Bemap trong 22 Tháng ſáu, 2008, 03:17:27 PM
Các kỉ với các đại ở phần Tiến hóa nhỉ, hình như là có đấy chị ạ! Mà có nhiều nhất là phần Di truyền, mà chị Hằng học chuyên SInh mà. Lo gì môn Sinh :D
Lo nhất môn sinh :-S tốt nghiệp còn được có 8 đại học chắc gì ... vì chị không đầu tư môn sinh, chỉ học khối A thôi :-S
Cứ tin vào tương lai tươi đẹp chị ạ! :D mà sao chị không add nick Y!M của em ? :-/(snow_flowers77)
Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận
Gửi bởi: meodien trong 25 Tháng ſáu, 2008, 10:03:58 AM
Em cảm thấy rất lúng túng trong phần tính xác suất sinh con của các cặp vợ chồng có gen lặn mang bệnh. Có ai đó cho em 1 cách tính rõ ràng không ạ? VD như đối với bài sau: Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Biết P có KG Aa. Hỏi xác suất cặp vợ chồng đó sinh được 3 người con trong đó có 2 đứa bình thường, một đứa mắc bệnh? xác suất dể sinh được 1 con trai bình thường và một con gái mắc bệnh?
Đây chỉ là mọt ví dụ thôi, còn nếu như cho em 1 công thức thì tốt quá Cám ơn cả nhà nhiều
Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận
Gửi bởi: Mrs McCartney trong 25 Tháng ſáu, 2008, 11:48:53 AM
Trích dẫn từ: meodien trong 25 Tháng ſáu, 2008, 10:03:58 AM
VD như đối với bài sau: Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Biết P có KG Aa. Hỏi xác suất cặp vợ chồng đó sinh được 3 người con trong đó có 2 đứa bình thường, một đứa mắc bệnh? xác suất dể sinh được 1 con trai bình thường và một con gái mắc bệnh? Đây chỉ là mọt ví dụ thôi, còn nếu như cho em 1 công thức thì tốt quá
Cám ơn cả nhà nhiều
Ngày trước Hiếu cũng có hỏi một bài dạng như thế này, theo tớ được biết thì sinh bao nhiêu con không quan trọng (nghĩa là tổng số con í)
Thứ nhất bố mẹ Aa x Aa => F1: 1AA 2Aa 1aa Một con bị bệnh sẽ có xác suất là 1/4
Hai con bị bệnh là 3/4 x 3/4
=> xác suất để sinh được 2 con bình thường và 1 con bị bệnh là : 1/4 x 3/4 x 3/4 =9/64
=> xác suất là 1/2 x 3/4 = 3/8
Để sinh được con gái là 1/2 , để con gái mắc bệnh là 1/4 => xác suất là 1/2 x 1/4 = 1/8
=> để sinh được một con trai bình thường và 1 con gái bệnh là : 3/8 x 1/8 = 3/64
Còn cách làm , thì có nhiều trường hợp thì sẽ dùng phép cộng còn để tất cả các trường hợp xảy ra thì sẽ dùng phép nhân :D
(Bài giải có gì sai sót xin được lượng thứ :l> ) Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận
Gửi bởi: cotich_anhvaem trong 05 Tháng Bảy, 2008, 10:40:36 AM
Voi nó thở chỗ nào nhỉ? :-?
Khi xem phim tài liệu, thấy nó thường dùng vòi lấy cát rồi phun lên lưng, nó làm thế để làm gì ạ? :-?
Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận
Gửi bởi: Bemap trong 05 Tháng Bảy, 2008, 05:07:34 PM
Trích dẫn từ: cotich_anhvaem trong 05 Tháng Bảy, 2008, 10:40:36 AM
Voi nó thở chỗ nào nhỉ? :-?
Khi xem phim tài liệu, thấy nó thường dùng vòi lấy cát rồi phun lên lưng, nó làm thế để làm gì ạ? :-?
Voi thở bằng vòi đó chị đó, đấy là phần mũi của nó do tiến hóa thích nghi mà bị kéo dài ra!
Còn voi dùng vòi phun cát lên lưng là vì lúc ấy chắc nó mới tắm xong, da voi trong dày thế nhưng có những chỗ da non rất mỏng và là nơi rất thuận lợi cho mấy con hút máu (ruồi, muỗi, bọ chét...) an cư lạc nghiệp. Mà đốt thì nó đau mà đau thì nó phải tự vệ :)) Cái chính là lúc nó tắm xong, các huyết quản dưới da trươnng lên --> da cũng căng lên và tỏa ra mùi vị hấp dẫn mấy cái con hút máu kia. Và để phản công, tự vệ nó trát lên một lớp bùn hoặc cát để tạo 1 lớp màng bảo vệ( như áo giáp ấy)
Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận
Gửi bởi: cotich_anhvaem trong 05 Tháng Bảy, 2008, 07:37:11 PM
:-? Có lần thấy nó không đi tắm mà vẫn phun cát lên lưng? Chị cứ tưởng nó chống nóng :|
Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận
Gửi bởi: Bemap trong 05 Tháng Bảy, 2008, 08:16:58 PM
Vậy ạ, chắc cũng là để chống mấy cái con hút máu đấy, mấy con đấy là ghê lắm ;;)
Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận
Gửi bởi: twinkle_sparkle trong 06 Tháng Bảy, 2008, 04:32:49 PM
Cho tớ hỏi câu này... có vẻ hơi kì cục một tí ... Tại sao khi bị muỗi đốt người ta lại bị ngứa :-? Và tại sao khi ngứa phải ...gãi ~X(
Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận
Gửi bởi: TraiTimVietNam trong 06 Tháng Bảy, 2008, 06:03:40 PM
Muỗi đốt bị ngứa là do nó tiết axit lên da. Còn vì sao gãi thì .... hỏi Chúa =))
Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận
Gửi bởi: Bemap trong 07 Tháng Bảy, 2008, 11:31:31 PM
Trích dẫn từ: twinkle_sparkle trong 06 Tháng Bảy, 2008, 04:32:49 PM
Cho tớ hỏi câu này... có vẻ hơi kì cục một tí ... Tại sao khi bị muỗi đốt người ta lại bị ngứa :-? Và tại sao khi ngứa phải ...gãi ~X(
Ngứa là do hiện tượng giải phóng histamin và các hóa chất trung gian như bradykinin và một số cytokin khác từ tế bào Mastocyte gây nên. Các chất này không chỉ gây ngứa mà còn làm giãn các mạch máu tại chỗ làm cho vùng da bị ngứa bị đỏ hơn những vùng xung quanh. Sự giãn mạch này càng làm tăng lượng máu tập trung đến chỗ bị tổn thương và càng tạo ra nhiều những chất gây ngứa ở trên tạo nên 1 vòng thông đến vùng đó trong 1 khoảng thời gian ngắn và làm cho ta hết ngứa.
Ngứa, các thông tin sẽ được truyền về não bộ gây 1 phản xạ vô điều kiện là gãi(thực chất là tác dụng lên các đầu mút thần kinh cảm giác để chúng
chuyển dần từ trạng thái ngứa snag trạng thái đau rồi đến khi trung hòa). Gãi tác dụng lực cơ học làm ngăn lượng máu lưu thông đến vùng da bị ngứa trong thời gian ngắn và khiến ta hết ngứa.
sự kết thúc khi các chất trên chuyển hóa hoàn toàn thành chất khác.
Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận
Gửi bởi: meodien trong 08 Tháng Bảy, 2008, 06:48:27 PM
Nếu thích thì ta có thể không gãi cũng được mà (đố đấy!!! hehe)
Đùa thôi! Vậy sao có những khi không bị con gì đốt mà vẫn ngứa??? (Hổng có phải là ghẻ đâu à nha)
Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận
Gửi bởi: dieukidieu trong 09 Tháng Bảy, 2008, 09:45:11 AM
Tại sao khi đi ngoài trời nắng nhiều lúc ta thấu ngứa toàn thân?
Ngứa là do hiện tượng giải phóng histamin và các hóa chất trung gian như
bradykinin và một số cytokin khác từ tế bào Mastocyte gây nên. Những thuật ngữ trên ???
Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận
Gửi bởi: ben_sinh_nhat trong 09 Tháng Bảy, 2008, 09:58:49 PM
Vì Vk E.coli đấ áp ứng được những nhu cầu và mục đích cụ thể của con người . Vk E.Coli dễ dung hợp với ADN của các TB cho khác, tốc độ gia tăng số lượng rất nhanh ( cứ 30 phút lại tự nhân đôi ) nhờ thế mà đã tạo ra được một khối lượng lớn sản phẩm sinh học mong muốn tương ứng với gen đã ghép vào plasmit !! Con Vk E.Coli này ba phải quá ha ( lúc thì gây bệnh lúc thì xhữa bệnh )
Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận
Gửi bởi: ben_sinh_nhat trong 09 Tháng Bảy, 2008, 10:11:39 PM
Vì Vk E.Coli co ADN dẽ dung hợp với ADN của các loài khác thông qua ADN plasmit làm thể truyền, mặt khác E.Coi có tốc độ gia tăng số lượng rất nhanh ( 30 phút lại tự nhân đôi ) vì ại chế nó sẽ sản xuất ra một số lượng lớn sản phẩm tương ứng với gen đã ghép vào plasmit !!! ( Con E.Coli này 3 phải quá nhỉ ! lúc thì gây bệnh lúc thì lại chữa bệnh ) Hi Hi
Gửi bởi: Bemap trong 13 Tháng Bảy, 2008, 04:48:41 PM
Trích dẫn từ: dieukidieu trong 09 Tháng Bảy, 2008, 09:45:11 AM
Tại sao khi đi ngoài trời nắng nhiều lúc ta thấu ngứa toàn thân?
Ngứa là do hiện tượng giải phóng histamin và các hóa chất trung gian như bradykinin và một số cytokin khác từ tế bào Mastocyte gây nên.
Những thuật ngữ trên ???
Vào mùa nắng, da chúng ta rất dễ bị ngứa hoặc nổi mẩn đỏ. Các mẩn đỏ sưng phù, màu hồng nhạt, thấy rõ các lỗ chân lông trên bề mặt. Tổn thương xuất hiện khi có một số yếu tố nguy cơ và lặn sau đó trong vòng vài giờ. Tình trạng này được gọi là mề đay.
Các nguyên nhân thường gặp trong trường hợp này là do: - Khí hậu nóng
- Ánh nắng mặt trời - Mạt bụi nhà
- Cọ xát, tỳ đè
- Các yếu tố ô nhiễm trong môi trường (do việc xây sửa nhà thường diễn ra nhiều hơn vào mùa này…)
- Xác, trứng, các chất chuyển hóa của ký sinh trùng trong cơ thể. Việc điều trị bao gồm hai yếu tố:
1. Tuân thủ các biện pháp phòng ngừa:
- Tạo môi trường xung quanh (phòng ngủ, phòng làm việc…) thoáng mát - Mặc quần áo bằng các chất liệu thoáng mịn như coTTn chẳng hạn
- Tránh để da bị tỳ đè, cọ xát do quần áo hoặc phụ trang chật chội
- Không nên nặn mụn hoặc cào gãi tổn thương bởi vì thao tác này sẽ làm nổi thêm nhiều tổn thương mới và tạo nên một vòng luẩn quẩn ngày càng ngứa nhiều hơn
- Tắm bằng nước mát ở nhiệt độ phòng, không dùng bông tắm để cọ rửa. 2. Dùng thuốc chống dị ứng:
- Các thuốc kháng histamin H1 thế hệ mới ít gây buồn ngủ như Cetirizine, Loratadine, Levocetirizine, Desloratadine… uống mỗi ngày trong vài tuần - Nếu vẫn nổi tổn thương mới có thể kết hợp với thuốc kháng histamin H1 thế hệ cũ như Chlorpheniramine, Hydroxyzine… uống vào buổi tối (vì thuốc gây buồn ngủ) hoặc có thể kết hợp hai thứ thuốc thuộc hai nhóm kháng histamin H1 thế hệ mới khác nhau.
Nếu sau vài tuần tình trạng vẫn chưa khỏi, bạn nên đến khám tại các cơ sở chuyên khoa da liễu.
http://vietbao.vn/Suc-khoe/Di-ung-mua-nong/40259651/252/ (http://vietbao.vn/Suc-khoe/Di-ung-mua-nong/40259651/252/)
Histamin là một acid amin có gốc CO2 và cấu tạo từ Histadin. Khi mất CO2, Histadin biến thành Histamin.
Histamin là chất độc, nhưngtồn tại ở ngưỡng cho phép trong cơ thể(nhờ có enzim Histamin kiểm soát) thì hoàn toàn vô hại và còn có tác dụng trong vận mạch như làm giãn các mao mạch máu, làm tăng tính thẩm thấu của các mao quản, nhờ vậy mà nước, protein, hồng cầu mới thoát được ra ngoài mao quản làm cho các tổ chức xung quanh ứ nước phù nề, đồng thời làm hạ huyết áp động mạch. Đối với cơ trơn như khí quản, ruột non, dạ con thì làm các cơ quan này co bóp lại, gây nên cơn hen, đau bụng. Với hệ bài tiết, sẽ làm tăng bài tiết (trừ sữa và mồ hôi), tăng tiết dịch vị, tăng tiết Adrenaline.
Khi nó được sinh ra nhiều quá trong cơ thể(mà enzim histaminza không tiêu hủy hết) sẽ gây mẩn ngứa, nổi mày đày...
Bradykinin là một trong các kinin huyết tương, có vai trò quan trọng trong phản ứng viêm (gây giãn mạch, tăng tính thấm mao mạch, và gây đau); cùng với histamin, leucotrien, prostaglandin, các kinin cũng là chất trung gian hóa học của quá trình viêm.
Cytokin là những peptid giống hormon protein có trọng lượng phân tử thấp, được sản xuất chủ yếu bởi các tế bào lympho đã được hoạt hóa và đại thực bào là những tế bào có vai trò lớn trong miễn dịch học lao và các bệnh phổi cũng như trong nhiều bệnh khác. Cytokin còn được sản xuất từ một số các tế bào khác như tế bào thần kinh, tế bào biểu mô, nguyên bào xơ, tế bào tuyến ruột... Nếu cytokin được sản xuất từ tế bào lympho được hoạt hóa thì chất này được gọi là lymphokin, từ đại thực bào thì được gọi là monokin.
Tế bào Mastocyte là một loại tế bào bạch cầu do histamin kết hợp với heparin được giữ lại trong các hạt nằm trong một loại tế bào bạch cầu.
Đó là một số chất trong thành phần của cơ thể bạn ạ! Bạn có tham khảo thêm sách Hóa sinh. Có thể sẽ hiểu hơn về các thuật ngữ này. :D
Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận
Gửi bởi: doigiayvuong trong 01 Tháng Tám, 2008, 01:55:30 PM
Cho em hỏi, vì sao khi tắm lâu trong nước lạnh, da tay lại nhăn nheo hết lên :-/
Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận
Trích dẫn từ: doigiayvuong trong 01 Tháng Tám, 2008, 01:55:30 PM
Cho em hỏi, vì sao khi tắm lâu trong nước lạnh, da tay lại nhăn nheo hết lên :-/
Do hiện tượng nhược trương. Da tay bị mất nước nên sinh ra nhăn nheo thế :D
Tiêu đề: Re: Thắc mắc - Thảo luận